Môn học ph−ơng pháp dạyhọc bộ môn Cơ khí động lực

Một phần của tài liệu Xây dựng nội dụng môn học phương pháp dạy học bộ môn cơ khí động lực trong trường đại học sư phạm kỹ thuật vinh (Trang 32 - 34)

Năng lực dạy học của ng−ời giáo viên dạy nghề Cơ khí động lực trình độ CĐ bao gồm kiến thức và kỹ năng. Để đạt đ−ợc năng lực đó, trong nhà tr−ờng ĐHSPKT Vinhthực hiện bằng cách tổ chức cho sinh viên học tập các môn học nêu trên. Trong cấu trúc của ch−ơng trình đào tạo đó, chúng ta nhận thấy nếu không có môn học Ph−ơng pháp dạy học bộ môn Cơ khí động lực thì việc hình thành kỹ năng dạy học của sinh viên sẽ hạn chế. Sinh viên rất khó tiếp cận khi đi vào thực tiễn nghề nghiệp.

Nếu cho sinh viên học tập các môn lý thuyết, sau đó cho sinh viên học tập môn kỹ năng dạy học và môn thực tập s− phạm thì sẽ có một số v−ớng mắc. Học tập môn kỹ năng dạy học, sinh viên đ−ợc tiếp nhận những kỹ năng cơ bản của việc dạy học. Học môn Thực tập s− phạm, sinh viên hình thành đ−ợc kỹ năng dạy học, giáo dục học sinh qua một số hoạt động và diễn ra

34

trong thời gian ngắn. Điều đó dẫn đến sinh viên sẽ gặp khó khăn khi tiếp cận với quá trình dạy học chuyên ngành đầy phức tạp. Với các kiến thức và kỹ năng chung, khái quát thì việc vận dụng vào quá trình dạy học chuyên ngành với các đặc điểm riêng là rất khó khăn.

Quá trình dạy học chuyên ngành có những đặc điểm riêng. Những đặc điểm riêng, làm cho nó khác với quá trình dạy học khác bởi các yếu tố cấu thành. Quá trình dạy học chuyên ngành có hệ thống mục tiêu phân cấp nhằm đào tạo ng−ời công nhân kỹ thuật ngành Sửa chữa động lực. Quá trình dạy học chuyên ngành có những đặc điểm riêng về kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp riêng, những ph−ơng pháp đa dạng đ−ợc lựa chọn và vận dụng phù hợp nội dung dạy học chuyên ngành. Trên cơ sở của hệ thống mục tiêu, có hệ thống kiểm tra đánh gía t−ơng ứng. Những đặc điểm đặc tr−ng đã làm cho quá trình dạy học chuyên ngành động lực có những đặc điểm chung của quá trình dạy học, những cũng có những đặc điểm riêng của quá trình. Nếu cho sinh viên nắm kiến thức và kỹ năng chung, sau đó đi vào hoạt động nghề nghiệp thì sẽ rất khó khăn - phải trải qua thời gian tập sự dài. Chỉ khi nắm vững quá trình dạy học chuyên ngành Động lực mới tổ chức tốt đ−ợc quá trình dạy học chuyên ngành.

Môn học ph−ơng pháp dạy học chuyên ngành động lực đáp ứng yêu cầu nêu trên. Môn học cung cấp cho sinh viên vốn kiến thức và kỹ năng s− phạm chuyên ngành, cung cấp cho sinh viên vốn kiến thức và kỹ năng gắn liền với đối t−ợng cụ thể. Học môn học này, sinh viên sẽ có đ−ợc kiến thức về quá trình dạy học mà sau này mình sẽ tổ chức. Sinh viên nắm đ−ợc tri thức về hệ thống mục tiêu, đặc điểm nội dung dạy học, các ph−ơng pháp dạy học th−ờng dùng trong chuyên ngành, các hình thức, ph−ơng pháp tổ chức dạy học kiểm tra đánh giá và kỹ năng thực hiện các yếu tố đó. Do vậy, sinh viên sẽ có khả năng tổ chức đ−ợc quá trình dạy học chuyên ngành với những đặc điểm cụ thể của nó.

35

Môn học Ph−ơng pháp dạy học chuyên ngành Động lực góp phần giảm khoảng cách giữa lý luận và thực tiễn. Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng tế về quá trình dạy học chuyên ngành, tạo điều kiện để sinh viên vận dụng những kiến thức và kỹ năng đã học vào quá trình dạy học chuyên ngành - quá trình dạy học mà sau này mình tổ chức. Thực tiễn cũng đã kiểm chứng rằng : nếu đ−ợc học tập bộ môn này, khoảng thời gian tiếp cận thực tiễn của sinh viên đ−ợc rút ngắn lại. Sinh viên tiếp cận nhanh với những thực tiễn chuyên ngành, tổ chức tốt quá trình dạy học mà không mất nhiều thời gian nghiên cứu tìm hiểu.

Một phần của tài liệu Xây dựng nội dụng môn học phương pháp dạy học bộ môn cơ khí động lực trong trường đại học sư phạm kỹ thuật vinh (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)