Kết quả phân tích yếu tố hình thức vắt sữa

Một phần của tài liệu đánh giá các yếu tố nguy cơ trên bệnh viêm vú bò sữa (Trang 42 - 43)

Bảng tương liên 2x2 Số mẫu kiểm tra Số mẫu dương tính và tỷ lệ (%) Số mẫu âm tính Yếu tố hình thức vắt sữa Vắt bằng máy 159 49 (30,82a) 110 Vắt bàng tay 112 19 (16,96b) 93 Tổng 271 68 203

Chitest (giá trị P - Value) 0,010

Ghi chú: các chữ số khác nhau trong cùng một cột khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê

Hình 4.5 Kết quả đánh giá yếu tố hình thức vắt sữa bằng Win Episcope

Qua Bảng 4.3 ta thấy tỷ lệ viêm thùy vú tiềm ẩn của vắt sữa bằng máy (30,82%) cao hơn so với tỷ lệ viêm của hình thức vắt sữa bằng tay (16,96%) và nghiên cứu có ý nghĩa thống kê (P= 0,010). Giải thích cho kết quả này là do người

33

dân chưa nắm bắt được cách sử dụng và vệ sinh máy, sự vắt kiệt sữa trong quá trình vắt sữa làm tổn thương bầu vú.

So với kết quả của các nghiên cứu khác thì kết quả trên khá tương đồng với nghiêm cứu của Trần Thanh Xuân (2005) với tỷ lệ viêm vú cận lâm sàng của hình thức vắt sữa bằng máy là 41,89%, và vắt sữa bằng tay có tỷ lệ viêm vú cận lâm sàng 22,11%.

Kết quả xử lý số liệu bằng phần mềm Win Episcope (Hình 4.5) cho thấy sự chênh lệch giữa hai yếu tố vắt sữa bằng máy và vắt sữa bằng tay thông qua tỷ số chênh OR= 2,180. Điều này có ý nghĩa là yếu tố vắt sữa bằng máy có nguy cơ gây bệnh viêm thùy vú cận lâm sàng cao gấp 2,18 lần so với vắt sữa bằng tay và sự chênh lệch này có ý nghĩa thống kê (P= 0,010).

4.2.3 Đánh giá yếu tố quy mô đàn và bệnh viêm vú tiềm ẩn

Hình thức chăn nuôi tại Hợp tác xã thuộc hình thức chăn nuôi nông hộ, vì thế việc gia tăng số đầu gia súc trên một nông hộ trong khi việc quản lý không tăng vì thế yếu tố quy mô đàn được cho là yếu tố nguy cơ. Nhiều nghiên cứu trước cùng với số liệu điều tra hồi cứu cho thấy rằng quy mô đàn càng tăng đồng nghĩa với việc tăng tỷ lệ viêm vú tiềm ẩn.

Một phần của tài liệu đánh giá các yếu tố nguy cơ trên bệnh viêm vú bò sữa (Trang 42 - 43)