Hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt động cung ứng thuốc của bệnh viện phụ sản trung ương giai đoạn 2001 2005 (Trang 43)

* Vai trò của HĐT&ĐT:

- Xây dựng danh mục thuốc, tổ chức đấu thầu và cung ứng thuốc: HĐT&ĐT của bệnh viện đã xây dựng được danh mục thuốc phù hợp với đặc thù của bệnh viện, đựợc sắp xếp theo tên gốc theo thứ tự vần chữ cái và nhóm dựợc lý để các thầv thuốc kê đơn lựa chọn thuốc thuận tiện, dễ dàng.

- Giám sát kê đơn, kiểm tra nội dung ghi chép bệnh án và quá trình dùng thuốc.

- Xác lập và ban hành quy trình cấp phát thuốc, quy trình giao nhận thuốc trong toàn bệnh viện. Từng bước tổ chức đưa thuốc tới từng khoa lâm sàng.

- Theo dõi các phản ứng có hại của thuốc (ADR), thiết lập mối quan hệ giữa dược sỹ và bác sỹ: Việc theo dõi phản ứng có hại của thuốc, đã giúp cho HĐT&ĐT phát hiện những thuốc thường gâv ADR để xem xét, cân nhắc khi đưa vào danh mục thuốc bệnh viện.

- Thành lập và tổ chức hoạt động của đơn vị thông tin thuốc: HĐT&ĐT làm nhiệm vụ thông tin về thuốc: thuốc mới, thuốc cấm lưu hành, tương tác thuốc, phản ứng có hại của thuốc... cho các bác sỹ, dược SỸ, điều dưỡng viên trong toàn bệnh viện.

- Từng bước hoàn thiện công tác dược lâm sàng.

=> HĐT & ĐT đã tiến hành nghiên cứu khoa học quản lý và hoạch định trong công tác cung ứng thuốc, áp dụng một cách linh động phù hợp với mô hình bệnh tật và đặc thù của bệnh viện nhằm đảm bảo cung ứng thuốc đầy đủ kịp thời, chất lượng và mang lại hiệu quả điều trị cao.

3.I.3.I. Lựa chọn thuốc

Lựa chọn thuốc tại bệnh viện được thực hiện theo chu trình sau:

• Tổng hợp dự trù

Được thực hiện hàng tháng, hàng quý và hàng năm dựa trên các cơ sở sau: o Chỉ tiêu và nhiệm vụ được giao

o Bám sát MHBT của bệnh viện trong năm

o Căn cứ vào tình hình sử dụng và sổ sách của các năm trước. • Lựa chọn thuốc thích hợp

Việc lựa chọn thuốc phụ thuộc vào các tiêu chí:

o Hợp lý: Thuốc có trong hướng dẫn thực hành điều trị, hoặc có trong DMTTY hoặc DMT chữa bệnh chủ yếu của Bộ Y Tế hiện hành và phù hợp với MHBT của bệnh viện,

o An toàn: Là những thuốc có ít ADR và các ADR nếu gặp thì phải xử trí được, không gây hậu quả ít tương tác và tương kị với các thuốc khác khi dùng đồng thời,

o Hiệu quả: Thuốc phải có hiệu quả điều trị rõ ràng,

o Phù hợp với điều kiện hoạt động: các dạng bào chế của thuốc phải phù hợp với kỹ thuật đang sử dụng trong bệnh viện, dễ bảo quản...

o Tính kinh tế: giá thành phải phù hợp nhằm giảm chi phí khám chữa bệnh cho người dân. Tăng cường sử dụng thuốc trong nước. Từ các tiêu chí trên ban đấu thầu lập ra DMT phù hợp với MHBT được HĐT & ĐT thông qua xét duyệt và đồng ý.

• Quyết định nhu cầu: dựa trên các cơ sở: o DMT đã được thông qua HĐT & ĐT. o Tổng hợp dự trù.

o Kế hoạch và nhiệm vụ được Bộ Y Tế, ngành y tế phê duyệt, o Lượng tồn kho của bệnh viện

3.I.3.2. Mua và pha chê thuốc i- Mua sắm

Hình 3.18: Chu trình mua sắm của bệnh viện

> Lựa chọn phương thức mua sắm:

- Sau khi lập dự trù thuốc, hóa chất và dược dụng theo DMT của bệnh viện, BVPSTƯ tiến hành mua thuốc ở các công ty, các hãng thuốc theo hình thức: Đấu thầu rộng rãi ( đây là hình thức chủ yếu )và chào hàng cạnh tranh.

> Quy trình mua sắm

E Z

Hình 3.19: Quy trình đấu thầu

o Lâp kế hoach đấu thầu: Ban đấu thầu do Chủ tịch HĐT & ĐT làm trưởng ban, trưởng khoa Dược làm phó ban và một số trưởng khoa khác làm uỷ viên có nhiệm vụ lập danh mục thuốc, hoá chất và dược dụng có đầy đủ tên biệt dược, tên gốc, nước sản xuất, hãng sản xuất trên cơ sở DMT của bệnh viện,

o Lâp và phát hành hổ sơ mời tháu: lập danh sách các công ty dược phẩm được chọn tham gia đấu thầu -> trình duyệt giám đốc bệnh viện, sau đó gửi hồ sơ mời thầu tới các công ty... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

o Nhân và quản lý các hổ sơ mòi tháu: nhận hồ sơ thầu của các công ty gửi đến, các hồ sơ thầu được quản lý và niêm phong theo quy định.

o Mở thầu và xem xét các đơn vi dư tháu: tổ chức đấu thầu, mở công khai các văn bản dự thầu của các công ty gửi đến trước các thành viên tham gia đấu thầu. Ban đấu thầu có nhiệm vụ lựa chọn đơn vị trúng thầu dựa trên nguyên tắc chung: với các thuốc có cùng chất lượng thì thuốc có giá thấp nhất sẽ được lựa chọn, ưu tiên các thuốc của các công ty dược phẩm nhà nước và các thuốc sản xuất trong nước.

o Cống bố: công bố công ty trúng thầu.

o KÝ hơp đổng mưa bán: ban đấu thầu tiến hành ký hợp đồng chính thức với công ty trúng thầu và định rõ thời hạn của các hợp đồng. => Số thuốc cần sử dụng được chia làm 5 gói thầu, danh mục của từng gói thầu và giá trị từng gói thầu đã được Bộ Y Tế phê duyệt hàng năm, thông thường giá trị mỗi gói thầu được quy định là không quá 500 triệu. Ví dụ:

Bảng 3.10: Kinh phí ứng với từng gói thầu trong một lần đấu thầu của Quý I năm 2005

STT Nhóm thuốc (tên gói thầu)

Giá trị

(nghìn đồng) Tỷ trọng Tổng giá trị 2.053.000 100

1 Thuốc GN - HTT 399.600 19,5

2 Thuốc tiêm, viêm 498.500 24,3

3 Thuốc độc A-B 486.200 23,7

4 Thuốc điều trị vô sinh 407.800 19,8

5 Dịch truyền 260.900 12,7

Nhận xét: giá trị của từng gói thầu được cân đối và bám sát dự trù của từng nhóm thuốc, trong đó gói thầu thuốc tiêm, chống viêm luôn chiếm tỷ trọng cao nhất (24,3%), gói dịch truyền luôn chiếm tỷ trọng thấp nhât (12,7%).

s Mua thuốc theo hình thức chào hàns canh tranh:

hình thức chỉ định thầu và chào hàng cạnh tranh vì giá trị chiếm tỷ lệ không lớn, việc xác định số lượng phụ thuộc vào nhu cầu của các khoa xét nghiệm và được cân đối và dự trù sau mỗi tháng, trung bình kinh phí mua hoá chất xét nghiệm khoảng 250.000.000 đ/ tháng.

> Nhà cung cấp

Bảng 3.11: Nguồn mua thuốc hiện nay của bệnh viện

STT Nguồnlượng các

cty Tỷ lệ %

1 Các công ty nhà nước 6 29,0

2 Các công ty khác 15 71,0

ó ta có biểu đồ

Hình 3.20: Nguồn mua thuốc của bệnh viện

Nhân xét: Thuốc được mua từ nhiều nguồn trong đó các công tv nhà nước chiếm 28,6%, các công ty khác: Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty nước ngoài, các hãng lớn, các công ty tư nhân khác... chiếm 71,4%. Việc lựa chọn nhà cung cấp thông qua việc đấu thầu, thuốc của nhà cung cấp nào có giá thành thấp nhất sẽ được lựa chọn.

Qua khảo sát DMT của bệnh viện, có một số nhóm thuốc tác dụng đều là các biệt dược do các hãng dược phẩm lớn cung cấp, giá thành cao tuy nhiên vẫn được lựa chọn do: các hoạt chất này trong nước chưa sản xuất được, lại được phân phối độc quyền của một số hãng lớn. Đặc biệt là các thuốc như: hormon, nội tiết tố, thuốc miễn dịch, thuốc giãn cơ, thuốc tim mạch, thuốc tê, mê, thuốc chống ung thư...

> Tiếp nhận và kiểm tra thuốc:

về: số lượng, chất lượng, quy cách, nồng độ, hàm lượng, hạn dùng... > Thanh toán:

Phương thức thanh toán chủ yếu là chuyển khoản, thuốc mua đến đâu được thanh toán tới đó, không để nợ kéo dài.

■«4- Pha chế thuốc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện nay khoa Dược của bệnh viện chỉ có 1 cán bộ pha chế, tuy nhiên do đặc thù và yêu cầu của bệnh viện nên hiện nay bệnh viện chỉ pha chế một số thuốc dung ngoài như: Cồn Iod 5 %, 5%c ; Lugol 2%; Glvcerin borat 30%...

Trong sản xuất pha chế thực hiện đúng quv trình pha chế. Thuốc dùng ngoài luôn được tiến hành kiểm nghiệm theo đúng quy định của từng loại thuốc.

3.I.3.3. Quản lý cấp phát thuốc

Chu trình cấp phát thuốc cho bệnh nhân của bệnh viện do HĐT&ĐT xây dựng và được giám đốc bệnh viện phê duvệt và ban hành:

-Hoá đơn nhập

-Phiếu báo lô của nơi bán hàng -Phiếu nhập kho

(BGĐ và trưởng khoa Dược ký duyệt)

Chủ nhiệm khoa ký duyệt

-Phiếu lĩnh thuốc hàng ngày -Chủ nhiệm khoa điều trị ký duyệt -Giám đốc bệnh viện duyệt

~Trả vỏ (đỏc, quý hiếmT^

Trả vỏ (độc, quv hiếm)

Hội đồng kiểm nhập -Thạc sỹ trưởng khoa Dược -DS thủ kho chính -DS mua thuốc -Kế toán Dược -DS thủ kho chính -DS thủ kho lẻ -Thống kê dược

-Kiểm soát- Kiểm nghiệm

-DS duyệt cấp thuốc -DS thủ kho lẻ

-Tổ đưa thuốc tới khoa lâm sàng cùng với y tá lĩnh thuốc

-Thực hiện 3 kiểm tra, 3 sđối chiếu

-Y tá điều trị -Y tá hành chính

-Thực hiện 3 kiểm tra, 5 đối chiếu

Hình 3.22: Quy trình cấp phát thuốc ở bệnh viện

*x* Quv trình lĩnh nhận và chia phát thuốc cho bệnh nhân tại các khoa phòng lâm sàng của BVPSTƯ

Giám đốc bệnh viện duyệt hoặc hội chẩn đối với thuốc đặc biệt

Y tá hành chính, điều dưỡng chia thuốc cho bệnh nhân, thuốc đột xuất được bù vào tủ trực ngay. Thuốc

điều trị ngàv hôm sau được cất vào tủ khoá cẩn thận

Y tá, NHS phát thuốc trực tiếp cho người bệnh

(3 kiểm tra-5 đối chiếu)

> Cấp phát thuốc cho bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện

Thuốc theo y lệnh lĩnh phải được lĩnh và dùng trong ngày, riêng ngày lễ và chủ nhật được lĩnh vào ngày hôm trước ngày nghỉ. Khoa dược tổ chức lĩnh thuốc 24 giờ/ngày.

Quy trình giao phát thuốc được xây dựng chặt chẽ từ khoa dược đến các khoa và đến người bệnh để đảm bảo an toàn cho từng người bệnh.

- Chuẩn bị sổ sách, đơn phiếu lĩnh thuốc tại khoa phòng lâm sàng

+ Đối với bệnh nhân mới, sau khi khám và chuẩn đoán -> nhập khoa, được sử dụng thuốc trong tủ trực và được ghi chép lại vào sổ đột xuất. Tủ trực là nơi chứa sẵn một cơ số thuốc, trong đó cơ cấu thuốc được lập dựa vào đặc thù bệnh tật và số lượng bệnh nhân của khoa, được lãnh đạo khoa và trưởng khoa dược xét duvệt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đối với bệnh nhân cũ đang được điều trị tại khoa, dựa vào đơn thuốc kê trong bệnh án, y tá hành chính, điều dưỡng viên cấp phát thuốc tại tủ thuốc của khoa điều trị, và số lượng thuốc sử dụng được ghi chép vào sổ thuốc ngày.

■=> Toàn bộ số thuốc đã sử dụng sẽ được thống kê và nhập vào sổ lĩnh thuốc và phiếu lĩnh thuốc được phân loại theo quy chế quản lý: sổ thuốc nghiện-hướng thần; sổ thuốc độc A-B; sổ thuốc thường.

- Kiểm tra, kiểm duyệt lại phiếu và sổ lĩnh thuốc, cấp phát thuốc tại khoa

Dược: lãnh đạo khoa hoặc DS được UỶ quyền xét duyệt lại phiếu, sổ lĩnh thuốc.

- Trước năm 2003: y tá hành chính các khoa điều trị đến lĩnh thuốc tại

khoa dược.

- Sau năm 2003: Thực hiện chỉ thị 05/2004/BYT-CT, Bộ Y Tế đã yêu cầu các bệnh viện phải tổ chức cấp phát thuốc tới các khoa lâm sàng, BVPSTƯ đã bước đầu triển khai Quyết định này như sau: hàng ngày y tá của khoa mang sổ sách, đơn phiếu lĩnh thuốc xuống khoa dược để kiểm tra và ký duyệt theo đúng quy định, sau đó các kho lẻ của khoa dược chuẩn bị thuốc cho từng khoa, chia thuốc cho từng bệnh nhân, sau đó bộ phận giao phát của khoa dược cùng với y tá hành chính mang tới các khoa phòng điều trị. Tuy nhiên để thực hiện khoa dược bệnh viện đã phải hết sức cố gắng do số lượng cán bộ dược vốn đã thiếu lại càng thiếu, theo bảng 3.2: số lượng

DSĐH và sau đại học quá mỏng, số lượng DS trên nhân viên phục vụ là quá ít (1/1), chính bởi vậy nên việc thực hiện cấp phát thuốc tới tận khoa lâm sàng mới chỉ thực hiện được tại khoa Sản I do đặc thù MHBT tại khoa đa dạng, số lượng bệnh nhân tại khoa đông nhất

- Lĩnh nhận, quản lý và sử dụng thuốc cho bệnh nhân tại khoa lâm sàng: y

tá hành chính sau khi nhận thuốc của khoa dược giao cho thực hiện 3 kiểm tra, 3 đối chiếu.

Lượng thuốc đã sử dụng cho bệnh nhân mới sẽ được lĩnh và bù ngav vào tủ trực sao cho tủ thuốc luôn đủ cơ số thuốc ban đầu.

- Thuốc dùng cho ngày hôm sau (ngày nghỉ, ngày lễ) phải đưa ngay vào tủ khoá chắc chắn.

- Thuốc dùng trong ngày, ỵ tá hành chính và y tá trực chia thuốc vào từng gói lẻ cho từng bệnh nhân, hướng dẫn sử dụng theo y lệnh của thày thuốc.

- Trả thuốc lại về khoa dược: trường hợp bệnh nhân ra viện đột xuất, tử vong, chuyển viện không dùng đến thuốc đã lĩnh => phải làm đúng thủ tục nhập thuốc vào kho.

> Cấp phát thuốc cho bệnh nhân ngoại trú: bệnh viện chỉ thực hiện cấp

phát cho bệnh nhân điều trị ngoại trú thuộc đối tượng BHYT.

- Bệnh nhân có thẻ BHYT khám bệnh và có đơn thuốc của khoa khám bệnh để điều trị ngoại trú, đến kho lẻ cấp phát thuốc theo BHYT làm thủ tục và lĩnh thuốc.

- Bệnh nhân thuộc đối tượng tự nguyện: mua thuốc tại nhà thuốc của bệnh viện.

Nhân xét: Một thực trạng còn tồn tại trong mô hình quản lý cấp phát và sử dụng hiện nav là: việc nhập sổ, phân chia thuốc chủ yếu được thực hiện bằng các phương pháp thủ công, ghi chép tay... tạo nên tính thiếu chính xác, chậm trễ trong việc cấp phát. Nguyên nhân chủ yếu là hệ thống mạng vi tính nội bộ toàn bệnh viện chưa được thiết lập.

❖ Tồn trữ và bảo quản thuốc * Tồn trữ thuốc

Thống kê lượng thuốc tồn đầu kỳ, số lượng nhập, xuất và tồn cuối kỳ sau mỗi tháng ta có bảng sau:

Đơn vị tính: triệu đồng

Bảng 3.12 : Bảng thông kê giá trị thuốc tồn, nhập, xuất trung bình của mỗi tháng trong năm 2005

Nhóm thuốc Tồn đầu kỳ Nhập Xuất Tồn cuối kỳ

Thuốc nghiện 99,2 48,1 40,5 106,8 Độc A 617,4 501,6 392,0 727,0 Độc B 1385,9 1144,2 1068,7 1461,4 Thường ống 1505,7 1128,9 1166,9 1467,7 Thường viên 567,0 435,2 411,6 593,6 Dịch truyền 160,6 128,0 119,6 169,0 Tổng số 4338,8 3386,0 3199,3 4525,5 Nhân xét:

- Từ bảng thống kê trên ta thấy rằng: trong công tác dự trù, tồn trữ thuốc là vấn đề luôn được quan tâm và quản lý chặt chẽ, việc dự trù định mức tồn kho luôn được hoạch định sao cho cơ số thuốc tồn trữ thuốc sau mỗi tháng luôn đủ sử dụng cho cả tháng kế tiếp, kể cả trong những trường hợp số lượng bệnh nhân tăng, hoặc việc sử dụng bất kỳ nhóm thuốc nào đột biến tăng cao do mô hình bệnh tật có sự thay đổi.

- Việc tồn trữ thuốc tại bệnh viện đã đảm bảo được nhiệm vụ cung ứng thuốc đầy đủ, kịp thời theo tiêu chí về mô hình cung ứng thuốc của WHO.

* Bảo quản thuốc

- Kho thuốc được xây dựng trên mô hình quản lý với 2 cấp kho. Thông thường, thuốc được mua từ các công ty được nhập vào kho chính, từ kho chính thuốc được xuất sang các kho lẻ. Từ các kho lẻ được xuất tới các khoa lâm sàng.

- Kho có đầv đủ trang thiết bị được quản lý theo tiêu chuẩn bảo quản thuốc tốt (GSP) như: trang thiết bị vận chuyển, máy điều hoà không khí, máy chống ẩm. Thiết bị văn phòng, trang thiết bị phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát, kiểm nghiệm hàng hoá trong quá trình bảo quản. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hàng hóa khi nhập vào kho được phân loại thành các nhóm khác nhau để thuận lợi cho việc sắp xếp, bảo quản, cấp phát.

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt động cung ứng thuốc của bệnh viện phụ sản trung ương giai đoạn 2001 2005 (Trang 43)