Xếp hạng “khả năng chịu đựng nợ” trong nhó mB

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực nghiệm “khả năng chịu đựng nợ”. Ứng dụng xác định tỷ lệ nợ mục tiêu cho Việt Nam (Trang 35 - 37)

2. Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây

2.3.7Xếp hạng “khả năng chịu đựng nợ” trong nhó mB

Reihart, Rogoff và Savastano (2003) đã trình bày bằng chứng hổ trợ quan điểm cho rằng có một nhóm các nước có mức độ “khả năng chịu đựng nợ” là không xác định rõ (nhóm B), và các nước trong nhóm này xếp loại từ các nước tương đối an toàn (khu vực I) cho đến các nước bấp bênh hơn (khu vực III và IV) nơi mà các sự kiện bất lợi trở nên có khả năng tăng lên. Bảng 2.10 cho thấy, đối với 14 nền kinh tế thị trường mới nổi trong mẫu chính của họ, hai thước đo “khả năng chịu đựng nợ” cho phép đánh giá mức độ tương đối của “khả năng chịu đựng nợ” đó là: tỷ số trung bình giai đoạn 1979 – 2000 của nợ nước ngoài trên GNP chia IIR trung bình, và tỷ số trung bình nợ nước ngoài trên xuất khẩu chia IIR trung bình. Bất kể các tác giả này chọn biện pháp nào thì những nước với lịch sử tín dụng xấu vẫn sẽ thể hiện một mức độ thấp nhất của “khả năng chịu đựng nợ”. Trong bảng 2.10, trường hợp của Argentina với một lịch sử tín dụng xấu, đã nhiều lần vỡ nợ, quốc gia này có tỷ số nợ trên GDP chia cho IIR cao nhất đồng nghĩa với việc Argentina có “khả năng chịu đựng nợ” thấp nhất. Ngược lại, Thái Lan với lịch sử tín dụng tốt, chưa từng bị vỡ nợ, có tỷ số nợ trên GDP chia cho IIR thấp nhất đồng nghĩa Thái Lan đang có “khả năng chịu đựng nợ” tốt nhất trong số các nước này. Ví dụ, với cách đầu tiên, mức trung bình “khả năng chịu đựng nợ” của các nước với một lịch sử vỡ nợ là thấp gấp hai lần so với mức trung bình “khả năng chịu đựng nợ” của các nước với lịch sử tránh được vỡ nợ. Và sự khác biệt này lớn hơn nhiều lần khi họ sử dụng cách thứ hai là sử dụng tỷ lệ nợ nước ngoài trên xuất khẩu thay vì sử dụng tỷ lệ nợ nước

ngoài trên GNP làm tử số. Những số liệu này có thể hữu ích để so sánh mức độ tương đối của “khả năng chịu đựng nợ” giữa các nước khác nhau.

Qua nghiên cứu về “khả năng chịu đựng nợ” của Reihart, Rogoff, Savastano (2003) và Reihart, Rogoff (2009) chúng tôi xem xét thấy mô hình này chỉ xác định được nợ mục tiêu của các quốc gia trong mẫu tác giả đưa ra, Việt Nam lại không nằm trong mẫu đó. Ngoài ra chúng tôi còn nhận thấy một số vấn đề với cách tiếp cận này, có thể dẫn đến sai lệch các ước tính. Từ đó chúng tôi đặt ra câu hỏi: Làm thế nào để hạn chế các sai lệch trong phương pháp tiếp cận gốc của Reihart, Rogoff, Savastano (2003)? Làm thế nào để xác định được IIR mục tiêu cho Việt Nam? Tương ứng với mức IIR đó Việt Nam cần đạt được mức nợ là bao nhiêu? Như vậy, công việc tiếp theo của chúng tôi là hiệu chỉnh mô hình cũ để giải quyết các vấn đề có thể dẫn đến sai lệch trong mô hình đồng thời đưa ra mô hình hồi quy mới cho IIR, xác định mức

(Nợ nước ngoài/GNP)/ Institutional Investor Rating

(Nợ nước ngoài/Xuất khẩu)/ Institutional Investor Rating

Các nước với lịch sử có vỡ nợ và tái cấu trúc

Argentina 1,1 10.6 Brazil 0,8 8.8 Chile 1,2 4.7 Colombia 0,8 4.3 Ai Cập 2,1 6.7 Mexico 0,8 4.4 Philippines 1,6 5.8 Thổ Nhĩ Kỳ 0,9 6 Venezuela 1 3.5 Trung bình nhóm 1,1 6.1

Các nước với lịch sử không có vỡ nợ và tái cấu trúc

Ấn Độ 0,4 4.2 Hàn Quốc 0,5 1.4 Malaysia 0,6 1 Singapore 0,1 0.1 Thái Lan 0,7 2 Trung bình nhóm 0,5 1.7

Nguồn: Reinhart, Rogoff và Savastano (2003)

Bảng 2.10 Đo lường “khả năng chịu đựng nợ” một số nước trong nhóm B: 1979 - 2000

IIR mục tiêu cho Việt Nam, cuối cùng là sử dụng mô hình hồi quy mới tính toán mức nợ tương ứng với IIR mục tiêu cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực nghiệm “khả năng chịu đựng nợ”. Ứng dụng xác định tỷ lệ nợ mục tiêu cho Việt Nam (Trang 35 - 37)