Ngưỡng nợ cụ thể của đất nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực nghiệm “khả năng chịu đựng nợ”. Ứng dụng xác định tỷ lệ nợ mục tiêu cho Việt Nam (Trang 34 - 35)

2. Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây

2.3.6Ngưỡng nợ cụ thể của đất nước

Reihart, Rogoff và Savastano (2003) sử dụng một vài kết quả chính của họ để chỉ ra rằng mặc dù 35% là ngưỡng nợ nước ngoài trên GNP (hoặc xuất khẩu) an toàn thối thiểu cho những đất nước không thuộc nhóm A, nhưng các nước với một lịch sử tín dụng kém cũng có thể trở nên dễ bị tổn thương ngay cả ở mức nợ nước ngoài trên GNP là thấp. Để minh họa điểm cơ bản nhưng quan trọng này, Reihart, Rogoff và Savastano sử dụng các hệ số được ước lượng từ hồi quy trước ở bảng, cùng với giá trị thực tế của các biến độc lập, để dự đoán giá trị của IIR cho mỗi nước với tỷ số nợ nước ngoài trên GNP khác nhau. Bảng 2.9 minh họa cho tính toán này trong trường hợp của Argentina và Malaysia cho các mức nợ nước ngoài trên GNP dao động từ 0% đến 45%. Cả hai nước là thành viên của nhóm B cho đến khi Argentina bị vỡ nợ vào tháng 12 năm 2001.

Bảng 2.9 Dự báo IIR và khu vực “khả năng chịu đựng nợ” cho Argentina và Malaysia

Lưu ý rằng, các khu vực được tính toán cho Argentina và Malaysia ở đây là các khu vực “khả năng chịu đựng nợ” được chia theo nghiên cứu của Reihart, Rogoff và

Tỷ lệ nợ nước ngoài

trên GNP (%)

Argentina Malaysia

Institutional Investor Ratings

được dự báo Khu vực Institutional Investor Ratings được dự báo Khu vực

0 51,4 I 61,1 I 5 49,3 I 59 I 10 47,3 I 57 I 15 45,2 III 54,9 I 20 43,2 III 52,9 I 25 41,1 III 50,8 I 30 39,1 III 48,8 I 35 37 III 46,7 II 40 34,9 IV 44,7 IV 45 32,9 IV 42,6 IV

Chú ý: Tác giả tính toán dựa trên các hệ số từ phương trình hồi quy (1) trong bảng kết quả ước lượng phương trình hồi quy

Savastano (2003) (được trình bày trong phụ lục C) cho nên không trùng với việc chia khu vực được đề cập ở phần 2.3.4. Tính toán trên cho thấy rõ ràng rằng tình

huống “khả năng chịu đựng nợ” không ổn định của Argentina là nghiêm trọng hơn Malaysia. Argentina vẫn còn trong khu vực tương đối an toàn – khu vực I, miễn sao nợ nước ngoài trên GNP của nó thấp hơn 15%, trong khi Malaysia vẫn còn ở khu vực I khi nợ nước ngoài trên GNP tối đa là 30%, và nó sẽ ở trong khu vực II tương đối an toàn với mức nợ nước ngoài trên GNP là 35%. Argentina đại diện cho nhiều nước với một lịch sử tín dụng và lạm phát xấu, trong khi Malaysia đại diện cho các nước với một lịch sử không có vỡ nợ và lạm phát cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực nghiệm “khả năng chịu đựng nợ”. Ứng dụng xác định tỷ lệ nợ mục tiêu cho Việt Nam (Trang 34 - 35)