Tình hình sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá đa dạng thực vật thân gỗ kiểu rừng trên núi đất độ cao trên 800m thuộc khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc (Trang 29 - 32)

Nguồn thu nhập chính của cư dân vùng đệm KBT là lúa nước và các loại cây trồng nông nghiệp như ngô, sắn, khoai tàu, các loại đậu. Do địa hình đất dốc

nên loại hình canh tác chính là nương rẫy. Mặc dù nông dân có kinh nghiệm trồng lúa nước nhưng năng xuất nhìn chung không cao. Năng suất một số cây trồng chính ở vùng đệm trong năm 2011 như sau:

Bảng 2.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp năm 2011

Lúa Ngô Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Bản Thi 61 40 255 61 40 255 Đồng Lạc 222 46 1.080 74 43 311 Xuân Lạc 183 43 784 206 37 764

(Nguồn: UBND các xã Bản Thi, Đồng Lạc và Xuân Lạc)

Ngoài nguồn thu từ các loại cây trồng nông nghiệp; cây công nghiệp ngắn ngày cũng đóng vai trò quan trọng trong thu nhập của người dân vùng đệm như cây Dong riềng, Sắn. Các loại cây dài ngày chưa phát triển, cây ăn quả chủ yếu là Hồng và Chuối. Cây lâm nghiệp chủ yếu là Xoan và Mỡ được trồng rải rác ở khu vực nương rẫy. Trong những năm gần đây UBND huyện Chợ Đồn bắt đầu khuyến khích người dân trồng cây Keo để thay thế cây Mỡ.

Đất trồng lúa và các loại cây hoa màu chiếm 7% diện tích tự nhiên (bình quân chưa đến 0,2 ha/người). Đất cho các loại cây lâu năm chỉ có 18 ha dùng để trồng cây Hồng không hạt. Các loại cây lâm nghiệp được trồng xen ở khu vực canh tác nương rẫy và trong rừng sản xuất.

Đất rừng chiếm 70% diện tích tự nhiên ở 3 xã vùng đệm với đầy đủ 3 loại rừng, trong đó rừng đặc dụng KBT Nam Xuân Lạc chiếm 14% diện tích đất lâm

nghiệp. Rừng sản xuất có diện tích lớn nhất, chiếm 56% diện tích đất lâm nghiệp (7.147 ha) còn lại là rừng phòng hộ chiếm 30%.

Phần lớn diện tích đất canh tác ở vùng đệm chưa có sổ đỏ, công tác đo đạc và cấp sổ đỏ tiến hành chậm nên nhiều hộ không có sổ đỏ không tiếp cận được với các nguồn tín dụng tại địa phương. Các loại cây trồng chính và diện tích của chúng được trình bày ở Bảng 2.4. Qua số liệu ở Bảng 2.4 cho thấy 2 loại cây lương thực chính được trồng ở cả vùng đệm là lúa và ngô. Diện tích lúa rẫy chiếm số lượng tương đối lớn đất canh tác, nhưng thiếu số liệu thống kê do việc phát nương làm rẫy bị nghiêm cấm. Phần lớn lúa rẫy được canh tác ở khu vực rừng sản xuất. Các loại đậu là cây trồng mang lại thu nhập cao nhất trong các loại cây trồng nông nghiệp ở vùng đệm. Các loại rau chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của người dân vùng đệm, được trồng nhiều ở xã Đồng Lạc, ở các xã khác có diện tích không đáng kể.

Bảng 2.4. Cây trồng ở vùng đệm

TT Cây nông nghiệp, hoa màu (ha) Cây dài ngày (ha)

Lúa Ngô Sắn Khoai Rau Đậu Hồng Xoan

1 Bản Thi 61 91 6 5 - 14 10 20

2 Đồng

Lạc 222 79 25 23 - 18 8 13

3 Xuân Lạc 183 206 23 2 28 115 - 30

Tổng 466 376 54 30 28 147 18 63

(Nguồn: Báo cáo Kinh tế xã hội năm 2011 của UBND các xã vùng đệm)

Diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ quá nhỏ so với tổng diện tích. Trong đó đất trồng lúa, màu bình quân 383m2/khẩu. Sản phẩm trồng trọt chủ yếu là lúa nước, ngô, lúa nương, sắn... Trong khu vực không có hoạt động sản xuất lâm nghiệp của các Lâm trường. Khai thác gỗ của nhân dân mà chủ yếu là thu hái lâm sản tự phát.

Trước đây, lâm sản chính do người dân khai thác từ rừng chủ yếu là gỗ, các loài động vật để phục vụ làm nhà và làm nguồn thực phẩm, đôi khi trở thành hàng hoá. Từ khi thành lập Khu bảo tồn, thực hiện giao đất giao rừng, lực lượng kiểm lâm đã cắm bản cùng người dân tham gia bảo vệ rừng thì hiện tượng khai thác gỗ và săn bắn thú rừng bừa bãi không còn xảy ra thường xuyên, công khai như trước [6].

Một phần của tài liệu Đánh giá đa dạng thực vật thân gỗ kiểu rừng trên núi đất độ cao trên 800m thuộc khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc (Trang 29 - 32)