Điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế của khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá đa dạng thực vật thân gỗ kiểu rừng trên núi đất độ cao trên 800m thuộc khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc (Trang 25)

2.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu

2.3.1.1. V trí địa lý

Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc có diện tích là: 1.788 ha, diện tích vùng đệm 7.508 ha. Diện tích rừng tự nhiên chiếm trên 92 % tổng diện tích KBT, diện tích rừng ở đây chủ yếu nằm trên núi đá. Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc nằm chủ yếu trên địa phận hai thôn Nà Dạ và thôn Bản Khang xã Xuân Lạc - huyện Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn, có tọa độ địa lý 220017’- 22019’ và 105028’- 105033’E [7].

- Phía Bắc giáp thôn Bản Eng và Bản Tưn xã Xuân Lạc - huyện Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn.

- Phía Tây giáp xã Thanh Tương và Vĩnh Yên - huyện Na Hang - tỉnh tuyên Quang.

- Phía Đông giáp Thôn Cốc Tộc xã Đồng Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.

- Phía Nam giáp thôn Phia Khao, thôn Khuổi Kẹn xã Bản Thi - Chợ Đồn - Bắc Kạn.

2.3.1.2. Điu kin khí hu, thy văn

* Khí hậu: Theo số liệu khí hậu thuỷ văn của huyện Chợ Đồn thì khu vực

xã Xuân Lạc và xã Bản Thi có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10, mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

- Nhiệt độ trung bình hàng năm là 20.10C

- Lượng mưa trung bình là 153mm phân bố không đều giữa các tháng trong năm.

- Sương muối mùa đông thường xuất hiện 1 đến 2 đợt.

* Thuỷ văn: Trong khu vực có một con suối chính bắt nguồn từ xã Vĩnh

Yên huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang chảy theo hướng Tây - Bắc, qua các thôn Nà Dạ, Bản Eng, Bản Tưn, Bản Ó và Tà Han của xã Xuân Lạc rồi đổ ra Hồ Ba Bể OTC dài suối dài khoảng 9km.

2.3.1.3. Đặc đim địa hình

Khu bảo tồn loài sinh cảnh Nam Xuân Lạc có địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh, chủ yếu là rừng trên núi đá vôi ở miền Bắc Việt Nam, với độ cao trung bình từ 400 m đến 800 m so với mực nước biển, đỉnh cao nhất 1.159 m, đi lại khó khăn và chia thành 2 vùng rõ rệt: Vùng núi đá và vùng núi đất.

2.3.1.4. Đặc đim hđộng thc vt

* Về thực vật

Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc là hệ sinh thái rừng kín thường xanh cây lá rộng ẩm cận nhiệt đới ở phía Bắc Việt Nam có giá trị bảo tồn cao. Các loài thực vật quý hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng trong Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc được liệt kê trong bảng sau [6]:

Bảng 2.1: Các loài thực vật quý hiếm tại KBTL & SC Nam Xuân Lạc

Tên khoa học Tên Việt Nam Sách đỏ

VN 2007

Acanthopanax trifoliatus Ngũ gia bì gai EN

Guihaia grossfibrosa Hèo sợi to EN

Garcinia fagraeoides Trai lý EN

Anamocarya sinensis Chò đãi EN

Cinnamomum parthenoxylon Re hương CR

Cycas balansae Thiên tuế VU

Flickingeria vietnamensis Lan phích EN

Anoectochius calcareous Aver Lan Kim Tuyến đá vôi EN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Morinda officinalis Ba kích EN

Madhuca pasquieri Sến mật EN

Camellia pleurocarpa Chè hoa vàng EN

Aquilaria crassna Trầm hương EN

Lithocarpus finetii Sồi đấu đứng EN

Manglietia fordiana Vàng tâm VU

Nageia fleuryi Kim giao EN

Anoectochilus setaceus Kim tuyến EN

Paphiopedilum henryanum Hài henry CR

Nervilia fordii Thanh thiên quỳ EN

Gynostemma pentaphyllum Dần toòng EN

Lysimachia chenii Trân châu chen EN

* Vềđộng vật

Theo các kết quả điều tra đã thống kê về khu hệ động vật và ghi nhận sự có mặt của 29 loài thú thuộc 04 bộ, 12 họ, 47 loài chim thuộc 09 bộ, 21 họ và 12 loài bò sát thuộc 06 họ. Chính sự có mặt của các loài này đã làm cho KBT loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc trở thành một trong những khu vực được ưu tiên bảo tồn cao ở miền Bắc Việt Nam .

2.3.2. Tình hình dân cư kinh tế

Khu bảo tồn tiếp giáp và nằm trên địa bàn của xã Xuân Lạc, Đồng Lạc và Bản Thi, với tổng số 1.732 hộ, 7.608 khẩu, phần lớn là đồng bào Dao, Tày và Mông.

Theo quy hoạch của UBND tỉnh Bắc Kạn thì vùng đệm của KBT có diện tích 7.508 ha thuộc 9 thôn: Nà Dạ, Bản Eng, Bản Tưng (xã Xuân Lạc), Khuổi Kẹn, Kéo Nàng, Phia Khao (Bản Thi) và Nà Án, Cốc Tộc (xã Đồng Lạc). Dân số vùng đệm là 1.709 người, 410 hộ. Mật độ dân số ở xã Bản Thi là 29 người/km2, Xuân Lạc là 35 người/km2 và Đồng Lạc là 65 người/km2. Có 6 hộ với 32 nhân khẩu hiện đang sinh sống bên trong vùng lõi của KBT gồm 4 hộ ở xã Bản Thi và 2 hộ ở xã Xuân Lạc.

Dân tộc thiểu số chiếm 89,5% ở các xã xung quanh KBT với các dân tộc Dao, Mông, Tày, Nùng và Hoa, trong đó phần lớn là người Dao, Tày và Mông. Trước đây họ cư trú rải rác trên các sườn núi và thung lũng, từ những năm 1980 bắt đầu định cư tập trung thành bản làng theo chương trình Định canh định cư của chính phủ. Mỗi dân tộc có đặc trưng văn hóa riêng và và có nhiều điểm tương đồng nên các sinh hoạt văn hóa ở vùng đệm khá phong phú.

Bảng 2.2. Dân số, dân tộc và tình trạng đói nghèo ở các xã KBT TT Diện tích tự nhiên (ha) Số thôn Dân số Số hộ nghèo (hộ (%) Thành phần dân tộc Số hộ khẩu Số Kinh (số khẩu (%)) Thiểu số (số khẩu (%)) Tên dân tộc thiểu số 1 Bản Thi 6.499 9 506 1.901 42 (8,3) 669 (35,2) 1.232 (68,8) Dao, Tày, H’mông, Nùng, Hoa 2 Đồng Lạc 3.662 10 557 2.378 96 (17,2) 131 (5,5) 2.247 (94,5) Dao, H’mông 3 Xuân Lạc 8.421 14 669 3.329 388 (50,5) - 3.329 (100) Tày, Dao, H’Mông Tổng 18.582 33 1.732 7.608 526 (30,4) 800 (10,5) 6.808 (89,5) - (Nguồn: UBND các xã vùng đệm, tháng 11/2012)

Ở 9 thôn vùng đệm của KBT người Kinh chiếm khoảng 5% còn lại là dân tộc thiểu số. Các hộ người Kinh chủ yếu là buôn bán, khai thác khoáng sản, công nhân viên nhà nước. Các hộ người Kinh tập trung ở xã Bản Thi với 35% chủ yếu là công nhân khai thác khoáng sản nơi có mỏ quặng Sunfua Kẽm lộ thiên với trữ lượng lớn. Các hộ sinh sống bên trong vùng lõi của KBT đều là người Dao, họ sống và canh tác bên trong KBT từ lâu đời, chủ yếu là làm rẫy và thu hái lâm sản theo mùa. Ở xã Đồng Lạc chỉ có 19 hộ người Kinh chiếm 3% còn lại xã Xuân Lạc gần như 100% là người dân tộc thiểu số.

2.3.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp

Nguồn thu nhập chính của cư dân vùng đệm KBT là lúa nước và các loại cây trồng nông nghiệp như ngô, sắn, khoai tàu, các loại đậu. Do địa hình đất dốc

nên loại hình canh tác chính là nương rẫy. Mặc dù nông dân có kinh nghiệm trồng lúa nước nhưng năng xuất nhìn chung không cao. Năng suất một số cây trồng chính ở vùng đệm trong năm 2011 như sau:

Bảng 2.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp năm 2011

Lúa Ngô Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Bản Thi 61 40 255 61 40 255 Đồng Lạc 222 46 1.080 74 43 311 Xuân Lạc 183 43 784 206 37 764

(Nguồn: UBND các xã Bản Thi, Đồng Lạc và Xuân Lạc)

Ngoài nguồn thu từ các loại cây trồng nông nghiệp; cây công nghiệp ngắn ngày cũng đóng vai trò quan trọng trong thu nhập của người dân vùng đệm như cây Dong riềng, Sắn. Các loại cây dài ngày chưa phát triển, cây ăn quả chủ yếu là Hồng và Chuối. Cây lâm nghiệp chủ yếu là Xoan và Mỡ được trồng rải rác ở khu vực nương rẫy. Trong những năm gần đây UBND huyện Chợ Đồn bắt đầu khuyến khích người dân trồng cây Keo để thay thế cây Mỡ.

Đất trồng lúa và các loại cây hoa màu chiếm 7% diện tích tự nhiên (bình quân chưa đến 0,2 ha/người). Đất cho các loại cây lâu năm chỉ có 18 ha dùng để trồng cây Hồng không hạt. Các loại cây lâm nghiệp được trồng xen ở khu vực canh tác nương rẫy và trong rừng sản xuất.

Đất rừng chiếm 70% diện tích tự nhiên ở 3 xã vùng đệm với đầy đủ 3 loại rừng, trong đó rừng đặc dụng KBT Nam Xuân Lạc chiếm 14% diện tích đất lâm

nghiệp. Rừng sản xuất có diện tích lớn nhất, chiếm 56% diện tích đất lâm nghiệp (7.147 ha) còn lại là rừng phòng hộ chiếm 30%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phần lớn diện tích đất canh tác ở vùng đệm chưa có sổ đỏ, công tác đo đạc và cấp sổ đỏ tiến hành chậm nên nhiều hộ không có sổ đỏ không tiếp cận được với các nguồn tín dụng tại địa phương. Các loại cây trồng chính và diện tích của chúng được trình bày ở Bảng 2.4. Qua số liệu ở Bảng 2.4 cho thấy 2 loại cây lương thực chính được trồng ở cả vùng đệm là lúa và ngô. Diện tích lúa rẫy chiếm số lượng tương đối lớn đất canh tác, nhưng thiếu số liệu thống kê do việc phát nương làm rẫy bị nghiêm cấm. Phần lớn lúa rẫy được canh tác ở khu vực rừng sản xuất. Các loại đậu là cây trồng mang lại thu nhập cao nhất trong các loại cây trồng nông nghiệp ở vùng đệm. Các loại rau chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của người dân vùng đệm, được trồng nhiều ở xã Đồng Lạc, ở các xã khác có diện tích không đáng kể.

Bảng 2.4. Cây trồng ở vùng đệm

TT Cây nông nghiệp, hoa màu (ha) Cây dài ngày (ha)

Lúa Ngô Sắn Khoai Rau Đậu Hồng Xoan

1 Bản Thi 61 91 6 5 - 14 10 20

2 Đồng

Lạc 222 79 25 23 - 18 8 13

3 Xuân Lạc 183 206 23 2 28 115 - 30

Tổng 466 376 54 30 28 147 18 63

(Nguồn: Báo cáo Kinh tế xã hội năm 2011 của UBND các xã vùng đệm)

Diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ quá nhỏ so với tổng diện tích. Trong đó đất trồng lúa, màu bình quân 383m2/khẩu. Sản phẩm trồng trọt chủ yếu là lúa nước, ngô, lúa nương, sắn... Trong khu vực không có hoạt động sản xuất lâm nghiệp của các Lâm trường. Khai thác gỗ của nhân dân mà chủ yếu là thu hái lâm sản tự phát.

Trước đây, lâm sản chính do người dân khai thác từ rừng chủ yếu là gỗ, các loài động vật để phục vụ làm nhà và làm nguồn thực phẩm, đôi khi trở thành hàng hoá. Từ khi thành lập Khu bảo tồn, thực hiện giao đất giao rừng, lực lượng kiểm lâm đã cắm bản cùng người dân tham gia bảo vệ rừng thì hiện tượng khai thác gỗ và săn bắn thú rừng bừa bãi không còn xảy ra thường xuyên, công khai như trước [6].

2.3.4. Nhận xét chung về những thuận lợi và khó khăn của địa phương

* Thuận lợi

- Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn

có diện tích đất đai rộng lớn và tính chất đất còn tốt do vậy đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho sự đa dạng về thành phần loài và hệ sinh thái của địa phương.

- Địa hình phức tạp hiểm trở do vậy việc khai thác trái phép và các hoạt động làm suy giảm giá trị ĐDSH ít.

* Khó khăn

- Khu bảo tồn có hệ động thực vật phong phú là nơi nhòm ngó của các đối tượng khai thác trái phép tài nguyên thiên nhiên, địa hình hiểm trở khiến cho công tác quản lý và bảo vệ còn gặp khó khăn.

Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng và phạm vi

- Đối tượng: Đa dạng thực vật thân gỗ và các yếu tố tác động đến đa dạng thực vật thân gỗ.

- Phạm vi nghiên cức thực vật thân gỗ tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm nghiên cứu: Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.

- Thời gian nghiên cứu: Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ 15/08/2014 đến 20/12/2014.

3.3. Nội dung nghiên cứu

Để đáp ứng các mục tiêu đặt ra, đề tài tiến hành nghiên cứu một số nội dung sau:

- Mô tả cầu trúc của kiểu rừng thường xanh trên núi đất độ cao trên 800m tại khu bảo tồn

- Nghiên cứu tính đa dạng của thực vật thân gỗ của kiểu rừng thường xanh trên núi đất độ cao trên 800m tại khu bảo tồn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thống kê thực vật thân gỗ của kiểu rừng thường xanh trên núi đất độ cao trên 800m tại khu bảo tồn

- Nghiên cứu xác định các loài cây gỗ có giá trị bảo tồn cao và khả năng tái sinh tự nhiên của thực vật thân gỗ

- Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển thực vật thân gỗ, đặc biệt là những loài cây quý hiếm

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu có sẵn

- Đề tài kế thừa số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại khu vực nghiên cứu.

- Kế thừa các tài liệu hiện có để hệ thống hoá các thông tin đã có liên quan đến nội dung của đề tài.

3.4.2. Phương pháp thu nhập tài liệu hiện trường

3.4.2.1. Điu tra tng th các thm thc vt và xác định đối tượng nghiên cu

Do không thể điều tra được toàn bộ diện tích trong khu vực nghiên cứu, nên để điều tra được một cách đầy đủ và mang tính đại diện, trên cơ sở tài liệu thu thập được về diện tích đất đai và bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng, bản đồ địa hình, chúng tôi tiến hành lập các tuyến điều tra để xác định phân bố của các đối tượng nghiên cứu, dự kiến địa điểm bố trí ô tiêu chuẩn. Tuyến điều tra được xác định đại diện cho khu vực nghiên cứu đảm bảo bao quát toàn bộ các dạng địa hình và các quần xã thực vật rừng ở khu vực nghiên cứu và được lập vuông góc và song song với đường đồng mức. Trong giám sát thảm thực vật, chọn các tuyến cố định và khu vực quan sát có chiều rộng nhất định, dọc theo 2 bên tuyến (để thống kê và quan sát phân bố các loài cây gỗ, người ta thường chọn khu vực có chiều rộng 20 - 40 m dọc theo tuyến (mỗi bên 10 - 20 m).

Trên tuyến, tiến hành ghi chép đặc điểm các kiểu thảm thực vật hoặc các sinh cảnh, thống kê các loài thực vật đã gặp và các tác động tự nhiên hay do con người lên thảm thực vật.

3.4.2.2. Điu tra thu thp s liu trên ô tiêu chun

Việc lập ô tiêu chuẩn trên núi đá vôi là một việc làm hết sức khó khăn, do đó với mỗi trạng thái rừng hoặc quần xã thực vật rừng khác nhau, đề tài tiến hành lập các OTC điển hình tạm thời và thu thập những thông tin theo phương pháp điều tra lâm học, diện tích ô tiêu chuẩn được thay đổi tùy theo trạng thái thảm thực vật và có kích thước 100 m2 (10 x 10m), 400 m2 (20 x 20m), 1600 m2 (40 x 40m) và 2500 m2 (50 x 50m). Dùng GPS để xác định độ cao so với mặt biển và tọa độ của ô tiêu chuẩn, vị trí phân bố của một số loài quý hiếm.

* Phương pháp điều tra tầng cây gỗ

Trong ô tiêu chuẩn đo đếm và định vị các loại cây gỗ (cao trên 7 m) và cây bụi (cao trên 1 m), cần ghi tên của tất cả các cây gỗ và cây bụi trong ô, cây nào chưa biết tên sẽ lấy tiêu bản và đánh số vào phiếu để định loại.

Đối với cây gỗ sẽ đo đếm các chỉ tiêu sau:

- Đường kính thân cây tại độ cao ngang ngực (D1,3, cm) được đo bằng thước kẹp kính với độ chính xác đến mm, đo theo hai hướng Đông - Tây và Nam - Bắc, sau đó lấy trị số bình quân.

- Chiều cao vút ngọn (HVN, m) và chiều cao dưới cành (HDC, m) được đo bằng thước Blumeleiss với độ chính xác đến dm.

- Đường kính tán lá (DT, m) được đo bằng thước dây có độ chính xác đến dm, đo hình chiếu tán lá trên mặt phẳng ngang theo hai hướng Đông - Tây và Nam - Bắc, sau đó lấy trị số bình quân.

Các số liệu đo đếm được ghi vào mẫu biểu 01(Xem Phụ lục).

Một phần của tài liệu Đánh giá đa dạng thực vật thân gỗ kiểu rừng trên núi đất độ cao trên 800m thuộc khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc (Trang 25)