Giới thiệu hệ sinh thái rừng ngập mặn xã Đại Hợp, huyện Kiến Thụy,

Một phần của tài liệu Đánh giá các chỉ thị chất lượng hệ sinh thái hiện áp dụng trên thế giới và khả năng ứng dụng đối với hệ sinh thái đất ngập nước ở việt nam (Trang 60 - 63)

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.3.1. Giới thiệu hệ sinh thái rừng ngập mặn xã Đại Hợp, huyện Kiến Thụy,

Thành phố Hải Phòng

Theo Quy hoạch phát triển lâm nghiệp thành phố Hải Phòng đến năm 2010, Hải Phòng có 5.917 ha diện tích rừng ngập mặn (RNM). Các dải RNM tập trung chủ yếu ở các khu vực cửa sông ven biển thuộc các huyện Cát Hải, Thủy Nguyên, An Dương, Kiến Thụy, Tiên Lãng. Trong đó, RNM tự nhiên chỉ có mặt ở huyện Cát Hải, Thủy Nguyên, còn lại là rừng trồng.

4. Yếu tố Tác động (I)

I1 – Sức khỏe con người

I1.1 – Tỷ lệ người mắc bệnh do sử dụng nguồn nước ô nhiễm phải vào bệnh viện điều trị trong 1 năm

Số người/năm

I1.2 – Số người chết do thiên tai Số người/năm I1.3 – Số trận lụt/bão trong 1 năm Số lượng/năm I2 – Đời sống sinh

vật

I2.1 – Số lần cá chết hàng loạt do ô nhiễm nước trong 1 năm

Số lần/năm

I2.2 – Tổng thiệt hại nuôi trồng thủy sản do ô nhiễm nước

Tỷ VND/năm

5. Yếu tố Đáp ứng (R)

R1 – Chính sách quản lý

R1.1 – Tỷ lệ các cơ sở công nghiệp có hệ thống XLNT

%

R1.2 – Số lượng đề tài, dự án nghiên cứu về bảo vệ môi trường và ĐDSH

Số đề tài, dự án/năm R1.3 – Kinh phí cho hoạt động bảo vệ môi trường

hàng năm

Tỷ VND/năm

R1.4 – Số lượng, diện tích các khu bảo tồn ĐDSH, Vườn quốc gia (VQG)

Khu bảo tồn/VQG, ha R1.5 – Các văn bản pháp luật liên quan Số lượng văn

Rừng ngập mặn tại xã Đại Hợp - Kiến Thuỵ là rừng trồng, với diện tích khoảng 861 ha, chiếm 14,6% diện tích RNM toàn thành phố, nằm dọc theo bờ đê khu vực gần cửa sông Văn Úc đến địa phận cống giáp với khu vực Bàng La - Đồ Sơn. Ở đây, rừng bắt đầu được trồng từ năm 1999, có độ rộng dao động từ  720m đến  1.200m tính từ chân đê ra biển. Do đây là rừng trồng nên HST RNM tại xã Đại Hợp tương đối đơn giản với sự có mặt của 2 loài thực vật ngập mặn chính là cây bần (Sometaria Caseolaris) và cây trang (Kandelia Obovata), cây cối phát triển tốt, rậm rạp, độ đa dạng sinh học thấp.

Rừng trồng ở đây có các kiểu sau:

- Rừng trang trồng ở giữa, ngoài phía biển trồng bần chua; - Phía giáp đê biển được trồng xen bần và trang;

- Ngoài biển và bờ đê biển gồm bần xen trang là chủ yếu. Sự phân tầng cây trong rừng: gồm 2 tầng cây:

- Tầng thứ nhất có cây cao từ 2,6 – 3,3m;

- Tầng thứ hai có chiều cao các cây dao động từ 5,9 – 6,2m.

Cấu trúc dải rừng: rừng ở đây theo hướng từ bờ đê ra biển bao gồm 2 kiểu rừng là rừng bần thuần loại, được trồng xen kẽ với cây trang với mật độ cách đều nhau và rừng trang thuần loại với khoảng cách đều nhau, thi thoảng có cây bần trồng xen thêm vào. Bảng dưới đây thể hiện mật độ, số lượng và kích thước của cây bần và cây trang.

Bảng 3.3. Cấu trúc dải rừng trồng xã Đại Hợp [11]

Các chỉ tiêu Cây bần

(Sometaria Caseolaris)

Cây trang (Kandelia Obovata)

Số lượng cây/ô nghiên cứu: - Ô nghiên cứu (25m x 60m) - Ô nghiên cứu (10m x 10m)

70 cây

186 – 188 cây

Số lượng cây/ha 462 – 463 cây 18.400

Đường kính thân lớn nhất (cm) 28 20

Chiều cao thân lớn nhất (m) 6,2 3,3

Chiều cao thân trung bình (m) 6 2,8

Bảng 3.4. Phân nhóm đường kính – chiều cao thân cây [11]

Chỉ tiêu Phân nhóm Số lƣợng cây

Cây bần Cây trang

Chiều cao cây (m)

< 2,80 59 2,80 – 3,00 78 > 3,00 51 5,12 – 5,49 12 5,50 – 5,99 35 6,00 – 6,20 23 Đƣờng kính thân (cm) < 14,00 59 14,00 – 18,00 78 > 18,00 51 22,0 – 22,9 12 23,0 – 24,0 35 24,1 – 28,0 23

Qua bảng thống kê, có thể nhận thấy RNM tại đây tương đối đồng đều về kích thước và có tốc độ tăng trưởng tốt, thể hiện được địa hình và chất đất nền đáy tốt và đồng đều.

Độ che phủ của tán lá rừng: tỷ lệ che phủ ở đây đạt 98%. Hai kiểu rừng trên trải dài, khu vực nghiên cứu thành một chiều rộng dải rừng là: 650 m - 720m, từ bờ đê biển ra phía biển với các trụ do thân cành, lá tạo theo chiều thẳng đứng trung bình: bần là 6,0 m; trang là 2,8m.

Mặc dù là rừng trồng, nhưng RNM tại xã Đại Hợp vẫn mang lại những giá trị nhất định. Trong đó phải kể đến tác dụng của hệ rễ của cây ngập mặn, chúng đã góp phần vào việc làm giảm tốc độ dòng chảy của thủy triều, tạo điều kiện lắng đọng bùn, góp phần mở rộng diện tích đất bồi tụ. Bên cạnh đó, RNM còn đóng vai trò quan trọng trong

việc điều hòa vi khí hậu, ngăn cản mặt tác động không có lợi của biển khi sóng, gió, bão đổ bộ vào bờ biển, gây hiện tượng nước dâng làm lụt, xói lở, phá bờ…

Một phần của tài liệu Đánh giá các chỉ thị chất lượng hệ sinh thái hiện áp dụng trên thế giới và khả năng ứng dụng đối với hệ sinh thái đất ngập nước ở việt nam (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)