Tổ thành thực vật thân gỗ

Một phần của tài liệu Đánh giá đa dạng thực vật thân gỗ kiểu rừng trên núi đất độ cao trên 800m thuộc khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc (Trang 40 - 41)

Kiểu rừng này phân bố chủ yếu trên khu vực đỉnh Tam Sao với diện tích không lớn, là kiểu thảm thực vật rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên

núi đất có độ cao trung bình, đây là một kiểu rừng rất ít có tại khu vực Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc. Đây là kiểu rừng chưa chịu sự tác động lớn của con người, cấu trúc 1 tầng cây gỗ, 1 tầng cây bụi và tầng thảm tươi. Cấu trúc tổ thành thực vật thân gỗ của kiểu rừng này được thể hiện ở Bảng 4.1.

Qua Bảng 4.1, ta thấy tổ thành thực vật thân gỗ có sự khác nhau ở các ô tiêu chuẩn. Các loài cây tham gia vào công thức tổ thành của kiểu rừng bao gồm: Trai đỏ, Nhãn rừng , Xoan nhừ, Găng Việt Nam, Kháo lá nhỏ, Sếu hôi, Kháo lá to, Thôi ba, Sến nạc, Thị rừng, Vàng tâm, Chân chim, Muồng trắng, Dẻ gai.

Bảng 4.1. Cấu trúc tổ thành thực vật thân gỗ kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa á nhiệt đới độ cao trên 800 m

ÔTC Công thức tổ thành 1 40,023 Trd + 7,28 Nhr + 4,95 Gvn + 47,74 LK 2 18,13 Klt + 13,87 Sn + 10,52Thb + 8,77 Chm + 7,02 Thr + 5,37 Chc + 4,62 Tnl + 38,72 LK 3 22,87 Mt + 11,60 Trd + 5,73 Klt + 5,73 Thb + 1,21 Chm + 52,86 LK (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) Chú thích:

- Trđ: Trai đỏ ` - Nhr: Nhãn rừng - Gvn: Găng Việt Nam - Klt: Kháo lá to - Thb: Thôi ba - Sn: Sến nạc

- Thr: Thị rừng - Chm: Chòi mòi - Mt: Muồng trắng - Chc: Chân chim - Tnl: Trường năm lá - LK: Loài khác

Một phần của tài liệu Đánh giá đa dạng thực vật thân gỗ kiểu rừng trên núi đất độ cao trên 800m thuộc khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc (Trang 40 - 41)