Những khái niệm cơ bản của Marketing trong giáo dục

Một phần của tài liệu Hoạt động marketing của trường đại học công nghiệp hà nội (Trang 29 - 31)

1.3.1.1. Nhu cầu trong giáo dục

Khái niệm nhu cầu có thể đƣợc hiểu là một hiện tƣợng tâm lý của con ngƣời ; là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con ngƣời về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy theo trình độ nhận thức, môi trƣờng sống, những đặc điểm tâm lý, mỗi ngƣời có những nhu cầu khác nhau. Nhu cầu do chính bản chất con ngƣời sinh ra, bất cứ ngƣời nào cũng có rất nhiều nhu cầu cần đƣợc thỏa mãn. Các doanh nghiệp khi bắt đầu quá trình kinh doanh của mình phải nghiên cứu kỹ nhu cầu nào của khách hàng chƣa đƣợc thỏa mãn và tìm mọi cách để thỏa mãn nhu cầu đó bằng phƣơng thức hiệu quả hơn đối thủ cạnh tranh, lúc đó mới mong có đƣợc lợi nhuận tối đa.

Vậy trong lĩnh vực giáo dục thì nhu cầu cần đƣợc thỏa mãn nhƣ thế nào ? Nhân tố quyết định là con ngƣời phải phát triển toàn diện và nguồn lực đƣợc đào tạo với chất lƣợng cao. Chiến lƣợc phát triển giáo dục đã định hƣớng cho phát triển nguồn lực với mục tiêu „„Ƣu tiên nâng cao chất lƣợng đào tạo nhân lực‟‟. Chất lƣợng nguồn nhân lực tại Việt Nam đang là một thực trạng đáng báo động, sự thiếu hụt thấy rõ nhất trong ngành Công nghiệp.

Bên cạnh đó, một loạt công ty cũng báo cáo rằng họ không tuyển đủ công nhân kỹ thuật bậc thấp, nhân viên văn phòng, bán hàng và lao động chân tay.

Để có thể cải thiện đƣợc tình trạng này, thì việc nâng cao chất lƣợng trong giáo dục nhất là giáo dục đại học đang là một nhu cầu cấp thiết trong thị trƣờng giáo dục.

20

1.3.1.2. Thị trường giáo dục

Theo nghĩa rộng thì ở đâu có bán thì có mua, có cung, có cầu thì ở đó có thị trƣờng. Thị trƣờng còn có thể hiểu theo quan điểm marketing, đƣợc hiểu là bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn cùng có nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn. Mọi hàng hóa, dịch vụ đều có thị trƣờng của nó. Dịch vụ của giáo dục cũng vậy.

Thị trƣờng giáo dục đặc biệt ở chỗ nó không phải thị trƣờng ngƣời thụ hƣởng có năng lực mặc cả. Nhiều hay ít, nhà trƣờng và các thầy cô có quyền trong việc xác lập nội dung, phƣơng pháp và tổ chức học tập.

Khi đất nƣớc chúng ta bắt tay vào công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa. Chúng ta đã tiếp nhận quan điểm phổ biến của các nƣớc xã hội chủ nghĩa lúc bấy giờ là nhà nƣớc, với tƣ cách là nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa, phải có trách nhiệm chăm lo cho nhân dân từ cái ăn cái mặc đến việc học hành. Chăm sóc y tế. Từ đó đã hình thành vai trò độc quyền của nhà nƣớc trong lĩnh vực giáo dục, mọi hình thức tƣ nhân trong giáo dục đều bị xóa bỏ. Nhƣng thực tiễn đã chứng tỏ rằng, ý tƣởng ấy tuy tốt đẹp nhƣng không có tính khả thi. Nhìn rộng ra thế giới, những nƣớc giầu có nhƣ Mỹ, Nhật cũng không đủ ngân sách để chăm lo hết thấy cho giáo dục. Một bộ phận khá lớn của hệ thống giáo dục ở nƣớc ta, việc trao cho tƣ nhân đảm nhiệm một bộ phận dịch vụ giáo dục đƣợc gọi là „„Xã hội hóa giáo dục‟‟.

Ngay trong những năm nhà nƣớc giữ độc quyền về dịch vụ giáo dục thì thị trƣờng dịch vụ giáo dục vẫn tồn tại. Con em nhân dân vẫn có quyền lựu chọn trƣờng này hay trƣờng kia, mặc dù trƣờng nào cũng là trƣờng công lập, trƣờng nào cũng đƣợc bao cấp một phần học phí. Điều này chứng tỏ rằng, ở đâu có cung và có cầu thì ở đó có thị trƣờng. Tuy nhiên, quy mô của thị trƣờng lúc ấy còn hạn hẹp vì thị trƣờng lúc ấy vẫn chỉ là thị trƣờng độc quyền của các trƣờng công lập.

Từ khi Nhà nƣớc thực hiện chính sách xã hội hóa giáo dục thì thị trƣờng dịch vụ giáo dục đƣợc mở rộng hơn, vì ngoài các trƣờng công lập, còn có các trƣờng ngoài công lập, tham gia cung ứng dịch vụ giáo dục. Cơ hội lựa chọn của „„ khách hàng‟‟, nhờ đó đƣợc mở rộng hơn. Tuy nhiên, nguồn cung cấp dịch vụ giáo dục cho

21

đến lúc này vẫn còn rất hạn hẹp so với cầu, do thị trƣờng dịch vụ giáo dục vẫn chỉ „„thị trƣờng của ngƣời bán‟‟ chứ chƣa trở thành „„thị trƣờng ngƣời mua‟‟.

1.3.1.3. Khách hàng trên thị trường giáo dục

Khách hàng đƣợc hiểu là những ngƣời tiêu dùng cuối cùng sử dụng hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp. Khách hàng là đối tƣợng mà các doanh nghiệp quan tâm nhất. Sản phẩm làm ra để phục vụ nhu cầu của khách hàng, vì vậy các doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ nhu cầu, mong muốn của khách hàng để đƣa ra sản phẩm cho phù hợp. Những câu „„khách hàng là thƣợng đế‟‟, „„khách hàng luôn luôn đúng‟‟, „„vui lòng khách hàng đến, vừa lòng khách hàng đi‟‟ luôn là những điều mà các doanh nghiệp luôn có gắng thực hiện.

Trên thị trƣờng giáo dục, khách hàng sẽ là những ngƣời sử dụng các sản phẩm giáo dục, khách hàng là phụ huynh sinh viên, sinh viên và khách hàng cuối cùng của giáo dục lại chính là ngƣời sử dụng lao động trong xã hội. Vì học sinh, sinh viên khi đã đƣợc hƣởng những lợi ích mà giáo dục mang lại sẽ sử dụng những kiến thức đó, những lợi ích mà giáo dục mang lại để ứng dụng trong xã hội. Và ngƣời sử dụng lao động là ngƣời đánh giá cuối cùng cho „„chất lƣợng ‟‟ mà sản phẩm giáo dục mang lại. Khách hàng của cơ sở đào tào, những ngƣời bỏ ra chi phí vật chất để đƣợc tiếp thu, tiếp nhận và sử dụng sản phẩm đào tạo, bao gồm cả các cơ quan, đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế nhƣng ngƣời học là lƣợc lƣợng đông đảo nhất, quan hệ trực tiếp và mật thiết nhất, là „„ khách hàng‟‟ chủ yếu của cơ sở đào tạo. Vì để tiếp thu kiến thức cho mình, nên ngƣời học có toàn quyền lựa chọn sẽ sử dụng „„sản phẩm đào tạo‟‟ nào, tùy vào hoàn cảnh điều kiện cụ thể của mỗi ngƣời (về tài chính, thời gian…) học có thể chọn lọc một khóa học chính quy hoàn chỉnh về một chuyên ngành, một nghề có liên quan gần gũi ở một hay nhiều trƣờng khác nhau để mở rộng kiến thức, năng lực là việc hoặc chỉ theo học một lớp đào tào, bồi dƣỡng ngắn hạn về một chuyên môn, một kỹ năng thiết yếu nào đó.

Một phần của tài liệu Hoạt động marketing của trường đại học công nghiệp hà nội (Trang 29 - 31)