Đánh giá yếu tố nhóm máu lai và bệnh viêm vú tiềm ẩn

Một phần của tài liệu đánh giá các yếu tố nguy cơ trên bệnh viêm vú bò sữa (Trang 45 - 46)

Việc tăng nhanh lượng máu ngoại trong đàn trong khi trình độ chăn nuôi chưa phát triển một cách tương xứng. Vì thế nhóm máu lai được cho là yếu tố nguy cơ.

Bảng 4.5 Kết quả phân tích yếu tố máu lai

Bảng tương liên 2x2 Tổng số mẫu Số mẫu dương

tính và tỷ lệ (%) Số mẫu âm tính

Yếu tố máu lai

>F1 63 21 (33,33) 42

F1 208 47 (22.60) 161

Tổng 271 68 203

Chitest (giá trị P) 0,752

Chú thích: F1 bò có 25% máu bò Holstein Friesian

Dựa vào Bảng 4.5 ta có tỷ lệ viêm thùy vú cận lâm sàng ở máu lai >F1 (33,33%) cao hơn so với bò ở nhóm máu lai F1(22,60%). Điều này chứng minh rằng tỷ lệ máu lai tăng đồng nghĩa với việc tăng nguy cơ mắc bệnh thùy viêm vú tiềm ẩn, tuy nhiên sự so sánh này không có ý nghĩa thống kê (P= 0,752).

Kết quả này khác với các nghiên cứu khác: tác giả Nguyễn Thị Hồng Châu (2004) cho rằng tỷ lệ viêm thùy vú tiềm ẩn cao nhất ở nhóm máu lai F2 (49,30%) và thấp nhất ở nhóm máu >F3 tỷ lệ này là (38,16%).

Nhưng lại phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Quang Vũ (2005) về nhận định bò có tỷ lệ máu lai càng cao thì nguy cơ mắc bệnh viêm thùy vú tiềm ẩn càng cao, tỷ lệ viêm thùy vú tiềm ẩn thấp nhất ở nhóm máu lai F2 (24,38%), cao nhất ở nhóm máu lai F3 (56,38%).

36

Hình 4.7 Kết quả đánh giá yếu tố máu lai bằng Win Episcope

Đánh giá sự khác nhau về tỷ lệ thùy vú viêm cận lâm sàng của yếu tố máu lai F1 và >F1 bằng phần mềm Win Episcope 2.0 (Hình 4.7) ta có kết quả tỷ số chênh OR= 1,713. tỷ lệ này cho biết bò thuộc nhóm máu lai >F1 có nguy cơ mắc bệnh viêm thùy vú cận lâm sàng cao gấp 1,713 lần so với bò lai thuộc nhóm F1, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (0.752).

Một phần của tài liệu đánh giá các yếu tố nguy cơ trên bệnh viêm vú bò sữa (Trang 45 - 46)