* Cơ cấu nhân lực của BVPSTƯ được trình bày ở bảng 3.3
Bảng 3.3: Cơ cấu nhân lực của bệnh viện
STT Cán bộ Số lượng Tỷ trọng
(%)
1 Giáo sư, tiến sĩ 9 1.5
2 Thạc sỹ 31 5.3
3 Bác sỹ, BS chuyên khoa cấp I, II 72 12.2
4 Dược sỹ đại học, DS sau đại học 8 1.4
5 Cử nhân điều dưỡng 1 0.2
6 Nữ hộ sinh trung học, NHS đại học 139 23.6
7 Dược sỹ trung học 4 0.7
8 Kỹ thuật viên trung học 48 8.1
9 Y tá, y tá điều dưỡng, dược sỹ sơ học 58 9.8
10 Hộ lý, y công 130 20.1
11 Khác 89 15.1
12 Tổng sô 589 100
=> Qua phân tích bảng ta có:
- Cán bộ chuyên môn chiếm: 64,8% - Cán bộ phục vụ khác chiếm: 35,2%
Từ bảng 3.3 và các s ố liệu trên ta có biểu đồ:
■ Cán bộ chuyên môn
□ Cán bộ phục vụ khác
Hình 3.8: Cơ cấu nhân lực bệnh viện
Nhận xét:
+ Số cán bộ chuyên môn và cán bộ phục vụ khác là tương đối phù hợp.
+ Tỷ lệ dược sỹ đại hoc, sau đại học trên tổng số bác sv trong bệnh viện là: 1/14 tạo nên sự mất cân đối giữa y và dược vì theo quyết định số 07/UB-LĐTL ngày 23/01/1975 của UBKH nhà nước thì cứ 3,5 bác sỹ cần 1 dược sỹ...so sánh với một số bệnh viện lớn như bệnh viện Việt Đức (khoảng 1/21), bệnh viện Bạch Mai (khoảng 1/30) thì nhìn chung tỷ lện này là tương đương. Điều đó cho thấy nhân lực khoa dược nói chung hiện nav vẫn còn thiếu.
+ Số lượng y tá, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên trung cấp, hộ lý và y công chiếm tỷ lệ cao: 61,6%
+ Bệnh viện quan tâm đầu tư đào tạo cán bộ, hiện nay bệnh viện đã có rất nhiều cán bộ có bề dày kinh nghiệm, có rất nhiều các giáo sư bác sỹ đầu ngành.
* Cơ cấu tổ chức của bệnh viện
Bệnh viện do 1 giám đốc phụ trách toàn diện và 4 phó giám đốc giúp việc. Mỗi khoa phòng có 1 trưởng khoa phụ trách và có 1 phó trưởng khoa giúp việc. Riêng khoa khám do đặc thù trải rộng trên nhiều mảng chuyên môn và số lượng bệnh nhân đông nhất nên có 3 phó trưởng khoa giúp việc và khoa sản I có 2 phó trưởng khoa(Sơ đồ tổ chức của bệnh viện: phụ luc 1 ).
Khoa dược thuộc khối cận lâm sàng, trực thuộc giám đốc bệnh viện và do 1 phó giám đốc phụ trách (Chủ tịch Hội đồng thuốc và điều trị)
* Quản trị bệnh viện
thì việc tìm ra một mô hình quản trị bệnh viện là một việc rất quan trọng. Một mô hình quản trị tốt sẽ nâng cao được chất lượng và hiểu quả của các dịch vụ y tế, đáp ứng tốt nhu cầu khám chữa bệnh và đảm bảo được công bằng trong khám chữa bệnh.
Muốn quản trị tốt bệnh viện không thể thiếu một nhà quản lý giỏi về quản lý mà còn phải giỏi về chuyên môn. Dựa vào các phương pháp phân tích quản trị, các cấp quản trị được chia thành 3 cấp:
Hình 3.9: Sơ đồ các cấp quản trị của bệnh viện Chức năng của các nhà quản trị BVPSTƯ:
- Giám đốc bệnh viện:
+ Có chức năng quan trọng trong việc ra quvết định các hoạt động của bệnh viện theo các mục tiêu đã đề ra.
+ Điều hành toàn bộ mọi hoạt động trong bệnh viện thông qua việc quản lý các hoạt động như: hành chính, kế hoạch, chuvên môn, đào tạo, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến, hợp tác quốc tế, kinh tế tài chính, vật tư trang thiết bị..
+ Thiết kế bộ máy quản lý nhân lực, vật lực, tài lực với cơ chế thích hợp để nâng cao chất lượng điều trị.
- Bệnh viện gồm 4 phó giám đốc giúp việc được phân công phụ trách các lĩnh vực: kế hoạch, chuyên môn, chăm sóc điều dưỡng, tổ chức cán bộ, tài chính, xây dựng bệnh viện:
+ 1 PGĐ phụ trách hỗ trợ sinh sản.
+1 PGĐ nghiên cứu khoa học - chỉ đạo tuyến. + 1 PGĐ kinh tế.
- Trưởng khoa, phòng: có chức năng hướng dẫn , kiểm tra, giám sát và tổ chức thự hiện nhiệm vụ được giao của khoa phòng mình.
-T ổ trưởng: có vai trò kiểm tra, hướng dẫn giám sát các nhân viên thực hiện tốt nhiệm vụ của mình nhằm phục vụ tốt người bệnh.
=> như vậy việc tổ chức quản lý trong bệnh viện có sự phân chia thành các cấp quản lý với các chức năng quản lý được phân công rõ ràng tạo ra một hệ thống quản lý thống nhất chặt chẽ từ trên xuống nhằm đảm nhiệm và hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ và cứu chữa cho người bệnh của một bệnh viện chuyên khoa hạng I.
3.1.2. Cơ cấu nhân lực, tổ chức của khoa dược bệnh viện * Cơ cấu nhân lực:
Hoạt động chủ yếu của khoa dược bệnh viện là cung ứng đủ thuốc đảm bảo chất lượng đáp ứng nhu cầu điều trị hợp lý, an toàn và hiệu quả. Để thực hiện được nhiệm vụ đó cơ cấu nhân lực của khoa dược bệnh viện phải có sự phù hợp với đặc thù và quy mô của bệnh viện.
Cơ cấu nhân lực của khoa dược BVPSTƯ được thể hiện ở bảng 3.4:
Bảng 3.4: Cơ cấu nhân lực của khoa dược
STT Cán bộ Số lượng Tỷ
trọng(%)
1 Dược sỹ sau đại học 2 14.30
2 Dược sỹ đại học 5 35.70
3 Dược sỹ trung học 5 35.70
4 Dược tá 1 7.15
5 Kỹ thuật viên dược 1 7.15
Từ bảng 3.4- ta có biểu đồ: 36% 36% 14% □ DS sau đại _h<K □ DS đại học □ DS trung học ■ Kỹ thuật viên dữơc □ Dược tá
Hình 3.10: Cơ cấu nhân lực của khoa dược
Nhận xét:
- Số lượng dược sỹ sau đại học và dược sỹ đại học thấp.
- Tỷ lệ dược tá, kỹ thuật viên thấp (2 cán bộ): phù hợp vì bệnh viện chỉ pha chế một số thuốc dùng ngoài nên chỉ cần một số lượng hạn chế.
- Tỷ lệ dược sỹ đại học trên nhân viên phục vụ là 1/1 là chưa phù hợp vì theo quyết định 07/UB-LĐTL (1975) thì tỷ lệ dược sỹ trên nhân viên phục vụ là
1/3.
* Tổ chức của khoa dược
s Lãnh đạo khoa dược gồm 1 trưởng khoa và 1 phó trưởng khoa có nhiệm vụ: theo dõi, chỉ đạo, tổ chức hoạt động của toàn khoa theo quy chế công tác khoa dược, tham gia HĐT&ĐT.
s Nhiệm vụ của các tổ:
+ Thống kê: tập hợp số liệu, số lượng thuốc, hoá chất xuất nhập hàng tháng và báo cáo định kỳ cho lãnh đạo khoa.
+ Duyệt thuốc: thực hiện giám sát, kiểm tra và duyệt sổ thuốc, số lượng thuốc dùng hàng ngày của khoa lâm sàng, thực hiện công tác dược chính. + Dược sỹ lâm sàng: theo dõi phản ứng có hại của thuốc, những tương tác bất lợi. Đồng thời, kiểm tra, giám sát thuốc sử dụng tới từng phòng, thực hiện thông tin thuốc.
+ Kho: phải đảm bảo cấp phát theo đúng quy định về cấp phát thuốc thường, thuốc độc, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần. Trước khi giao thuốc dược sỹ phải thực hiện 3 kiểm tra, 3 đối chiếu theo quv chế sử dụng thuốc. Bảo quản thuốc men, hoá chất, y cụ trong kho đồng thời hướng dẫn các khoa khác trong bệnh viện về bảo quản thuốc, hoá chất, y cụ. Ngoài ra, kho còn phải làm tốt công tác kiểm kê, kiểm nhập, quản lý chặt chẽ thuốc, hoá chất, vật dụng y tế tiêu hao tại các khoa. Bước đầu thực hiện chỉ thị 05/2004/CT_BYT ngày 16/04/2004 của Bộ trưởng Bộ Y Tế tiến hành cấp phát thuốc tới từng khoa lâm sàng.
+ Bộ phận pha chế: pha chế các thuốc thông thường, đơn chuvên khoa theo yêu cầu của các khoa lâm sàng.
+ Cung ứng - thanh toán: theo dõi số lượng thuốc từ nguồn nhập theo hợp đồng, cân đối thuốc thời điểm trong quý. Hỗ trợ phòng tài vụ đảm bảo thanh toán chính xác kịp thời.
* Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy hoạt động của khoa dược BVPSTƯ đã thực hiện được những quy định như sau:
+ Lập kế hoạch, cung cấp đảm bảo số lượng, chất lượng thuốc, hoá chất cho điều trị nội trú và ngoại trú đáp ứng yêu cầu điều trị hợp lý, an toàn. + Kiểm tra, theo dõi sử dụng thuốc an toàn, hợp lý trong bệnh viện.
+ Tham gia quản lý kinh phí thuốc, thực hiện tiết kiệm đạt kết quả cao trong công tác phục vụ người bệnh.
+ Là cơ sở thực hành của trường Đại học Dược và trung học y tế.
3.1.1.3. Kinh phí mua thuốc
Nguồn kinh phí mua thuốc trong 5 năm được thể hiện ở bảng 3.5 và hình 3.12 như sau:
Bảng 3.5: Kinh phí mua thuốc trong 5 năm (2001-2005)
Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Kinh phí cấp mua thuốc 11.286 12.000 18.500 26.466 27.000 Tổng kinh phí củaBV 39.576 47.466 61.936 71.323 82.981 TỶ trọng % 28,5 25,3 30 37,1 32,5 Từ đó ta có biểu đồ: 100000-, 80000- ^ 60000 40000 20000 ■ Kinh phí mua thuốc --- □ Kinh phí --- của bệnh viện
Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2005
Hình 3.12: biểu đồ kinh phí mua thuốc qua 5 năm (2001-2005)
Kinh phí cấp mua thuốc được thu từ các nguồn sau:
s Kinh phí do bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả.
s Ngân sách nhà nước
s Viện trợ của nước ngoài hoặc của các tổ chức, các đoàn thể. Tuy nhiên nguồn kinh phí này chiếm tỷ lệ nhỏ và không thường xuyên.
Nhân xét: kinh phí cấp mua thuốc tăng dần qua các năm từ 11.286 triệu đồng năm 2001 lên 27.000 triệu đồng năm 2005, tỷ lệ kinh phí cấp mua thuốc so với tổng kinh phí của bệnh viện dao động trong khoảng từ 28,5% đến 37,1 % do sự thay đổi của MHBT và việc đưa các phác đồ và các kỹ thuật điều trị mới vào công tác khám chữa bệnh.
3.1.1.4 Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật của bệnh viện
* Quy mô của bệnh viện
Qui mô bệnh viện Phụ Sản Trung Ương hiện nay là 450 giường bệnh, 32 khoa phòng và 589 cán bộ công nhân viên, tính trung bình cứ 1,3 cán bộ phục vụ trên một giường bệnh. Trong 5 năm từ 2001-2005 số giường thực kê của bệnh viện đã tăng lên từng năm so với số giường chỉ tiêu được giao.
Bảng 3.6: sự thay đổi sô giường trong 5 năm (2001-2005)
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Số giường thực kê 331 335 430 447 450 Số giường chỉ tiêu 350 350 380 400 400 TL% thực hiện 94,6 95,6 113,1 111,8 112,5 Từ bảng trên ta có biểu đồ: 450 400 350 300 250 200 150 100 50 0 n □ Số giường thực kê □ Số giường chỉ tiêu
Năm 2001 Năm200i Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Hình 3.13: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi sô giường trong 5 năm
Nhân xét: trong 5 năm qua số giường thực kê có xu hướng tăng nhanh từ 350 (năm 2001) lên tới 450 giường (năm 2005), với số lượng bệnh nhân ngày
càng đông, sự tăng lên của số giường thực kê so với số giường chỉ tiêu(l 12,5% năm 2005) là sự cố gắng rất lớn của lãnh đạo và toàn thể đội ngũ cán bộ trong bệnh viện nhằm vừa đáp ứng được nhu cầu điều trị, chăm sóc tốt sức khoẻ cho bệnh nhân vừa làm tốt được nhiệm vụ xây dựng và cải tạo bệnh viện.
* Cơ sở vật chất, tran2 thiết bị của bệnh viện
Hiện nay bệnh viện có 32 khoa phòng với nhiều trang thiết bị máy móc hiện đại đã góp phần tích cực cứu chữa người bệnh như: máy truyền dịch, máv siêu âm màu 3 chiều, 4 chiều...( phụ lục 2 )
Nhân xét:
- Việc đầu tư vào trang thiết bị của BVPSTƯ được chú trọng thoả đáng, các máy móc có giá trị lớn như: máy siêu âm màu 3 chiều (9,7 tỷ đồng), máv siêu âm màu 4 chiều (1,3 tỷ đồng)...
- Với những trang thiết bị hiện có bệnh viện đã cứu chữa kịp thời nhiều ca bệnh nguy hiểm, hỗ trợ các kỹ thuật mới và hiện đại trong công tác điều trị như: thụ tinh trong ống nghiệm, điều trị vô sinh, điều trị ung thư, các phương pháp phẫu thuật lấy thai mới... đảm bảo được nhiệm vụ của một bệnh viện chuyên khoa hạng I và bệnh viện đầu ngành chuyên khoa phụ sản, góp phần tích cực trong công tác chăm sóc và cứu chữa người bệnh.
3.I.I.5. Tổ chức mạng lưới thông tin của bệnh viện
Muốn quản lý tốt bệnh viện thì việc tạo ra một mạng lưới thông tin và kiểm soát được các kênh thông tin đó góp phần không nhỏ trong công tác quản lý của nhà quản lý cấp cao của bệnh viện(Giám đốc bệnh viện).
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, ứng dụng thành tựu tiến bộ đó bệnh viện đã trang bị đầy đủ máy vi tính tại tất cả các khoa phòng.
Việc sử dụng máy vi tính trong toàn bệnh viện đã giúp cho:
lần đến khám.
■ Quản lý số lượng bệnh nhân tại các khoa phòng.
■ Giúp cho việc thanh toán chính xác, nhanh gọn chi phí điều trị của người bệnh làm giảm sự ách tắc trong các thủ tục hành chính của bệnh nhân nhập và xuất viện.
■ Quản lý sử dụng thuốc:
o Tổng hợp chính xác được số liệu nhập - xuất - tồn một cách chính xác, đầy đủ, nhanh chóng giúp cho công tác cung ứng thuốc kịp thời, chính xác.
o Giúp cho việc kiểm soát được chính xác số lượng, loại, hạn dùng của các thuốc trong kho để có phương pháp xử lý kịp thời tránh lãng phí.
o Đảm bảo sử dụng thuốc theo đúng danh mục thuốc bệnh viện.
3.1.2. Mô hình bệnh tật và sự đáp ứng của danh mục thuốc vói mô hìnhbệnh tật trong 5 năm (2001-2005) bệnh tật trong 5 năm (2001-2005)
3.I.2.I. Khảo sát mô hình bệnh tật của bệnh viện trong giai đoạn 2001- 2005
Với vai trò bệnh viện hạng I, đứng đầu ngành về chuyên khoa phụ sản, mô hình bệnh tật của BVPSTƯ có những đặc thù riêng và có sự khác biệt so với các bệnh viện đa khoa khác. Theo phân loại quốc tế bệnh tật ICD - 10, chỉ sử dụng 3 chương trong 21 chương bệnh của bảng phân loại cho phù hợp với MHBT của bệnh viện, còn các chương bệnh khác ít phổ biến nên xếp vào các chương bệnh khác để phù hợp với thực tế khảo sát. Đó là các chương sau:
s Chương XIV: Bệnh hệ sinh dục
s Chương XV: Thai nghén, sinh đẻ và hậu sản
•S Chương XVI: Một số bệnh lv xuất phát trong thời kỳ chu sinh
Tiến hành nghiên cứu tổng số bệnh nhân khám tại phòng khám và số bệnh nhân điều trị nội trú, ngoại trú để thấy được sự tăng giảm số lượt điều trị và khảo sát được các bệnh thường gặp trong MHBT của bệnh viện chúng tôi thu
được kết quả sau:
• Số lượt bệnh nhân khám và điều trị trong 5 năm 2001-2005
Bảng 3.7: Sô lượt bệnh nhân khám ngoại trú và điều trị nội trú trong giai đoạn 2001-2005 Nội đung Chỉ tiêu 2001 2002 2 0 0 3 2 0 0 4 2 0 0 5 Số lượng TL% Số lượns TL% Số lượng TL% Số lượng TL% Số lượng TL% KNT 56000 122290 218,4 117740 210,3 111035 198,3 113883 203,4 119371 213,2 ĐTNT 8.666 27.772 320,5 36.742 424,0 42.847 494,4 40.687 469,5 42.279 487,9 Tổng 64666 150062 232,1 154482 238,9 153882 238,0 154570 239,0 161650 250,0 Nhân xét:
o Trong những năm gần đâv được sự quan tâm của lãnh đạo Bộ Y Tế, bệnh viện đã được đầu tư các trang thiết bị hiện đại, các bác sỹ được tiếp cận với các kỹ thuật điều trị mới đã góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ của 1 bệnh viện chuvên khoa tuvến cuối.
o Số lượt bệnh nhân tới khám và điều trị không ngừng tăng lên vượt chỉ tiêu hơn 200% (từ 231,4%-250,0%), đây là sự cố gắng nỗ lực của toàn thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên của bệnh viện.
o Để giảm tải số lượng bệnh nhân cho bệnh viện và thực hiện chủ