7. Kết cấu của luận văn
2.2.2.4. Thông tin về các vấn đề liên quan đến quyền lợi của ngƣời lao động
nhập cƣ
Ngoài những vấn đề được phản ánh ở trên, một số vấn đề khác có liên quan đến người quyền lợi của người lao động nhập cư được các tác giả phản ánh trên 3 tờ báo điện tử được khảo sát như: nhà ở xã hội, an toàn thực phẩm, tai nạn lao động, kỳ thị vùng miền... Số lượng các tác phẩm được đăng tải có 45 bài viết (chiếm 27,2%).
Tiêu biểu có một số bài viết nổi bật sau: “Bí thƣ Thăng: Không phân biệt
công nhân ngoại tỉnh hay TP”(báo điện tử Ngƣời lao động, ngày 23/08/2016);“Chăm lo sức khỏe cho ngƣời Lao động”(báo điện tử Lao động, ngày 01/05/2016);“Bắt đầu từ bữa ăn giữa ca” (báo điện tử Ngƣời lao động, ngày 03/03/2016);“Chủ động ngăn ngừa tranh chấp lao động”(báo điện tử Ngƣời lao động, ngày 13/09/2016);“Những ngƣời phụ nữ không có 20/10”(báo điện tử Lao động thủ đô, ngày 20/10/2016); “Công nhân nhà trọ “đau đầu” vì…bẩn”(báo điện tử Lao động, ngày 04/07/2016);“Có hay không việc phân biệt đối xử giữa
nam và nữ công nhân?”(báo điện tử Ngƣời lao động, ngày 04/08/2015); “Không hợp đồng: Lỗi ai?”(báo điện tử Ngƣời lao động, ngày 23/03/2015);....
Trong bài viết “Bí thƣ Thăng: Không phân biệt công nhân ngoại tỉnh hay
TP” đăng trên báo điện tử Người lao động, ngày 23/08/2016 của tác giả B. Đằng nói về cuộc làm việc của Bí thư Thành ủy Tp.HCM Đinh La Thăng với các sở ban ngành có liên quan về vấn đề vấn đề nhà ở, chỗ lưu trú cho CN. Theo đó, KCX Tân Thuận dù có xây dựng khu lưu trú với giá thuê rẻ và thậm chí miễn phí nhưng công nhân (CN) vẫn không vào ở nhiều.
Bài viết “Bí thƣ Thăng: Không phân biệt công nhân ngoại tỉnh hay TP” đăng trên báo Ngƣời lao động, ngày 23/08/2016 của tác giả B. Đằng.
Trước thực tế này, bí thư Đinh La Thăng đề nghị các sở ngành phải tập trung chăm lo vấn đề nhà ở cho CN. Theo ông Thăng, vấn đề ở đây không chỉ là giá rẻ mà còn là phải có đủ hạ tầng xã hội xung quanh và hoạt động hiệu quả thì CN mới chịu vào ở. “Đâu thể chỉ có một căn hộ trơ trọi như vậy được, cần phải có thêm trường học, trạm y tế, khu vui chơi công cộng…thì mới hấp dẫn CN vào”- Bí thư Thăng, lưu ý.
Sở Quy hoạch Kiến trúc, LĐLĐ TP HCM và chính quyền quận 7 phải phối hợp nghiên cứu, cần thiết thì điều chỉnh cục bộ Quy hoạch KCX Tân Thuận nói riêng và các vùng lân cận quận 7 để tạo ra quỹ đất để có thể xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân dưới cả 3 hình thức: bán, trả góp dài hạn và thuê. Tuy nhiên, Bí thư Đinh La Thăng cũng lưu ý vấn đề ở đây là phải tiến hành khảo sát kỹ lưỡng xem CN thực sự cần điều gì để thiết kế và xây dựng cho đúng chứ không phải chỉ thuần túy là giá rẻ, bên cạnh đó chủ động đưa ra nhiều mức giá, diện tích, đề xuất hạ tầng đi kèm như trường, trạm, chợ búa… rồi đưa ra thăm dò, khảo sát kỹ lưỡng.
“Trong 67.000 CN KCX này thì có 41.000 CN từ nơi khác đến. Chính họ là những người đang tạo ra của cải, ngân sách cho TP nên việc chăm lo cho họ là trách nhiệm đương nhiên của chúng ta. Phải xem những CN ngoại tỉnh cũng chính là những công dân của thành phố chứ không được phân biệt là dân nhập cư, chính họ đã đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của TP” – Bí thư Thăng khẳng định.
Cũng đề cập đến vấn đề nhà ở cho người lao động trên báo điện tử Lao động có bài viết “Công nhân nhà trọ “đau đầu” vì…bẩn” đăng ngày 04/07/2016 của tác giả Nguyễn Nga – Q.Chi. Tác giả bài viết đã miêu tả khu trọ của những công nhân tại xã Kim Chung trong điều kiện tồi tàn, rất mất vệ sinh.
Bài viết “Công nhân nhà trọ “đau đầu” vì…bẩn” đăng trên báo điện tử Lao động ra ngày 04/07/2016 của tác giả Nguyễn Nga – Q.Chi.
Một căn phòng khoảng 10 mét vuông mà 3 người sinh hoạt, đồ đạc xếp cũng kín phòng. Ngoài cửa ra vào của mỗi phòng đều có một giá để đựng giầy dép. Nhiều khi nhiều quá, giầy dép vứt lung tung trước cửa nhà. Mất vệ sinh nhất vẫn là… khu vệ sinh chung. Đó là nơi tất cả mọi người trong xóm trọ làm các công việc như rửa rau, vo gạo, giặt quần áo, các công việc cá nhân của mình. Nơi đó thật sự kinh khủng, tường rêu mọc xanh rì, xung quanh là rác thải sinh hoạt để ngay bên cạnh. Ruồi muỗi bay xung quanh, vo ve rất khó chịu và mất vệ sinh. Những bạn CN nào ở trong khu trọ có ý thì họ sẽ vứt rác thường xuyên trong ngày, quét dọn sạch sẽ thì ngày hôm đó còn có “không khí sạch” để thở, còn không thì “thở chung” với mùi rác.
Tóm lại, bàn về nội dung thông tin được đăng tải trên báo điện tử, cụ thể là 3 tờ báo điện tử được khảo sát là Lao động, Lao động thủ đô và Người lao động có thể đưa ra một số kết luận rằng: Các thông tin chủ yếu tập trung vào một số vấn đề mang tính thời sự và có ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động nhập cư như tình hình lao động, việc làm; vấn đề tiền lương; các vấn đề về chế độ, chính sách an sinh xã hội; đời sống văn hóa tinh thần và các vấn đề có liên quan đến người lao động nhập cư.
Nhìn chung, các tác giả mang đến cho độc giả một bức tranh khá tổng quát, đa diện và đa sắc màu về những nội dung liên quan đến vấn đề người lao động nhập cư. Trên thực tế mặc dù mức độ phản ánh vấn đề của thông tin chưa thực sự cao, nhưng hầu hết những thông tin được đăng tải lên có tính xác thực và có tính cập nhật cao, là những vấn đề giành được sự quan tâm đông đảo của độc giả đồng thời cũng là những mối quan tâm chính của các phóng viên, nhà báo. Cũng có những bài báo sau khi được đăng tải đã nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi của người lao động, lao động nhập cư trên khắp cả nước tạo nên một luồng dư luận trong nhân dân, tạo nên áp lực với các chủ sử dụng lao động, cơ quan chức năng để có những điều chỉnh kịp thời cho phù hợp. Đây chính là một trong những vai trò quan trọng của báo chí đối với xã hội.
2.2.3. Hình thức truyền tải thông tin về vấn đề người lao động nhập cư đăng tải trên báo điện tử Lao động, Lao động Thủ đô và Người lao động
2.2.3.1. Hệ thống thể loại báo chí đƣợc sử dụng
Thể loại báo chí là hình thức biểu hiện cơ bản thống nhất và ổn định của các bài báo, là cách lựa chọn công cụ, phương tiện và hình thức trình bày tác phẩm báo chí để phù hợp với nội dung, thích ứng với từng tình huống sự kiện và chứa đựng nội dung, hình thức bài báo cần trình bày.
Qua khảo sát báo điện tử Lao động, Lao động thủ đô và Người lao động cho thấy, thể loại tần suất cao nhất trong việc thông tin các vấn đề người lao động nhập cư là bài phản ánh, tin và phỏng vấn, ghi nhanh, phóng sự; được thể hiện qua bảng 2.2. và biểu đồ 2.3 dưới đây:
Bảng 2.2. Thống kê thể loại báo chí được sử dụng
STT Thể loại Số lƣợng Tỷ lệ (%) 1 Phản ánh 71 43,03 2 Tin 56 33,93 3 Phỏng vấn 7 4,24 4 Ghi nhanh 11 6,66 5 Phóng sự 20 12,12 Tổng số 165 100%
(Nguồn khảo sát của tác giả từ tháng 01/2015 đến tháng 12/2016)
Biểu đồ 2.3. Biểu đồ so sánh tỷ lệ phần trăm các thể loại báo chí được sử dụng để viết tin, bài về vấn đề người lao động nhập cư đăng trên 3 tờ báo điện tử được
Từ số liệu trên bảng thống kê cho thấy, các thể loại được các nhà báo lựa chọn nhiều nhất là thể loại bài phản ánh (71 bài), chiếm 43,03%; sau đó đến thể loại tin (56 tin), chiếm 33,93%; phỏng vấn, ghi nhanh, phóng sự, tương ứng chiếm từ 4,24 – 6,66 – 12,12%. Việc sử dụng các thể loại trên giữa các báo cũng có sự khác biệt rõ rệt.
- Tin:
Kết quả khảo sát 3 tờ báo điện tử cho thấy thể loại tin chiếm tới 33,93% trong tổng số tất cả các thể loại báo chí được khảo sát, trong đó báo điện tử Lao động vẫn có tỷ lệ cao nhất với 22 tin chiếm 39,28%, tiếp đó là báo điện tử Người lao động với 18 tin chiếm 32,14%, báo điện tử Lao động thủ đô thì ít hơn với 16 tin chiếm 28,57%. Thể loại tin đã giúp cho việc phản ánh nhanh những sự kiện thời sự nóng hổi, có ý nghĩa trong đời sống xã hội với ngôn ngữ cô đọng, ngắn gọn, trực tiếp và dễ hiểu đối với công chúng.
Có nhiều dạng tin được sử dụng phổ biến như cấu trúc hình tam giác, hình tam giác ngược, hình chữ nhật, hình viên kim cương…Trong số đó, các báo có xu hướng sử dụng ngày càng nhiều kiến trúc hình tam giác ngược. Kết cấu tin kiểu tam giác ngược giúp công chúng nhanh chóng nắm bắt được tin và có thể chuyển sang tin khác bất cứ khi nào họ muốn. Trong cấu trúc tin hình tam giác ngược, ý đầu tiên bao giờ cũng quan trọng nhất và tầm quan trọng của thông tin giảm dần.
Tin trên 03 tờ báo điện tử được khảo sát đều chú trọng phần mở đầu của tin, nêu một cách cụ thể, ngắn gọn, súc tích nhất thông tin chính, thông tin cốt lõi. Hầu hết các tin đều thể hiện được 5 chữ W và H (Ai, cái gì, ở đâu, khi nào, tại sao và như thế nào). Cách viết tin của các tờ báo theo hướng tin chỉ dẫn, kịp thời, chính xác, đơn giản, dễ hiểu. Ví dụ các tin về vấn đề người lao động nhập cư thường xuất hiện như: Trung thu cho trẻ em lao động nhập cƣ (báo điện tử Lao động thủ đô, ngày 12/09/2016); Lao động nhập cƣ cần đƣợc tiếp cận các chính sách an sinh (báo điện tử Lao động thủ đô, ngày 22/06/2016); Lao động nữ nhập cƣ rất thiệt thòi (báo điện tử Ngƣời lao động, ngày 02/04/2016); Bảo đảm quyền lợi cho lao
trợ giúp pháp lý cho lao động di cƣ (báo điện tử Lao động, ngày 10/06/2015); Ra mắt Mạng lƣới Hành động vì Lao động Di cƣ (báo điện tử Lao động, ngày 08/12/2015)....
- Bài phản ánh:
Qua khảo sát cho thấy, thể loại bài phản ánh được cả 03 tờ báo điện tử sử dụng nhiều nhất với (71 bài) chiếm 43,03%. Là một trong những thể loại được sử dụng nhiều và giữ vị trí quan trọng trong công tác thông tin của cơ quan báo chí. Nếu tin ngắn chỉ thông báo về sự kiện, hiện tượng một cách cô đọng, súc tích, ngắn gọn nhất thì bài phản ánh lại có ưu thế riêng không chỉ thông báo mà còn phân tích và khái quát.
Bài phản ánh thường được xây dựng trên một loạt các sự kiện đồng nhất, trên tổng thể các dữ liệu được liên kết bởi một đề tài nhất định. Bài phản ánh cho phép người viết có thể dùng phương pháp so sánh, đối chiếu giữa các sự kiện, hiện tượng, vấn đề để có điều kiện làm sáng tỏ nội dung tác phẩm. Với các bài: Bảo hiểm xã hội cho lao động di cƣ, sao không?(báo điện tử Lao động, ngày 10/06/2015); Ngƣời lao động di cƣ: Mong mỏi đƣợc tham gia bảo hiểm xã hội (báo điện tử Lao động, ngày 23/12/2015); Gỡ khó cho lao động nữ nhập cƣ (báo điện tử Lao động, ngày 12/12/2016); Ngƣời lao động di cƣ: 90% không đƣợc tiếp cận dịch vụ an sinh xã hội (báo điện tử Lao động, ngày 09/12/2015); Bảo vệ nữ lao động nhập cƣ: Cần sự chung tay của cả cộng đồng (báo điện tử Lao động thủ đô, ngày 22/12/2016);“Bỏ quên” lao động di cƣ không chính thức?(báo điện tử Lao động thủ đô, ngày 04/08/2015); Bấp bênh đời sống nữ công nhân (báo điện tử Lao động thủ đô, ngày 19/11/2015); Ngƣời lao động di cƣ khó tiếp cận bảo hiểm tự nguyện (báo điện tử Lao động thủ đô, ngày 23/06/2015); Thiếu sản phẩm nhà ở cho giới trẻ (báo điện tử Ngƣời lao động, ngày 17/10/2016); Hỗ trợ lao động di cƣ (báo điện tử Ngƣời lao động, ngày 19/12/2015); Trẻ chƣa qua, già chƣa tới (báo điện tử Ngƣời lao động, ngày 19/12/2015)...
- Phỏng vấn:
Đây là thể loại báo chí mũi nhọn, khá phù hợp khi thông tin đậm nét về các vấn đề mới. Tuy nhiên, các báo điện tử được khảo sát sử dụng không đáng kể, chỉ chiếm có 4,24% (07 bài); trong đó, riêng báo điện tử Lao động (3 bài), báo điện tử Người lao động (2 bài) còn lại là báo điện tử Lao động thủ đô (2 bài).
- Phóng sự:
Đối với đề tài về người lao động nhập cư với thế mạnh của phóng sự, tiêu biểu cho thể loại chính luận nghệ thuật nếu sử dụng tốt, sẽ mang lại hiệu quả cao, giúp cho việc cảm nhận thông tin nhẹ nhàng, sâu sắc hơn. Tuy nhiên, thể loại này các tờ báo điện tử sử dụng chưa nhiều khi chuyển tải thông tin về người lao động nhập cư cả 3 tờ báo điện tử được khảo sát trong 2 năm mới chỉ có 20 tác phẩm chiếm 12,12% trong tổng số các thể loại báo chí được khảo sát. Có thể kể đến một số phóng sự như: Lao động di cƣ kể chuyện đời qua ảnh (báo điện tử Lao động thủ
đô, ngày 10/12/2015 của tác giả Tuấn Trung); Có ông, mọi ngƣời yên tâm (báo điện tử Ngƣời lao động, ngày 13/07/2016 của tác giả Hồng Đào); "Sao cơm nhà mình không có cá, thịt vậy mẹ?" (báo điện tử Ngƣời lao động, ngày 31/08/2015); Lao động di cƣ và nỗi ám ảnh đƣợc kể bằng ảnh (báo điện tử Lao động, ngày 22/06/2015 của tác giả Linh Nguyên); Cuộc sống qua ảnh của ngƣời lao động di cƣ: Tìm chính mình trong những khuôn hình (báo điện tử Lao động, ngày 20/02/2015 của tác giả Linh Nguyên)....
- Ghi nhanh:
Ghi nhanh là thể loại báo chí chủ yếu phản ánh những sự kiện nóng hổi, cấp bách trong dòng thời sự chủ lưu, với mô thức kết cấu linh hoạt, mềm dẻo, thông qua bút pháp mô tả trực tiếp, thuật và những cảm xúc, ấn tượng, lời bình khi cần thiết nhằm cung cấp ngay lập tức cho công chúng một phác thảo sinh động, đa diện về sự thật mới nảy sinh có ý nghĩa thời sự với những chi tiết tiêu biểu nhất, ấn tượng nhất.
Ghi nhanh có ưu thế trong miêu tả bằng hình ảnh chân thực, trực tiếp về sự kiện mới nảy sinh. Ghi nhanh có khả năng tác động vào nhân thức cảm tính của công chúng, thúc đẩy hành động kịp thời và cổ vũ con người hành động. Với những ưu thế như vậy, tuy nhiên ghi nhanh cũng không được các báo sử dụng nhiều với đề tài này. Theo khảo sát thì trong 2 năm 2015 – 2016 cả 3 tờ báo điện tử chỉ có 11 tác phẩm được đăng tải chiếm 6,66% trong tổng số các thể loại báo chí được thống kê. Đây là số lượng bài ít chỉ sau thể loại phỏng vấn, có thể thấy các tờ báo này chưa thực sự chú trọng thể loại báo chí này.
2.2.3.2. Về việc sử dụng các chất liệu đa phƣơng tiện
Phát huy thế mạnh đa phương tiện khi thông tin về lao động nhập cư là khả năng sử dụng đa dạng, linh hoạt các hình thức và phương thức thông tin của báo điện tử để tuyên truyền về lao động nhập cư; phát huy khả năng kết hợp chặt chẽ các yếu tố chữ viết, âm thanh, hình ảnh sống động, màu sắc, đồ họa, hình khối…Hay nói cách với dụng ý sáng tạo của mình, tác giả của các sản phẩm thông tin sẽ lựa chọn thể loại cho tác phẩm: sẽ đưa tin hay thực hiện phỏng vấn, viết phóng sự, phản ánh, bình luận, tường thuật hoặc lập diễn đàn…rồi sau đó trình bày tác phẩm báo chí theo cấu trúc thông tin nhiều cửa, gồm nhiều thành phần như tít, sapo, chính văn, ảnh, đồ họa, video, audio, hộp dữ liệu, đường link…một cách sinh động hấp dẫn và tạo điều kiện cho công chúng tiếp nhận thông tin về lao động nhập cư một cách nhanh nhất.
Trên một sản phẩm báo điện tử, tùy thuộc vào nội dung và yêu cầu của từng