7. Kết cấu của luận văn
3.2.2. Phối hợp giữa cơ quan báo điện tử với các ban ngành liên quan để
cung cấp thông tin về vấn đề lao động nhập cư
Truyền thông về lao động nhập cư đòi hỏi phải có sự phối hợp với cơ quan chủ quản và các nghành có liên quan. Các cơ quan chủ quản và các nghành liên quan phải có trách nhiệm cung cấp thông tin cho cơ quan báo điện tử. Phải đánh giá được báo chí là kên thông tin hết sức quan trọng, có sức lan tỏa và hiệu ứng rộng lớn, dễ dàng tiếp cận được nhiều đối tượng. Các bộ nghành chủ quản phải tăng cường phối hợp với các cơ quan báo điện tử từ Trung ương đến địa phương nhằm mục đích tuyên truyền, phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức cộng đồng về vấn đề lao động nhập cư.
Thường xuyên tổ chức, tiếp xúc, gặp gỡ cung cấp thông tin cho báo chí, trả lời phỏng vấn, họp báo, hợp tác tuyên truyền, xây dựng chương trình phối hợp tuyên truyền cụ thể theo định kỳ. Thông tin cụ thể theo từng lĩnh vực. Các cuộc họp báo phải có mặt phóng viên báo điện tử. Công bố các kết quả nghiên cứu khoa học cũng phải được tuyên truyền rộng rãi trên báo điện tử để người dân có điều kiện tham khảo.
Cơ quan chủ quản phải tạo điều kiện cho báo điện tử thực hiện tốt việc nắm bắt khai thác thông tin, phải có kế hoạch cung cấp thông tin cụ thể, nhất là những báo điện tử như: Lao động, Người lao động và Lao động thủ đô. Bởi vì đây chính là những cơ quan ngôn luận của người lao động, có lượng công chúng rất lớn. Cần có sự hợp tác tuyên truyền giữa những cơ quan báo chí đặc biệt đối với những cơ quan báo điện tử có lượng công chúng lớn như: VnExpress, Dân trí, VietNamNet, Zing.…Tạo điều kiện cho cơ quan báo chí thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ, thực hiện tốt việc cập nhật, khai thác và đăng tải thông tin nhanh chóng về lao động nhập cư.
Các cơ quan chủ quản và các nghành liên quan thực hiện tốt quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin đầy đủ cho báo chí, xây dựng kế hoạch cụ thể tuyên truyền cho từng giai đoạn. Đặc biệt quan tâm đến công tác phối hợp giữa các lĩnh vực với cơ quan đầu mối thông tin của cơ quan chủ quản để có đầy đủ thông tin cung cấp kịp thời cho báo chí, tăng cường tổ chức họp báo định kỳ, chuyên đề và họp báo đột xuất đối với những việc, sự kiện, kết quả công tác nổi bật, những cơ chế chính sách, kiến thức mới; ưu tiên phân bố nhân lực và kinh phí thực hiện công tác tuyên truyền. Luôn xác định báo chí là bạn đồng hành, cánh tay nối dài trong nhiệm vụ tuyên truyền lao động nhập cư trên diện rộng.
Đồng thời qua hệ thống báo điện tử các cơ quan chủ quản có thể nắm bắt được những phản hồi từ dư luận, xã hội những khó khăn, những vướng mắc trong quá trình thực hiện cơ chế chính sách để từ đó nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn. Tuy nhiên lao động nhập cư là vấn đề lớn, đa ngành, đa lĩnh
cư. Để thông tin nhanh và chính xác, báo chí cần có sự hiểu biết toàn diện đối với hoạt động liên quan đến lao động nhập cư, cập nhật được những vấn đề đặt ra, thấy được những thành quả lao động của cơ quan chủ quản từ đó thông tin kịp thời đúng đắn. Các cơ quan báo điện tử cần chung tay, góp sức với nghành chủ quản và cơ quan chức năng cụ thể hóa chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước về lao động nhập cư bằng việc cải tiến chuyên môn nghiệp vụ, thông tin xác thực với những sự kiện, vấn đề có liên quan đến lao động nhập cư. Từ đó góp phần hình thành lối sống, văn hóa sự hòa nhập của lao động nhập cư đối với địa phương tiếp nhận. Đây là một trong những yêu cầu cơ bản làm tiền đề để mỗi cá nhân, từng gia đình có cuộc sống tốt đẹp hơn và xã hội sẽ ngày càng tiến bộ văn minh.
3.2.3. Hình thành chuyên mục riêng dành cho người lao động nhập cư
Hình thành chuyên mục sẽ tạo được không gian cho các bài viết về lao động nhập cư. Hiện nay một số tờ báo điện tử chỉ chú trọng đến những thông tin giật gân, câu khách. Tìm mọi cách thu hút độc giả tăng lượng “view” cho trang của mình, chú trọng những chuyên mục giải trí, chuyện hậu trường các ngôi sao, tình yêu…Còn những vấn đề mang tính xã hội thì lại ít chưa được đầu tư đúng mức. Chỉ những báo điện tử đại diện chính cho tầng lớp lao động như Lao động, Người lao động và Lao động thủ đô thì mới có chuyên mục phản ánh một số vấn đề về người lao động nhập cư.
Hình thành chuyên mục là cách đeo đuổi công chúng tiếp nhận thông tin. Điều này đỏi hỏi sự kiên trì của các cơ quan báo chí. Lao động nhập cư không phải là vấn đề ngay một lúc là có thể thu hút được công chúng tiếp nhận, nhưng khi hình thành chuyên mục, báo điện tử đã khẳng định tầm quan trọng của thông tin và thu hút được công chúng đến với chuyên mục. Một bài báo có thể bỏ qua nhưng một tờ báo có riêng một chuyên mục thì công chúng sẽ không thể thờ ơ được nữa. Khi vấn đề đã gây được sự chú ý thì sẽ tạo ra được sự tò mò muốn theo dõi nội dung tiếp theo. Chuyên mục tạo thành chuỗi thông tin thu hút công chúng.
Chuyên mục tạo điều kiện cho cơ quan báo chí, đặc biệt là báo điện tử có thể nối tiếp vấn đề qua các bài báo trong một thời gian dài. Báo điện tử không bị
giới hạn bởi khuôn khổ của trang báo nên khối lượng thông tin sẽ rất lớn. Hình thành chuyên mục, báo điện tử có thể chia thông tin tuyên truyền trong nhiều bài nối tiếp nhau tạo thành chuỗi thông tin không bị rời rạc. Đặc biệt các bài này được lưu lại không bị xóa sẽ trở thành một kho dữ liệu đồ sộ.
Hình thành chuyên mục sẽ tạo nên những bài báo mang tính chuyên sâu, chứa đựng nhiều thông tin về người lao động nhập cư, phản ánh chính xác những vấn đề mà người lao động gặp phải, đồng thời định hướng để người lao động nhập cư hòa đồng với người dân bản xứ, tránh những xung đột đáng tiếc góp phần xây dựng, phát triển kinh tế xã hội.
Việc hình thành chuyên mục cũng là nơi tạo thành diễn đàn trao đổi thông tin giữa cơ quan nghiên cứu khoa học với người làm báo và công chúng tiếp nhận thông tin. Chuyên mục cũng tạo điều kiện thu hút công chúng nhiều hơn. Tính hấp dẫn của đầu đề chuyên mục là rất lớn. Nhiều độc giả không cần quan tâm đến đầu đề của bài báo mà chỉ quan tâm đến chuyên mục để tìm đọc những bài báo hay cần thiết và theo dõi thường xuyên. Tiếp nhận được thông tin, nâng cao nhận thức, công chúng có điều kiện để phản hồi thông tin. Lúc đó nhà báo là cầu nối cho công chúng và các nhà khoa học để trao đổi về vấn đề lao động nhập cư. Đồng tình với những quan điểm này, nhà báo Linh Nguyên, công tác tại báo điện tử Lao động cho biết: “Có thể mở một chuyên mục riêng về lao động nhập cƣ để có thông tin
sâu sắc hơn...Những thông tin nóng, có vấn đề lớn có thể mở thành các diễn đàn, chuyên đề. Đối với những vụ việc phức tạp tòa soạn nên đứng ra tổ chức đối thoại giữa các bên.” (Trích PVS, phụ lục 2).
3.2.4. Nâng cao hiểu biết và nhận thức của người làm báo về các vấn đề người lao động nhập cư
Muốn nâng cao chất lượng thông tin tuyên truyền lao động nhập cư, đòi hỏi phải có đội ngũ nhà báo có kỹ năng viết về lao động nhập cư. Tuy nhiên phần lớn các báo điện tử hiện nay đều không có phóng viên viết chuyên trách như vậy đa số là viết kiêm nhiệm. Đó cũng là hiện tượng chung của báo chí hiện nay. Một phần
hút độc giả, không câu khách, nên chăng có cũng được mà không có thì cũng chẳng sao. Họ thường phân công bất kỳ nhà báo nào viết về lao động nhập cư khi có một sự kiện diễn ra. Hôm nay viết về lao động nhập cư ngày mai có thể viết về kinh tế - tài chính…
Cần tập trung xây dựng nguồn nhân lực, đội ngũ phóng viên, biên tập viên chuyên viết về vấn đề lao động nhập cư một cách nghiêm túc. Phải có một đội ngũ những người làm truyền thông giỏi chuyên môn, có kiến thức và nhận thức sâu sắc về những vấn đề của người lao động nhập cư; giỏi kỹ năng truyền thông, luôn có những ý tưởng sáng tạo, đổi mới liên tục trong cách tiếp cận vấn đề và am hiểu công nghệ để có thể tiếp cận mọi kênh, đa dạng hóa các hình thức truyền tải để đạt được hiệu quả truyền thông cao nhất.
Do vậy để nâng cao chất lượng bài viết cũng như đa dạng hóa nội dung các báo điện tử cần có phóng viên chuyên trách viết về lao động nhập cư giúp nhà báo có điều kiện, có thời gian để nâng cao kiến thức về mảng mình được phân công. Không riêng gì vấn đề lao động nhập cư, khi nhà báo không phải ôm đồm, họ sẽ có thời gian dài hơn để nghiên cứu và tích lũy kiến thức chuyên sâu vào vấn đề mình chịu trách nhiệm.
Để làm được việc này đòi hỏi sự quan tâm, chú trọng từ nhiều phía, từ những người làm chính sách, quản lý và sự hợp tác chặt chẽ với các cơ quan truyền thông, đồng thời cũng cần thời gian nhất định để có thể có những chuyển biến tích cực. Đào tạo và tập huấn thường xuyên các kiến thức, kỹ năng cho phóng viên, biên tập viên về những vấn đề của người lao động nhập cư là một việc làm cần thiết và phải làm liên tục, thực chất, không theo phong trào.
3.2.5. Tận dụng và phát huy tính đa phương tiện và tính tương tác của báo điện tử
Tính tương tác chính là ưu điểm nổi trội nhất của báo điện tử, phát huy tốt ưu điểm này báo điện tử sẽ ngày càng thu hút, chinh phục công chúng nhiều hơn. Để nâng cao tính tương tác thì mỗi tòa soạn báo điện tử cần xây dựng một bộ phận
tiếp nhận phản hồi chuyên nghiệp, có thể nói bộ phận này nắm toàn bộ các hoạt động giao tiếp trên mạng Internet đối với độc giả.
Nhiệm vụ chính của họ là tiếp nhận toàn bộ các thông tin phản hồi từ công chúng thông qua những hình thức tương tác khác nhau. Trên cở sở hệ thống thông tin phản hồi ấy, cần phân loại rõ: Ý kiến phản hồi, thông tin thêm hoặc cung cấp thông tin mới. Việc hồi âm cho bạn đọc bằng email hoặc trên phần thông tin tòa soạn càn phải được quan tâm đặc biệt. Việc thiếu coi trọng thông tin do bạn đọc cung cấp, hồi âm không đầy đủ sẽ dẫn tới việc độc giả chán nản, tự xa rời tờ báo và tất yếu tòa soạn sẽ mất dần độc giả.
Định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm, trên cơ sở hệ thống thông tin phản hồi của độc giả bộ phận này có thể đánh giá hiệu quả của hoạt động tương tác trên sản phẩm báo chí của mình qua đó đề xuất các hướng hoàn thiện tờ báo theo nhu cầu thông tin và góp ý của bạn đọc. Đây sẽ là những cơ sở thực tiễn quan trọng, góp phần hoàn thiện chiến lược của tờ báo điện tử.
Yêu cầu nhân lực của những người làm bộ phận này là phải am hiểu về hoạt động báo chí, có thể đồng thời là phóng viên, biên tập viên, có kỹ năng sử dụng công nghệ thành thạo. Có như vậy họ mới có khả năng phân tích, tổng hợp thông tin, vấn đề xử lý thông tin theo hướng tăng hiệu quả cho tòa soạn. Bên cạnh đó họ chính là “bộ lọc” thông tin trước khi thông tin phản hồi được đưa lên mạng, tránh những trường hợp lọt thông tin trái thuần phong mỹ tục, sai tôn chỉ mục đích của tờ báo gây dư luận xấu trong xã hội nhất là đối với các diễn đàn của bạn đọc trên báo điện tử.
Các báo điện từ khi thiết kế xây dựng giao diện, cần chú ý đến khả năng đa phương tiện và tương tác với công chúng. Việc bố trí các yếu tố quan trọng liên quan đến hoạt động tương tác trên trang chủ như: địa chỉ liên lạc, số điện thoại, đường dây nóng, vị trí mục bình chọn, mục thăm dò ý kiến, mục mời bạn đọc tham gia giao lưu trực tuyến...cần đặt ở vị trí dễ nhìn, diện tích không quá bé so với trang chủ của báo. Ngay cả cá yếu tố nhỏ như phông chữ, đường link, cỡ chữ, màu
nền... cũng cần được cân nhắc và chú ý vì nó góp phần không nhỏ trong việc lôi cuốn bạn đọc tiếp nhận thông tin và phản hồi.
Tính đa phương tiện của báo điện tử bao gồm việc sử dụng kết hợp các tiện ích về hình ảnh, video, audio, backlink, text trong cùng một bài viết. Đây có thể coi là khái niệm không mấy xa lạ với người làm báo điện tử. Ngoài text thì hình ảnh, video và backlink là những phương tiện nên sử dụng và cần thiết phải chú trọng hiện nay trong mỗi tin, bài về người lao động nhập cư.
Tận dụng tính trực quan về hình ảnh tốt hơn, có thể giảm thiểu lượng bài text xuống, thay vào đó là sử dụng nhiều hơn những video, audio, đặc biệt là ngôn ngữ Infographics, để bài viết hấp dẫn, sinh động, thu hút, chân thực hơn.
Cần nâng cao nhận thức của đội ngũ lãnh đạo các cơ quan báo chí về vai trò quan trọng của hoạt động tương tác trên báo điện tử. Với các tòa soạn báo mà người đứng đầu quan tâm đến công chúng của mình, đầu tư hiệu quả cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động tương tác của tờ báo, chủ động cung cấp thông tin, làm chủ thông tin, đáp ứng nhu cầu của bạn đọc, chắc chắn sẽ thu hút lượng lớn công chúng đến với tờ báo.
3.2.6. Tăng cường sử dụng các công cụ tối ưu hóa tìm kiếm thông tin
Một trong những xu hướng truyền thông mà báo điện tử cần tăng cường sử dụng và phát triển hơn nữa đó là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) đây là một trong những xu hướng đang được quan tâm hiện nay. Dưới đây sẽ là một số giải pháp trong việc viết tin, bài theo chuẩn tối ưu hóa công cụ tìm kiếm:
Trước khi bắt đầu bài viết của mình tác giả nên tham khảo nội dung từ các website đang đứng top trên google với từ khóa mà mình cần viết. Việc này sẽ giúp bạn không chỉ lựa chọn được từ khóa thích hợp mà còn hạn chế cạnh tranh với những từ khóa đã có tỷ lệ sử dụng cao. Khi bắt đầu bài viết cần chú ý:
+ Title: Cần có từ khóa, title dài không quá 70 ký tự
+ Sapo: Sapo nên ngắn gọn, câu từ mạch lạc, nên chứa từ khóa SEO
+ Nội dung: Nên chia ra nhiều đoạn ngắn từ 1 đến 2 câu. Nên chứa các từ khóa ở đoạn đầu và đoạn cuối, cứ khoảng 100 đến 200 ký tự nên nhắc lại từ khóa
chính hoặc từ khóa phụ (từ khóa có liên quan), sao cho các đoạn văn vẫn được viết một cách tự nhiên và có nghĩa.
Ngoài ra, phần chú thích hình ảnh cũng cần được chú trọng. Chú thích cũng nên phải chứa từ khóa cần SEO và đặt tên ảnh là: "tu - khoa.jpg" ("tu - khoa" là tên từ khóa cần SEO).
Cứ khoảng 4 dòng thì nên tách đoạn để độc giả dễ tiếp nhận. Nếu bài viết có thể chia làm nhiều phần nội dung khác nhau thì nên chia thành các đoạn có title xen. Các đoạn nên được viết ngắn gọn, súc tích, chia thành nhiều đoạn nhỏ từ 2 đến 4 dòng và nên chứa từ khóa chính và từ khóa liên quan.
Nội dung đoạn kết, nên chứa từ khóa SEO. Đây là đoạn tóm tắt nội dung cho toàn bài. Cần xây dựng liên kết nội bộ trong bài viết nếu như bài viết có các từ