Kết quả phân tích yếu tố sản lượng sữa

Một phần của tài liệu đánh giá các yếu tố nguy cơ trên bệnh viêm vú bò sữa (Trang 46 - 48)

Bảng tương liên 2x2 Tổng số mẫu Số mẫu dương

tính và tỷ lệ (%) Số mẫu âm tính Yếu tố sản lương sữa dưới 14 kg 116 34 (29,31) 82 từ trên 14 kg 155 34 (21,94) 121 Tổng 271 68 203 Chitest (giá trị P) 0,166

37

Hình 4.8 Kết quả đánh giá yếu tố sản lượng sữa bằng Win Episcope

Từ Bảng 4.6 ta thấy rằng ở nhóm bò cho sản lượng trung bình dưới 14 kg/ngày có tỷ lệ viêm vú thùy vú cận lâm sàng (29,31%) cao hơn so với nhóm bò có sản lượng trung bình sữa trên 14 kg/ngày (21,94%), điều này cho thấy rằng bò có sản lượng sữa trung bình thấp (<14 kg/con/ ngày) có nguy cơ mắc bệnh viêm thùy vú tiềm ẩn cao hơn so với bò có sản lượng sữa trung bình cao hơn 14 kg/ngày, tuy nhiên sự khác nhau này không có ý nghĩa thống kê (P= 0,166).

Tỷ lệ này lại khá phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Minh Trí (2008) với tỷ lệ viêm thùy vú cận lâm sàng ở nhóm bò có sản lượng sữa trung bình dưới 10kg/ngày (41,27%) và ở nhóm bò cho sữa trung bình trên 15kg/ngày là (18,18%).

Qua phần mềm Win Episcope đánh giá sự khác nhau giữa tỷ lệ viêm thùy vú tiềm ẩn của 2 nhóm bò đang cho sữa với sản lượng sữa trung bình <14 kg/ngày và từ 14 kg/ngày trở lên (Hình 4.8). Ta có tỷ số chênh giữa 2 nhóm này OR= 1,476, tỷ số này cho biết bò thuộc nhóm cho sản lượng sữa trung bình dưới 14 kg/con/ngày có nguy cơ mắc bệnh viêm thùy vú tiềm cao gấp 1,476 lần so với bò thuộc nhóm cho sản lượng sữa trung bình trên 14 kg/con/ngày, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P= 0,166).

38

4.2.6 Đánh giá yếu tố lứa đẻ với bệnh viêm vú tiềm ẩn

Khi bò đẻ lứa đầu và bò khai thác trên 8 lứa đẻ đều cho số ca viêm vú cao vì thế lứa đẻ được cho là yếu tố nguy cơ. Lý do là khi bò khai thác quá lâu đần về sau sức đề kháng giảm cộng với sự dãn của các tổ chức liên kết nâng đỡ bầu vú làm cho bầu vú tăng nguy cơ tiếp xúc với mầm bệnh.

Một phần của tài liệu đánh giá các yếu tố nguy cơ trên bệnh viêm vú bò sữa (Trang 46 - 48)