Hệ thống thể loại báo chí đƣợc sử dụng

Một phần của tài liệu Vấn đề người lao động nhập cư trên báo điện tử việt nam (Trang 78 - 82)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.3.1.Hệ thống thể loại báo chí đƣợc sử dụng

Thể loại báo chí là hình thức biểu hiện cơ bản thống nhất và ổn định của các bài báo, là cách lựa chọn công cụ, phương tiện và hình thức trình bày tác phẩm báo chí để phù hợp với nội dung, thích ứng với từng tình huống sự kiện và chứa đựng nội dung, hình thức bài báo cần trình bày.

Qua khảo sát báo điện tử Lao động, Lao động thủ đô và Người lao động cho thấy, thể loại tần suất cao nhất trong việc thông tin các vấn đề người lao động nhập cư là bài phản ánh, tin và phỏng vấn, ghi nhanh, phóng sự; được thể hiện qua bảng 2.2. và biểu đồ 2.3 dưới đây:

Bảng 2.2. Thống kê thể loại báo chí được sử dụng

STT Thể loại Số lƣợng Tỷ lệ (%) 1 Phản ánh 71 43,03 2 Tin 56 33,93 3 Phỏng vấn 7 4,24 4 Ghi nhanh 11 6,66 5 Phóng sự 20 12,12 Tổng số 165 100%

(Nguồn khảo sát của tác giả từ tháng 01/2015 đến tháng 12/2016)

Biểu đồ 2.3. Biểu đồ so sánh tỷ lệ phần trăm các thể loại báo chí được sử dụng để viết tin, bài về vấn đề người lao động nhập cư đăng trên 3 tờ báo điện tử được

Từ số liệu trên bảng thống kê cho thấy, các thể loại được các nhà báo lựa chọn nhiều nhất là thể loại bài phản ánh (71 bài), chiếm 43,03%; sau đó đến thể loại tin (56 tin), chiếm 33,93%; phỏng vấn, ghi nhanh, phóng sự, tương ứng chiếm từ 4,24 – 6,66 – 12,12%. Việc sử dụng các thể loại trên giữa các báo cũng có sự khác biệt rõ rệt.

- Tin:

Kết quả khảo sát 3 tờ báo điện tử cho thấy thể loại tin chiếm tới 33,93% trong tổng số tất cả các thể loại báo chí được khảo sát, trong đó báo điện tử Lao động vẫn có tỷ lệ cao nhất với 22 tin chiếm 39,28%, tiếp đó là báo điện tử Người lao động với 18 tin chiếm 32,14%, báo điện tử Lao động thủ đô thì ít hơn với 16 tin chiếm 28,57%. Thể loại tin đã giúp cho việc phản ánh nhanh những sự kiện thời sự nóng hổi, có ý nghĩa trong đời sống xã hội với ngôn ngữ cô đọng, ngắn gọn, trực tiếp và dễ hiểu đối với công chúng.

Có nhiều dạng tin được sử dụng phổ biến như cấu trúc hình tam giác, hình tam giác ngược, hình chữ nhật, hình viên kim cương…Trong số đó, các báo có xu hướng sử dụng ngày càng nhiều kiến trúc hình tam giác ngược. Kết cấu tin kiểu tam giác ngược giúp công chúng nhanh chóng nắm bắt được tin và có thể chuyển sang tin khác bất cứ khi nào họ muốn. Trong cấu trúc tin hình tam giác ngược, ý đầu tiên bao giờ cũng quan trọng nhất và tầm quan trọng của thông tin giảm dần.

Tin trên 03 tờ báo điện tử được khảo sát đều chú trọng phần mở đầu của tin, nêu một cách cụ thể, ngắn gọn, súc tích nhất thông tin chính, thông tin cốt lõi. Hầu hết các tin đều thể hiện được 5 chữ W và H (Ai, cái gì, ở đâu, khi nào, tại sao và như thế nào). Cách viết tin của các tờ báo theo hướng tin chỉ dẫn, kịp thời, chính xác, đơn giản, dễ hiểu. Ví dụ các tin về vấn đề người lao động nhập cư thường xuất hiện như: Trung thu cho trẻ em lao động nhập cƣ (báo điện tử Lao động thủ đô, ngày 12/09/2016); Lao động nhập cƣ cần đƣợc tiếp cận các chính sách an sinh (báo điện tử Lao động thủ đô, ngày 22/06/2016); Lao động nữ nhập cƣ rất thiệt thòi (báo điện tử Ngƣời lao động, ngày 02/04/2016); Bảo đảm quyền lợi cho lao

trợ giúp pháp lý cho lao động di cƣ (báo điện tử Lao động, ngày 10/06/2015); Ra mắt Mạng lƣới Hành động vì Lao động Di cƣ (báo điện tử Lao động, ngày 08/12/2015)....

- Bài phản ánh:

Qua khảo sát cho thấy, thể loại bài phản ánh được cả 03 tờ báo điện tử sử dụng nhiều nhất với (71 bài) chiếm 43,03%. Là một trong những thể loại được sử dụng nhiều và giữ vị trí quan trọng trong công tác thông tin của cơ quan báo chí. Nếu tin ngắn chỉ thông báo về sự kiện, hiện tượng một cách cô đọng, súc tích, ngắn gọn nhất thì bài phản ánh lại có ưu thế riêng không chỉ thông báo mà còn phân tích và khái quát.

Bài phản ánh thường được xây dựng trên một loạt các sự kiện đồng nhất, trên tổng thể các dữ liệu được liên kết bởi một đề tài nhất định. Bài phản ánh cho phép người viết có thể dùng phương pháp so sánh, đối chiếu giữa các sự kiện, hiện tượng, vấn đề để có điều kiện làm sáng tỏ nội dung tác phẩm. Với các bài: Bảo hiểm xã hội cho lao động di cƣ, sao không?(báo điện tử Lao động, ngày 10/06/2015); Ngƣời lao động di cƣ: Mong mỏi đƣợc tham gia bảo hiểm xã hội (báo điện tử Lao động, ngày 23/12/2015); Gỡ khó cho lao động nữ nhập cƣ (báo điện tử Lao động, ngày 12/12/2016); Ngƣời lao động di cƣ: 90% không đƣợc tiếp cận dịch vụ an sinh xã hội (báo điện tử Lao động, ngày 09/12/2015); Bảo vệ nữ lao động nhập cƣ: Cần sự chung tay của cả cộng đồng (báo điện tử Lao động thủ đô, ngày 22/12/2016);“Bỏ quên” lao động di cƣ không chính thức?(báo điện tử Lao động thủ đô, ngày 04/08/2015); Bấp bênh đời sống nữ công nhân (báo điện tử Lao động thủ đô, ngày 19/11/2015); Ngƣời lao động di cƣ khó tiếp cận bảo hiểm tự nguyện (báo điện tử Lao động thủ đô, ngày 23/06/2015); Thiếu sản phẩm nhà ở cho giới trẻ (báo điện tử Ngƣời lao động, ngày 17/10/2016); Hỗ trợ lao động di cƣ (báo điện tử Ngƣời lao động, ngày 19/12/2015); Trẻ chƣa qua, già chƣa tới (báo điện tử Ngƣời lao động, ngày 19/12/2015)...

- Phỏng vấn:

Đây là thể loại báo chí mũi nhọn, khá phù hợp khi thông tin đậm nét về các vấn đề mới. Tuy nhiên, các báo điện tử được khảo sát sử dụng không đáng kể, chỉ chiếm có 4,24% (07 bài); trong đó, riêng báo điện tử Lao động (3 bài), báo điện tử Người lao động (2 bài) còn lại là báo điện tử Lao động thủ đô (2 bài).

- Phóng sự:

Đối với đề tài về người lao động nhập cư với thế mạnh của phóng sự, tiêu biểu cho thể loại chính luận nghệ thuật nếu sử dụng tốt, sẽ mang lại hiệu quả cao, giúp cho việc cảm nhận thông tin nhẹ nhàng, sâu sắc hơn. Tuy nhiên, thể loại này các tờ báo điện tử sử dụng chưa nhiều khi chuyển tải thông tin về người lao động nhập cư cả 3 tờ báo điện tử được khảo sát trong 2 năm mới chỉ có 20 tác phẩm chiếm 12,12% trong tổng số các thể loại báo chí được khảo sát. Có thể kể đến một số phóng sự như: Lao động di cƣ kể chuyện đời qua ảnh (báo điện tử Lao động thủ

đô, ngày 10/12/2015 của tác giả Tuấn Trung); Có ông, mọi ngƣời yên tâm (báo điện tử Ngƣời lao động, ngày 13/07/2016 của tác giả Hồng Đào); "Sao cơm nhà mình không có cá, thịt vậy mẹ?" (báo điện tử Ngƣời lao động, ngày 31/08/2015); Lao động di cƣ và nỗi ám ảnh đƣợc kể bằng ảnh (báo điện tử Lao động, ngày 22/06/2015 của tác giả Linh Nguyên); Cuộc sống qua ảnh của ngƣời lao động di cƣ: Tìm chính mình trong những khuôn hình (báo điện tử Lao động, ngày 20/02/2015 của tác giả Linh Nguyên)....

- Ghi nhanh:

Ghi nhanh là thể loại báo chí chủ yếu phản ánh những sự kiện nóng hổi, cấp bách trong dòng thời sự chủ lưu, với mô thức kết cấu linh hoạt, mềm dẻo, thông qua bút pháp mô tả trực tiếp, thuật và những cảm xúc, ấn tượng, lời bình khi cần thiết nhằm cung cấp ngay lập tức cho công chúng một phác thảo sinh động, đa diện về sự thật mới nảy sinh có ý nghĩa thời sự với những chi tiết tiêu biểu nhất, ấn tượng nhất.

Ghi nhanh có ưu thế trong miêu tả bằng hình ảnh chân thực, trực tiếp về sự kiện mới nảy sinh. Ghi nhanh có khả năng tác động vào nhân thức cảm tính của công chúng, thúc đẩy hành động kịp thời và cổ vũ con người hành động. Với những ưu thế như vậy, tuy nhiên ghi nhanh cũng không được các báo sử dụng nhiều với đề tài này. Theo khảo sát thì trong 2 năm 2015 – 2016 cả 3 tờ báo điện tử chỉ có 11 tác phẩm được đăng tải chiếm 6,66% trong tổng số các thể loại báo chí được thống kê. Đây là số lượng bài ít chỉ sau thể loại phỏng vấn, có thể thấy các tờ báo này chưa thực sự chú trọng thể loại báo chí này.

Một phần của tài liệu Vấn đề người lao động nhập cư trên báo điện tử việt nam (Trang 78 - 82)