4. Nội dung và kết quả nghiên cứu:
4.1 Hiệu chỉnh hướng tiếp cận “khả năng chịu đựng nợ” truyền thống:
Qua nghiên cứu cách tiếp cận gốc “khả năng chịu đựng nợ” của Reihart, Rogoff và Savastano (2003), chúng tôi phát hiện có một số vấn đề với cách tiếp cận truyền thống để ước lượng phương trình “khả năng chịu đựng nợ”. Thứ nhất có thể có vấn đề nội sinh giữa biến độc lập (nợ, lạm phát và vỡ nợ) với biến phụ thuộc (IIR), điều này có thể dẫn đến ước lượng chệch các hệ số. Reihart, Rogoff và Savastano nhận
ra điều này và sử dụng ước lượng IVs với kết quả tổng quát tương tự như ước lượng ban đầu của họ. Tuy nhiên, cũng có thể là vấn đề nội sinh của các nhóm IIR, bởi vì đây là những nhóm dựa trên các phân vùng của biến phụ thuộc (trái với nhiều biến giả truyền thống dựa trên phân vùng của các biến độc lập) chúng có thể cũng có mối tương quan với sai số, do đó kết quả ước lượng có thể bị sai lệch. Thứ hai, ước lượng cắt ngang tĩnh không chú ý đến những thay đổi trong IIR và nợ theo thời gian, ngoài ra việc sử dụng dữ liệu trung bình giai đoạn đã làm phẳng các biến động ngắn hạn, do đó mối quan hệ tuyến tính giữa IIR và nợ có thể bị hạn chế. Ngoài ra, việc xác định các nhóm phụ thuộc vào mẫu các nước được chọn cho ước lượng, điều này dẫn đến sự sai lệch khi xác định IIR mục tiêu và nợ mục tiêu tương ứng. Thứ ba, ước lượng trước đây chỉ sử dụng nợ nước ngoài, trong khi một định nghĩa rộng hơn bao gồm cả nợ trong nước (tức là tổng nợ chính phủ) có thể cung cấp một cái nhìn đầy đủ hơn về tầm quan trọng của nợ mục tiêu trong “khả năng chịu đựng nợ”.
Phương pháp mới giải quyết những vấn đề này bằng cách:
Sử dụng khuôn khổ dữ liệu mảng động, ước lượng thay đổi trong IIR trước những thay đổi trong nợ, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng đối các quốc gia khác nhau với mức nợ và “khả năng chịu đựng nợ” khác nhau. Chúng tôi cũng sử dụng một dữ liệu hằng năm thay vì sử dụng dữ liệu trung bình nhiều năm, như được thực hiện trong nghiên cứu Reihart, Rogoff và Savastano (2003), trong khi dữ liệu trung bình là được đề nghị để làm phẳng những biến động ngắn hạn, nó sẽ là vấn đề trong việc thực hiện ước lượng phương trình “khả năng chịu đựng nợ”: có khả năng rằng tình hình kinh tế của các nước vay mượn thay đổi đã được ghi nhận một cách nhanh chóng bởi các tổ chức tài chính cũng như các ngân hàng, và chúng tôi sẽ mất những thông tin quan trọng để đánh giá nếu chúng tôi làm phẳng các biến động hàng năm.
Sử dụng ước lượng Generalized Method of Moments (GMM) trong khuôn khổ dữ liệu mảng động, nhằm hiệu chỉnh vấn đề nội sinh của các biến độc lập, và đưa vào tác động cố định cụ thể mỗi quốc gia.
Thay vì phân chia mẫu thành các nhóm ngang hàng dựa trên trung bình và độ lệch chuẩn của IIR, phương pháp của chúng tôi ước lượng một phương trình cho tất cả các nước, tránh để tránh vấn đề nội sinh tiềm tàng của các nhóm nợ và sai số.
IIR mục tiêu và ngưỡng nợ tương ứng được tính toán dựa trên xếp hạng tín dụng của các cơ quan xếp hạng lớn.
Sử dụng một dữ liệu mới về tổng nợ chính phủ.