Hoạt động cung ứng thuốc của bệnh viện

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt động cung ứng thuốc của bệnh viện phụ sản trung ương giai đoạn 2001 2005 (Trang 59)

Trong 5 năm qua với hoạt động cung ứng thuốc của bệnh viện nói chung và của khoa dược nói riêng đã đảm bảo kịp thời cung ứng thuốc, hoá chất, dược dụng phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng của người bệnh. Góp phần năng cao chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện, hoàn thành tốt nhiệm vụ của ngành và Bộ Y tế giao cho.

3.2.2.I. Chu trình lựa chọn

Với những đặc điểm riêng của 1 bệnh viện chuyên khoa, chuyên ngành phụ sản thì việc lựa chọn và quyết định chính xác nhu cầu thuốc phải phù hợp và bám sát MHBT và DMT của viện trong từng giai đoạn, dựa vào những chỉ tiêu được giao, căn cứ vào tổng hợp dự trù thuốc và tình hình sử dụng thuốc tại bệnh viện của các năm trước, lượng tồn kho... là những yếu tố quan trọng

nhằm đảm bảo cung ứng kịp thời, hiệu quả, tránh lượng tồn kho ảnh hưởng tới chất lượng thuốc do bảo quản quá lâu, mặt khác tránh sự tốn kém và lãng phí trong công tác cung ứng thuốc. Ví dụ như: dựa vào MHBT (Phụ lục 3 và hình 3.14) dễ dàng nhận thấy rằng các bệnh thường gặp chiếm tỷ lệ cao và có xu hướng tăng lên là: mổ đẻ, đẻ thường, đẻ chỉ huy tĩnh mạch, vô sinh nữ và chửa ngoài tử cung, tỷ lệ u bướu và ung thư các loại...để đáp ứng với MHBT như trên DMT của bệnh viện với tỷ lệ cao các nhóm thuốc kháng sinh(đặc biệt là các nhóm thuốc kháng sinh dùng để dự phòng phẫu thuật), thuốc gây tê- mê, thuốc tim mạch, các hormon, nội tiết tố và các thuốc chống ung thư...

Qua khảo sát thực tế thấỵ rằng: chu trình lựa chọn của BVPSTƯ là kết quả nghiên cứu và áp dụng chu trình chuẩn của WHO có chỉnh sửa cho phù hợp với đặc thù về MHBT của bệnh viện, đó là:

- Chu trình lựa chọn của viện đã bám sát MHBT, lập dự trù của năm dựa trên cơ sở tổng hợp chi tiết các bản dự trù của từng khoa lâm sàng gửi lên, căn cứ vào lượng thuốc tồn kho, những thay đổi trang thiết bị kỹ thuật chuyên môn và các phương pháp điều trị mới. Nên bệnh viện đã hạn chế được việc phải lập dự trù bổ xung từ đó đảm bảo được tính kịp thời trong cung ứng.

- Việc lựa chọn thuốc, hoá chất dựa vào danh mục TTY hiện có và hướng dẫn điều trị chuẩn, tiến hành cho điểm các tiêu chí lựa chọn (hợp lý, an toàn, giá thành, nơi sản xuất, dạng bào chế và kỹ thuật sử dụng) thuốc, hoá chất theo WHO nên danh mục thuốc hiện có tương đối phù hợp với MHBT của viện.

- Các yếu tố để bệnh viện quyết định nhu cầu thuốc, hoá chất theo hướng dẫn của WHO là: tình trạng bệnh tật, hiệu lực của thuốc trong điều trị và khoa học y học - kỹ thuật điều trị.

3.2.2.2. Mua sắm thuốc và thủ tục mua sám

- Trong thủ tục mua sắm thì khâu lựa chọn các phương thức mua sắm là khâu quan trọng nhất. BVPSTƯ đã lựa chọn phương thức đấu thầu rộng rãi cho tất cả các nhà cung ứng có trên thị trường nên đã chọn được những thuốc thích hợp và giá cả hợp lý hơn. Việc đầu thầu đã được ban đấu thầu tổ chức công khai, để tránh tình trạng dư thừa hay khan hiếm thuốc, hoá chất bệnh

viện đã tiến hành phân chia quá trình mua sắm và tiếp nhận thành nhiều đợt, thông thường cứ 1 tháng 1 lần. Tuy nhiên mô hình cung ứng của bệnh viện có những thay đổi rất linh động nhằm phù hợp với tình hình bệnh tật và đảm bảo nhiệm vụ cung ứng thuốc đầy đủ, kịp thời như: trong một số trường hợp đặc biệt đã được giám đốc duyệt theo yêu cầu đột xuất của điều trị thì giao cho khoa Dược mua ngay để đáp ứng kịp thời phục vụ bệnh nhân nhưng phải mua của các công ty trúng thầu. Nếu là thuốc ngoài danh mục công ty trúng thầu không có thì khoa Dược được mua tại các công ty dược khác hoặc cửa hàng dược khác nhưng không được cao hơn giá thị trường tại cùng thời điểm.

Để tổ chức đấu thầu một cách gọn nhẹ, tiết kiệm thời gian và chi phí động thời quản lý chặt chẽ việc cung ứng và sử dụng thuốc trong bệnh viện, các thuốc đấu thầu được chia thành các gói thầu, với quy định cụ thể về tổng giá trị cho từng gói thầu trong mỗi lần đấu thầu đã được Bộ Y tế xét duyệt hàng năm ( ví dụ: bảng 3.10).

Qua khảo sát nhận thấy rằng thủ tục mua sắm của BVPSTƯ tuân theo thủ tục mua sắm chuẩn của WHO bước cân đối nhu cầu thuốc và ngân quỹ. Là 1 bệnh viện tuyến trung ương với sự quản lý trực tiếp của Bộ Y Tế, kinh phí hoạt động của khoa dược bệnh viện được cấu thành từ 3 nguồn chính: BHYT, viện phí, ngân sách nhà nước trong đó viện phí là nguồn chiếm tỷ lệ cao nhất, hàng năm kinh phí cấp cho hoạt động mua thuốc chiếm từ 28,5% đến 37,1% kinh phí của toàn bệnh viện nên bệnh viện đã hoàn toàn chủ động cân đối được nhu cầu và ngân quỹ đảm bảo cung ứng thuốc đầy đủ, kịp thời, mang lại hiệu quả điều trị.

3.2.2.3. Quản lý, cấp phát và sử dụng thuốc

* Quy trình cấp phát thuốc: bệnh viện đã thực hiện cấp phát theo đúng quy trình đã được giám đốc phê duyệt.

Tuy nhiên do tình hình nhân lực còn thiếu nên việc thực hiện quyết định cấp phát thuốc tới tận khoa lâm sàng của Bộ Y tế chưa thực hiện được trên quy mô toàn bệnh viện.

* Quản lý, tồn trữ và bảo quản thuốc

Trong vấn đề tồn trữ và bảo quản thuốc: BVPSTƯ đã chú trọng tới công tác bảo quản xây dựng kho thuốc theo mô hình quản lý với 2 cấp kho. Thông

thường, thuốc được mua từ các công ty được nhập vào kho chính, từ kho chính thuốc được xuất sang các kho lẻ. Từ các kho lẻ được xuất tới các khoa lâm sàng. Các kho có đầy đủ trang thiết bị được quản lý theo tiêu chuẩn bảo quản thuốc tốt (GSP) và được xây dựng đúng theo chuyên môn và an toàn.

Tuy nhiên việc thực hiện quy chế quản lv thuốc độc chưa được thực hiện triệt để, việc tổ chức bảo quản tại các khoa lâm sàng còn chưa được chú trọng ảnh hưởng tới việc đảm bảo chất lượng thuốc trong quá trình tồn trữ và bảo quản.

* Quản lý việc sử dụng thuốc

Trong công tác dược lâm sàng: hiện nav đã thực hiện tốt việc kiểm tra thực hiện quy chế dược, thực hiện y lệnh của y tá điều dưỡng, nữ hộ sinh, sử dụng thuốc của bác sỹ trong quá trình điều trị, kiểm tra các tủ thuốc trực ở các khoa phòng. Tham gia đào tạo và hướng dẫn sử dụng thuốc theo kế hoạch đào tạo của bệnh viện, tham gia nghiên cứu sử dụng thuốc: kháng sinh dự phòng, thuốc giảm đau, sử dụng dịch truyền... tuy nhiên công tác dược lâm sàng vẫn chưa thực sự được chú trọng, việc quản lv sử dụng thuốc của bác sỹ trong quá trình điều trị vẫn chưa được quản lý chặt chẽ, quản lý việc kê đơn còn nới lỏng do số lượng dược sỹ lâm sàng quá ít (1 dược sỹ lâm sàng) lại phải kiêm nhiệm công tác khác, việc nghiên cứu đào tạo dược sỹ lâm sàng còn nhiều mới mẻ. Một số mặt còn tồn tại trong hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị:

- Chưa kịp thời cập nhật các phác đồ điều trị mới thành phác đồ điều trị của bệnh viện.

- Tuy có báo cáo giám sát kê đơn tốt, đảm bảo sử dụng thuốc an toàn nhưng chưa chú trọng chất lượng bình bệnh án để điều chỉnh sử dụng thuốc an toàn.

- Chưa tập hợp được các phác đồ điều trị chuẩn thống nhất cho phù hợp với sự thav đổi của mô hình bệnh tật.

PHẦN 4:

KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT Ý KIẾN

4.1. KẾT LUẬN

Qua khảo sát công tác cung ứng thuốc của BVPSTƯ giai đoạn 2001 - 2005 chúng tôi có những kết luận sau:

4.1.1. Về biên chê cán bộ trong bệnh viện

Có sự mất cân đối giữa V và dược, hiện nay tại bệnh viện cứ 14 bác sỹ có 1 dược sỹ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1.2. Về bộ máy tổ chức nhân lực khoa dược

Khoa dược có 7 dược sỹ đại học và sau đại học, với số lượng như vậy là quá ít so với quy mô của bệnh viện chuyên khoa hạng I.

Tỷ lệ dược sỹ trên nhân viên phục vụ là 1/1 là quá ít, do vậy việc phân công công việc theo trình độ chưa được sắp xếp hợp lý.

4.1.3. Về mô hình bệnh tật và sự đáp ứng của danh mục thuốc vói mô

hình bệnh tật.

- Mô hình bệnh tật chuyên ngành sản phụ khoa. Các nhóm bệnh chiếm tỷ lệ cao là: để thường, mổ đẻ, vô sinh nữ, chửa ngoài tử cung, u xơ tử cung, u nang

buồng trứng...

- Sự đáp ứng của danh mục thuốc với cơ cấu thuốc hợp lv và có tính cập nhật cao.

4.1.4. Về công tác cung ứng thuốc

Khoa dược luôn đảm bảo cung ứng thuốc đầy đủ, kịp thời, đảm bảo chất lượng thuốc, đáp ứng nhu cầu điều trị của bệnh viện. Triển khai việc mua sắm thuốc theo hình thức đấu thầu rộng rãi theo từng quý giúp giảm giá đầu vào, giá thuốc trong điều trị ít thay đổi, tiết kiệm chi phí cho bệnh nhân.

- Quv trình cấp phát thuốc, lĩnh thuốc, chia thuốc đang dần hoàn thiện cho phù hợp với tình hình nhân lực, điều kiện cơ sở vật chất của khoa và từng bước thực hiện các thông tư của Bộ Y tế về công tác cung ứng thuốc.

- Chấp hành tốt việc kiểm tra quy chế chuyên môn dược thường xuyên tại các khoa lâm sàng trong bệnh viện.

- Công tác tồn trữ thuốc đã đảm bảo được tính kịp thời trong mô hình cung ứng thuốc của bệnh viện, mặc dù công tác bảo quản gặp rất nhiều khó khăn

nhưng với sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ của khoa dược nói riêng và của toàn bệnh viện nói chung chất lượng thuốc vẫn được đảm bảo tốt trong quá trình bảo quản và cấp phát thuốc.

- Công tác dược lâm sàng đã bắt đầu đi vào hoạt động, đảm bảo thông tin thuốc, theo dõi ADR, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn hợp lý.

- ứng dụng tin học trong quản lý, tồn trữ và cung ứng thuốc.

4.1.5. Kết luận tổng quát

Hoạt động cung ứng thuốc của bệnh viện phụ sản Trung Ương là tương đối tốt, đảm bảo đúng các quy chế, quy định của Bộ Y tế.

4.2 ĐỂ XUẤT Ý KIẾN

4.2.1. Với Bộ Y Tê

- Cần có chính sách hướng dẫn cụ thể về giá thuốc để các bệnh viện cung ứng thuốc đúng giá trị thực, góp phần tiết kiệm chi phí cho người bệnh.

- Xây dựng quy định chặt chẽ hoạt động quảng cáo, giới thiệu thuốc và hoạt động của các công ty dược, các trình dược viên.

4.2.2. Với bệnh viện

- Bệnh viện cần bổ xung thêm dược sỹ đại học và sau đại học để đảm bảo hoạt động của một khoa dược ở một bệnh viện chuyên khoa hạng I.

- Thường xuyên khuyến khích, tổ chức và tạo điều kiện nâng cao kiến thức về thuốc cho cán bộ công nhân viên của bệnh viện.

- Đẩy mạnh sử dụng các thuốc sản xuất trong nước để giảm chi phí cho bệnh nhân, đồng thời thúc đẩy nền công nghiệp dược phát triển.

- Đẩy mạnh nghiên cứu sử dụng thuốc.

- Triển khai hoạt động dược lâm sàng và thông tin thuốc.

4.2.3. Với khoa dược

- Cần nâng cao trình độ chuvên môn cho cán bộ, phấn đấu đạt trình độ của cán bộ nhân viên khoa dược phải từ dược sỹ trung cấp để thực hiện tốt nhiệm vụ trong thời kỳ mới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chú trọng hơn tới các hoạt động của dược lâm sàng, công tác thông tin thuốc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu Tiếng Việt

1. Bộ môn Quản lý và kinh tế dược - Trường Đại học Dược Hà Nội: Kinh tế dược

2. Bộ môn Quản lý và kinh tế dược - Trường Đại học Dược Hà Nội: Pháp chế hành nghề dược.

3. Bộ Y tế (2005): Bản hướng dẫn sử dụng danh mụcthuốc thiết yếu việt nam lần thứ V

4. Bộ Y tế (2001): Danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh, ban hành kèm theo quyết định số 2320/2001/QĐ-BYT ngày 16/9/2001 5. Bộ Y tế: Tạp chí dược học - 3/2005 (số 347 năm 45), (trang 39)

6. Bộ Y tế: Tạp chí dược học - 6/2005 (số 350 năm 45), (trang 40)

7. Trần Thị Trung Chiến (2001): Xây dựng y tế Việt Nam công bằng và phát triển, Nhà Xuất bản Y Học Hà Nội

8. Lê Văn Truyền (2000): Một số vấn đề về thuốc - chính sách quốc gia về thuốc của Việt Nam.

9. Lê văn Truyền(1999): Một số vấn đề về thuốc và đảm bảo công bằng trong cung ứng thuốc phục vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Bộ Y tế Việt Nam trong quá trình đổi mới. NXB Y học Hà Nội

10. Trường đại học y tế công cộng (2001): Quản lý nhà nước về cung ứng thuốc trong cơ chế thị trường (trang 86-87)

11. TS.BSCKII. Nguyễn Đức Vy: Viện bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh - 36 năm thành tựu và phát triển 1966-2002 -(trang 31-36)

2. Tài liệu tiếng Anh

12. Jonathan D.Quick, James R.Rakin and other authors (1997):

Phụ lục 2: Một sô trang thiết bị máy móc hiện đại của bệnh viện

STT Trang thiết bị máy móc Số lượng(cái)

1 Máy chụp XQ 1

2 Máy siêu âm màu 3 chiều 1

3 Máy siêu âm màu 4 chiều 1

4 Máv thở sơ sinh 2

5 Monitor theo dõi chuyển dạ 15

6 Dopler nghe tim thai 10

7 Máy điều trị sóng ngắn 2

8 Bàn mổ 8

9 Bàn đẻ 7

10 Máy đo chỉ số xét nghiệm 10(loại)

11 Lồng ấp sơ sinh 20

12 Máy soi cổ tử cung 4

13 Máy soi màng ối 1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

14 Máy sốc tim cấp cứu 1

Phụ lục 3: Mô hình bệnh tật giai đoạn 2001-2005 Stt Tên bệnh 2001 2002 2003 2004 2005 Số lượng TL% Số lượng TL% Số lượng TL% Số lượng TL% Số lượng TL% Tổng số 14647 100 17083 100 19029 100 17200 100 19671 100 1 Chửa ngoài tử cung 770 5.3 1038 6.1 990 5.2 1104 6.4 1272 6.5 2 Chửa trứng 234 1.6 258 1.5 265 1.4 281 1.6 58 0.3 3 Sảy thai 274 1.9 103 0.6 180 1.0 102 0.6 236 1.2 4 Nhiễm độc thai nghén 376 2.6 285 1.7 286 1.5 282 1.64 276 1.4 5 Đẻ thường 2305 15.7 2735 16.0 3581 18.8 3171 18.4 3337 17.0 6 Forxep 445 3.0 787 4.6 516 2.7 570 3.3 603 3.1 7 Mổ đẻ 3527 24.0 3967 23. 5114 26.9 5361 31.2 6176 31.4 8 Đẻ chỉ huy tĩnh mach 2156 14.7 3075 18.0 3157 16.6 3175 18.5 4238 21.5 9 Ưng thư vú 12 0.08 34 0.2 24 0.1 10 0.06 19 0.1 10 Bênh vú 110 0.7 87 0.5 62 0.3 65 0.4 72 0.4 11 Viêm tử cung 138 0.9 154 0.9 124 0.7 162 0.9 137 0.7 12 Sa sinh duc 44 0.3 37 0.2 29 0.2 42 0.2 42 0.2 13 Ư nang buồng trứng 454 3.1 639 3.7 592 3.1 720 4.2 854 4.3 14 Chorio 133 0.9 145 0.9 119 0.6 24 0.1 27 0.1 15 Polip âm đao 99 0.7 109 0.6 119 0.6 36 0.2 23 0.1 16 Ung thư khác 21 0.1 69 0.4 56 0.3 43 0.3 32 0.2 17 ưng th tử cung 29 0.2 45 0.3 52 0.3 49 0.3 54 0.3 18 ưng thư buồng trứng 95 0.6 72 0.4 71 0.4 58 0.3 68 0.4 19 Ư xơ tử cung 817 5.6 872 5.1 848 4.5 960 5.6 1108 5.6 20 ưng thư cổ tử cung 25 0.2 45 0.3 52 0.3 28 0.2 45 0.2 21 Vô sinh nữ 2583 17.6 2527 14.8 2792 14.7 957 5.6 994 5.1

Phụ lục 4: Cơ cấu thuốc sắp xếp theo nhóm tác dụng STT Nhóm thuốc tác dụng 2001 2002 2003 2004 2005 Số lượng TL% Số lượng TL% SỐ lượng TL%

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt động cung ứng thuốc của bệnh viện phụ sản trung ương giai đoạn 2001 2005 (Trang 59)