Xuất nhóm các chỉ thị dịch vụ hệ sinh thái

Một phần của tài liệu Đánh giá các chỉ thị chất lượng hệ sinh thái hiện áp dụng trên thế giới và khả năng ứng dụng đối với hệ sinh thái đất ngập nước ở việt nam (Trang 57 - 60)

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.2.2. xuất nhóm các chỉ thị dịch vụ hệ sinh thái

3.2.2.1. Ý nghĩa của việc đề xuất nhóm các chỉ thị dịch vụ hệ sinh thái

Chỉ thị dịch vụ hệ sinh thái cho biết những thông tin về các đặc điểm và xu hướng của dịch vụ HST, làm cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách có thể theo dõi được tình trạng, xu hướng và tốc độ thay đổi của các dịch vụ HST. Nhóm chỉ thị dịch vụ hệ sinh thái của khu hệ đất ngập nước là một tập hợp của nhiều chỉ thị phản ánh các hoạt động của con người, cũng như các áp lực do những hoạt động đó tạo ra tới môi trường, làm thay đổi chất lượng môi trường, gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người và hệ động – thực vật. Mặt khác, nhóm chỉ thị này cũng cho biết những nỗ lực của con người nhằm ngăn chặn, giảm thiểu các tác động tiêu cực.

3.2.2.2. Nguyên tắc xây dựng, lựa chọn chỉ thị

Trong thực tế có rất nhiều yếu tố có thể để đưa vào làm chỉ thị, tuy nhiên không thể đưa tất cả vào vì như thế sẽ rất phức tạp cho quá trình sử dụng, hơn nữa, cũng không thể định lượng được hết, vì vậy chỉ lựa chọn một số những chỉ thị nổi trội để đưa vào nhóm các chỉ thị. Nguyên tắc xây dựng, lựa chọn các chỉ thị được thực hiện theo hướng dẫn của Công ước ĐDSH, cụ thể như sau:

 Với chỉ thị đơn lẻ cần đảm bảo:

- Sự phù hợp và có ý nghĩa về mặt chính sách;

S

Ô nhiễm nước Ô nhiễm đất

P

Tài nguyên (đất, nước…)

D

Phát triển công nghiệp

I Sức khỏe con người Đời sống sinh vật R Chính sách quản lý

- Có cơ sở khoa học: các chỉ thị cần phải dựa vào những dữ liệu được xác định rõ ràng, có thể kiểm chứng và được khoa học chấp nhận;

- Được chấp nhận rộng rãi (trước đó có tham khảo ý kiến chuyên gia để loại trừ những chỉ tiêu không đại diện và bổ sung những chỉ tiêu phù hợp với thực tiễn); - Có thể đo được bằng một phương pháp chính xác và chi phí trong giới hạn cho phép;

- Có độ nhạy cao để có thể chỉ ra được các xu hướng, những khác biệt giữa sự thay đổi do thiên nhiên so với sự thay đổi do tác động của con người.

 Với nhóm chỉ thị cần đảm bảo:

- Tính đại diện: một nhóm chỉ thị sẽ mang lại một cái nhìn bao quát về các hoạt động, áp lực, hiện trạng môi trường, ĐDSH và các giải pháp, tình hình sử dụng và năng lực quản lý bảo vệ tài nguyên;

- Có số lượng chỉ thị không quá nhiều: tổng số chỉ thị càng nhỏ thì khả năng tiếp cận của chúng tới các nhà hoạch định chính sách càng lớn với chi phí càng thấp.

Dựa vào các nguyên tắc trên, có thể phân tích xác định các chỉ thị theo các nhóm sau đây:

(1). Nhóm chỉ thị về Động lực (D) là các hoạt động của con người;

(2). Nhóm chỉ thị về Áp lực (P) bao gồm những áp lực trực tiếp hay gián tiếp do các hoạt động phát triển của con người gây ra;

(3). Nhóm chỉ thị về Hiện trạng (S) là hiện trạng môi trường nước, môi trường đất và ĐDSH;

(4). Nhóm chỉ thị về Tác động (I) là các tác động đã xác định được bao gồm các tác động tiêu cực đối với sức khỏe con người, giảm ĐDSH;

(5). Nhóm chỉ thị về Đáp ứng (R) là những biện pháp được thực hiện nhằm làm giảm các áp lực cũng như các tác động tiêu cực của các hoạt động phát triển đối với tài nguyên và môi trường.

Bảng dưới đây thể hiện lần lượt nhóm các chỉ thị dịch vụ hệ sinh thái được đề xuất theo khung DPSIR.

Bảng 3.2. Nhóm các chỉ thị dịch vụ hệ sinh thái theo mô hình DPSIR

Các yếu tố DPSIR Tên chỉ thị Đơn vị

1. Yếu tố Động lực (D)

D1 – Gia tăng dân số

D1.1 – Tốc độ tăng dân số hàng năm %

D1.2 – Mật độ dân số Người/km2

D2 – Phát triển nông nghiệp

D2.1 – Lượng phân bón hóa học sử dụng cho canh tác lúa

Kg/ha.năm

D2.2 – Diện tích đất trồng lúa ha

D2.3 – Diện tích nuôi trồng thủy sản ha D3 – Phát triển

công nghiệp

D3.1 – Tổng số KCN/CCN Khu/cụm

công nghiệp D3.2 – Tổng diện tích đã lấp đầy của các

KCN/CCN

ha

2. Yếu tố Áp lực (P)

P1 – Nước sạch P1.1 – Nhu cầu nước phục vụ nông nghiệp Triếu m3/năm P1.2 – Nhu cầu nước phục vụ sinh hoạt, công

nghiệp

Triếu m3/năm

P2 – Nước thải P2.1 – Tổng lượng nước thải trong các lĩnh vực công nghiệp, sinh hoạt, dịch vụ

Triếu m3/năm

3. Yếu tố Hiện trạng (S)

S1 – Ô nhiễm nước S1.1 – Chất lượng nước mặt mg/L

S1.2 – Chất lượng nước ngầm mg/L

S2 – Ô nhiễm đất S2.1 – Chất lượng trầm tích đáy mg/L

S3 – Hệ sinh thái S3.1 – Diện tích ĐNN ha

S3.2 – Độ che phủ rừng %

S3.3 – Cấu trúc, phân bố, thành phần loài động vật

Số lương

S3.4 – Cấu trúc, phân bố, thành phần loài thực vật

Số lương

S3.5 – Số lượng sinh vật ngoại lai Số lượng S3.6 – Số loài sinh vật quý hiếm, có giá trị Số lương

Một phần của tài liệu Đánh giá các chỉ thị chất lượng hệ sinh thái hiện áp dụng trên thế giới và khả năng ứng dụng đối với hệ sinh thái đất ngập nước ở việt nam (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)