Khái niệm báo điện tử

Một phần của tài liệu Vấn đề người lao động nhập cư trên báo điện tử việt nam (Trang 40)

7. Kết cấu của luận văn

1.4.1.Khái niệm báo điện tử

Cách đây hơn một thập kỷ, báo điện tử còn là một khái niệm khá lạ lẫm ở Việt Nam. Dù vậy, với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, báo điện tử ngày càng được nhiều người biết đến.

Sau hơn gần 20 năm hình thành và phát triển, hiện số lượng báo điện tử ở Việt Nam đã rất phong phú và được chia làm hai dạng. Thứ nhất là các báo điện tử hình thành và phát triển độc lập, không kèm báo giấy như VietNamnet, VnExpress, Dantri, Zing, Vnmedia, VietNamPlus… Đây cũng là những báo điện tử có lượng công chúng lớn.

Loại thứ hai là các báo điện tử ra đời gắn liền với các tờ báo “mẹ” là báo giấy như Tuổi trẻ, Tiền phong, Thanh niên, Lao động, Người lao động…Các báo này hầu như là phiên bản của báo giấy. Mặc dù thời gian gần đây, các toà soạn này cũng đã có nhiều cố gắng để phát triển báo điện tử độc lập nhưng về cơ bản, nó vẫn chịu sự chi phối của các tờ báo giấy.

Theo báo cáo tỷ lệ người dân sử dụng các phương tiện truyền thông, nghe nhìn do Bộ Thông tin - Truyền thông tiến hành, tỷ lệ người dùng Internet đã vượt độc giả đọc báo, nghe đài và báo giấy để trở thành phương tiện thông tin được sử dụng hàng ngày phổ biến nhất tại Việt Nam, với tỷ lệ 42%. Thông qua kết quả nghiên cứu cộng với thực tế đời sống báo chí Việt Nam hiện nay, ai cũng có thể dễ dàng nhận thấy báo điện tử đang chiếm ưu thế sau khi vượt mặt báo nói, báo hình và đặc biệt là báo in. Ngay từ khi ra đời báo điện tử đã nhanh chóng trở thành một trong những phương tiện truyền thông hiện đại, có nhiều ưu thế hơn so với các loại hình báo chí truyền thống về khả năng truyền tải thông tin.

Tuy nhiên, trên thế giới cũng như ở Việt Nam vẫn đang tồn tại nhiều cách gọi, còn có những ý kiến khác nhau, chưa có sự thống nhất về mặt khái niệm đối với loại hình báo chí này. Cho đến nay việc sử dụng khái niệm định danh loại hình

báo chí mà thông tin được truyền tải và tiếp nhận thông qua Internet vẫn chưa thống nhất, cho dù nhiều ý kiến đã tiến rất sát nhau về mặt nội hàm khái niệm.

Trên thế giới, loại hình báo chí này có nhiều tên gọi khác nhau như: “Cyber Newspaper” – Báo mạng, “Online Newspaper” – Báo trực tuyến, “e-journal" (electronic journal) – Báo điện tử, “Internet Newspaper” – Báo Internet “e-zine" (electronic magazine)...

Ở Việt Nam, khái niệm “Báo điện tử” được sử dụng phổ biến, ngoài ra người ta còn gọi chúng bằng nhiều tên khác như: báo mạng, báo chí Internet, báo trực tuyến.

Theo từ điển tiếng Việt của Trung tâm từ điển học, Nhà xuất bản Đà Nẵng năm 2008, thì báo điện tử là: “Loại hình báo chí mà tin tức, tranh ảnh, đƣợc hiển

thị qua màn hình máy tính thông qua kết nối trực tuyến với mạng Internet; phân biệt với báo ảnh, báo hình, báo nói, báo viết”.

Thậm chí, hai cơ sở đào tạo báo chí lớn nhất nước ta là Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Khoa Báo chí và Truyền thông (ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN) cũng sử dụng hai khái niệm khác hẳn nhau để định danh. Học viện Báo chí và Tuyên truyền sử dụng khái niệm Báo mạng điện tử, Khoa Báo chí và Truyền thông (ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN) sử dụng khái niệm Báo điện tử.

Điều 12 Nghị định số 55/2001/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý và cung cấp dịch vụ Internet xác định: “Dịch vụ thông tin trên Internet là một loại hình

dịch vụ ứng dụng Internet, bao gồm dịch vụ phát hành báo chí (báo in, báo hình, báo điện tử) phát hành, xuất bản phẩm trên Internet và dịch vụ cung cấp các loại hình điện tử khác trên Internet”.

Khoản 6, Điều 3, Chương 1, Luật báo chí (sửa đổi năm 2016) quy định:

“Báo điện tử là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, đƣợc truyền dẫn trên môi trƣờng mạng, gồm báo điện tử và tạp chí điện tử”.

Như vậy, dù cách định danh còn bị chi phối bởi thói quen do quy luật ngôn ngữ và các quy ước xã hội khác, dù tiếp cận dưới góc độ nào thì có thể hiểu: Báo

khác, dựa trên sự phát triển của mạng Internet toàn cầu. Báo điện tử được xây dựng dưới hình thức trang web, xuất bản bởi tòa soạn điện tử, người đọc báo dựa trên máy tính, điện thoại di động, máy tính bảng…có kết nối Internet và mọi người trên khắp thể giới có thể tiếp cận tin tức một cách kịp thời, nhanh chóng, không phụ thuộc vào không gian, thời gian. Thông tin trên báo điện tử được cập nhật thường xuyên, liên tục, cách thể hiện ngắn gọn, từ nhiều nguồn khác nhau. Báo điện tử với nhiều ưu thế như tính thời sự phi định kỳ, tính đa phương tiện, tính tương tác cao, tính phổ quát rộng, khả năng siêu liên kết, siêu tìm kiếm và siêu lưu trữ, mang đến nhiều tiện ích, thuận tiện nên nhanh chóng thu hút đông đảo công chúng.

Và trên tinh thần đó, có lẽ chúng ta cũng không quá ngạc nhiên và bất ngờ khi có rất nhiều quan niệm về loại hình báo chí này, cũng giống như lâu nay, trong đời sống báo chí nước ta vẫn tồn tại nhiều cách gọi của các loại hình báo chí như khái niệm báo in và báo viết, phát thanh và báo phát thanh, radio và báo nói, báo hình và truyền hình. Cũng như có nhiều quan điểm khác nhau trong việc phân chia các nhóm thể loại báo chí.

Chính vì vậy, mặc dù còn nhiều ý kiến khác nhau về việc định danh nhưng để tạo sự thống nhất trong quá trình nghiên cứu cũng như trình bày, trong luận văn này tác giả luận văn xin được gọi loại hình báo chí thứ tư này bằng khái niệm Báo điện tử theo Luật Báo chí (sửa đổi năm 2016).

1.4.2. Vai trò của báo điện tử trong việc thông tin về người lao động nhập cư

Báo chí, trong đó có báo điện tử là phương tiện truyền thông hữu hiệu, có sức mạnh to lớn trong việc lan tỏa thông tin, tạo lập dư luận xã hội, tác động tới nhận thức và hành vi của con người. Theo Nguyễn Văn Dững thì “Báo chí là hoạt

động thông tin – giao tiếp xã hội trên quy mô rộng lớn nhất, là công cụ và phƣơng thức kết nối xã hội hữu hiệu nhất, là công cụ và phƣơng thức can thiệp xã hội hiệu quả nhất trong mối quan hệ với công chúng và dƣ luận xã hội, với nhân dân và các nhóm lợi ích, với các nƣớc trong khu vực và quốc tế” [42]. Có thể nói, thông tin

trên báo điện tử vô cùng đa dạng và phong phú. Với đặc thù của mình, báo điện tử vẫn thường được ví như chiếc “cối xay chữ khổng lồ”. Trong dòng chảy thông tin

ấy, thông tin về lao động nhập cư luôn chiếm giữ và có một vị trí, vai trò hết sức quan trọng.

Đối với hoạt động thông tin về người lao động nhập cư, báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực quản lý nhà nước về người lao động nhập cư; nâng cao chính sách an sinh xã hội cho người lao động nhập cư; giải quyết công ăn việc làm, tạo bình đẳng trong thu nhập cho người lao động nhập cư so với các lao động khác; tạo môi trường xã hội lành mạnh giúp người lao động nhập cư hòa nhập với cư dân bản địa; phát huy bản sắc văn hóa vùng miền của người lao động nhập cư, cùng song song tồn tại với văn hóa chính cư tăng thêm sự đa dạng về văn hóa; là kênh để người lao động nhập cư bày tỏ quan điểm, nguyện vọng của mình lên cơ quan nhà nước nhằm điều chỉnh chính sách sao cho phù hợp với lao động nhập cư, đáp ứng nhu cầu mưu sinh, lập nghiệp.

Theo xu hướng truyền thông hiện nay, báo điện tử đang “lên ngôi” vì là một trong số những kênh truyền thông đạt hiệu quả cao; thông tin nhanh, rộng khắp, thiết thực trong việc giáo dục nâng cao nhận thức của người dân và khả năng thu hút sự chú ý cũng như tính tương tác cao với độc giả.

Giải thích hiện tượng này có thể dễ hiểu bởi Việt Nam là một quốc gia đang phát triển đặc biệt là sự phát triển đến chóng mặt của ngành công nghệ thông tin và truyền thông. Tính tới tháng 3 năm 2015, dân số Việt Nam đã chạm mốc gần 91 triệu người. Cùng với xu hướng phát triển của công nghệ, việc người dùng tiếp xúc với Internet ngày càng tăng.

Người Việt Nam online 5 giờ đồng hồ bằng các thiết bị vi tính để bàn và gần 3 tiếng với thiết bị di động. Trung bình việc truy cập và sử dụng các trang mạng xã hội chiếm gần 2 giờ thời gian sử dụng. Với 45% dân số sử dụng Internet tức là 41 triệu người dùng. Trong đó, có khoảng 30 triệu người sử dụng các trang mạng xã hội, số người dùng các mạng này trên thiết bị di động là 26 triệu người. Hầu hết khoảng thời gian này đều được dùng vào các mạng xã hội. Tổng thời gian trung bình mà một người Việt Nam truy cập vào mạng xã hội trong ngày là 2 tiếng

(trích dẫn báo cáo từ WeAresocial về thói quen và hành vi sử dụng Internet hiện nay của người Việt Nam).

Qua đây, có thể nhận thấy tiềm năng rất lớn của công chúng báo điện tử. Với thế mạnh không một loại hình báo chí, một kênh truyền thông nào có thể có được, cộng với vai trò đặc biệt quan trọng trong xã hội hiện đại và một khối lượng công chúng vô cùng lớn, chúng ta có thể hoàn toàn khẳng định được vai trò đặt biệt quan trọng của hoạt động thông tin về lao động nhập cư trên báo điện tử. Báo điện tử sẽ là một kênh truyền thông và hiệu quả thiết thực nhất khi thông tin về người lao động nhập cư nếu như phát huy hết tiềm năng và thế mạnh của nó.

Với đặc trưng chuyển tải thông tin tức thời, có tính tương tác cao, hội tụ yếu tố đa phương tiện bao gồm chữ viết, hình vẽ, tranh ảnh, sơ đồ, biểu đồ, đồ họa, video...khả năng liên kết lớn, báo điện tử có số lượng độc giả truy cập ngày càng tăng. Vì thế, báo điện tử có ưu thế rất lớn trong công cuộc truyền thông về vấn đề người lao động nhập cư ở Việt Nam hiện nay. Và cũng do đó, chúng tôi lựa chọn công cuộc truyền thông về vấn đề trên, không phải trên báo in, báo nói, báo hình mà trên báo điện tử, với đối tượng khảo sát là 3 tờ báo điện tử Lao động, Lao động thủ đô và Người lao động. Bởi vì đây là những tờ báo đại diện cho tiếng nói của người lao động trên cả nước nói chung và người lao động nhập cư nói riêng, do đó trên 3 tờ báo điện tử này có rất nhiều tin, bài phản ánh về vấn đề người lao động

nhập cư trong suốt thời gian qua (từ tháng 01/2015 đến tháng 12/2016).

1.4.3. Ưu thế của báo điện tử trong việc thông tin về người lao động nhập cư

Báo điện tử tuy ra đời sau những loại hình báo chí khác nhưng đã nhanh chóng phát triển về số lượng, chất lượng và ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong đời sống báo chí, đời sống xã hội của đất nước. Bằng những đặc trưng của riêng mình, loại hình báo điện tử thể hiện rõ được những ưu thế, đồng thời khẳng định được vai trò, vị thế của mình trong nền báo chí cách mạng Việt Nam. Và trong quá trình truyền thông về vấn đề người lao động nhập cư, báo điện tử cũng thể hiện rõ được các thế mạnh của mình.

Thứ nhất, báo điện tử - kết quả của sự kết hợp giữa công nghệ và truyền

thông, dựa trên nền của Internet và sự tích hợp ưu thế của các loại hình báo chí truyền thống, đã đem lại giá trị rất lớn cho xã hội. Báo điện tử đã tạo ra bước ngoặt, làm thay đổi cách truyền tin và tiếp nhận thông tin. Báo điện tử bao gồm nhiều công cụ truyền thống, đó là: văn bản (text), hình ảnh tĩnh và đồ họa (stimage & graphic), âm thanh (audio), hình ảnh động (video & animation), và gần đây nhất là các chương trình tương tác (interactive & program). Chính vì vậy, báo điện tử được xem là biểu tượng điển hình của truyền thông đa phương tiện và ngày càng có nhiều người sử dụng. Vì vậy, ưu thế của báo điện tử trong thông tin, tuyên truyền về lao động nhập cư chính là thông tin nhanh, phong phú, sống động và chân thực nhất về cách thức đưa tin tạo được hứng thú cho công chúng tiếp nhận.

Thứ hai, báo điện tử không bị giới hạn khuôn khổ, số trang nên có khả năng

truyền tải thông tin không giới hạn. Vì vậy, nó có thể cung cấp một lượng thông tin rất lớn, phong phú và chi tiết về lao động nhập cư. Ngoài ra, những thông tin này còn được báo điện tử sâu chuỗi lại với nhau theo các chủ đề thông qua siêu liên kết, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận thông tin của độc giả. Không những thế, thông tin trên báo điện tử được lưu trữ lâu dài và khoa học theo ngày tháng, chủ đề, chuyên mục…tạo thành cơ sở dữ liệu để bạn đọc có thể tìm kiếm nhanh chóng và hiệu quả.

Hơn thế nữa, báo điện tử còn mang lại rất nhiều tiện ích hữu dụng cho người sử dụng, một trong những tiện ích phổ thông của Internet là hệ thống thư điện tử (email), trò chuyện trực tuyến (chat), máy tính truy tìm dữ liệu (search engine), các dịch vụ thương mại và chuyển tiền và các dịch vụ y tế, giáo dục…Chúng cung cấp một khối lượng thông tin và dịch vụ khổng lồ trên Internet. Trung bình một ngày ở Việt Nam, người sử dụng mạng Internet dành khoảng từ 5 – 6 tiếng và ở Mỹ người dùng dành khoảng 9 tiếng truy nhập vào mạng Internet. Nhưng ít có mấy ai bỏ ra từng ấy thời gian để đọc báo in hay xem các chương trình truyền hình, hay nghe các chương trình phát thanh.

Thứ ba, báo điện tử không bị phụ thuộc vào khoảng cách địa lý nên thông

tin được truyền tải đi khắp toàn cầu. Nó tiếp cận với độc giả khắp mọi nơi, dù đó là thành thị, nông thôn, vùng sâu, vùng xa…Ở bất kỳ nơi đâu, chỉ cần một chiếc máy tính, một chiếc điện thoại hay máy tính bảng có kết nối Internet là mọi người có thể thỏa sức tìm kiếm thông tin trên báo điện tử ở tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hóa, y tế, và đặc biệt là một vấn đề nóng trên toàn cầu hiện nay như nhập cư…nó còn cho phép mọi người trên thế giới tiếp cận và đọc mà không bị phụ thuộc vào không gian, thời gian. Báo điện tử giúp mở cành cửa tri thức cho mọi đối tượng trong xã hội, thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, quốc gia thuận lợi, thông qua báo điện tử có thể biết diễn biến, thực trạng về nhập cư đang xảy ra ở mỗi quốc gia, mỗi khu vực và trên toàn cầu, thực sự báo điện tử trở thành chiếc cầu nối giữa các nước trên thế giới với nhau.

Thứ tƣ, báo điện tử còn có đặc trưng rõ nét là tính tức thời và phi định kì,

loại hình này vượt qua rào cản mà các loại hình báo chí khác vướng phải, nội dung thông tin không bị giới hạn bởi khuôn khổ của trang báo, thời lượng phát sóng hay thời gian tuyến tính. Quy trình sản xuất thông tin đơn giản, dễ dàng nên có thể cập nhật , bổ sung bất kì lúc nào với số lượng bao nhiêu. Thông tin trên báo điện tử có thể sống động, nóng hổi đến từng giờ, từng phút, thậm chí là từng giây. Có người gọi báo điện tử là “báo giờ” là vì tính cập nhật tức thời, khả năng cập nhật thông tin của nó.

Việc cập nhật thông tin có thể diễn ra liên tục nhiều lần trong ngày, chính vì vậy, trên báo điện tử, “giới hạn cuối cùng” của một bài báo chỉ là tạm thời và tương đối vì bất cứ lúc nào thông tin cũng có thể được cập nhật, bổ sung. Chỉ có

Một phần của tài liệu Vấn đề người lao động nhập cư trên báo điện tử việt nam (Trang 40)