Nghiên cứu trên thế giới về xây dựng chỉ thị dịch vụ hệ sinh thái

Một phần của tài liệu Đánh giá các chỉ thị chất lượng hệ sinh thái hiện áp dụng trên thế giới và khả năng ứng dụng đối với hệ sinh thái đất ngập nước ở việt nam (Trang 40)

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.4.3. Nghiên cứu trên thế giới về xây dựng chỉ thị dịch vụ hệ sinh thái

Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về xây dựng chỉ thị dịch vụ HST, trong đó phải kể đến các nghiên cứu của Bồ Đào Nha, Nam Phi và khu vực phía Tây Trung Quốc. Việc xây dựng các chỉ thị nhằm mục đích đánh giá tình trạng của các dịch vụ HST, từ đó giúp các nhà hoạch định chính sách thấy được tầm quan trọng của các dịch vụ này đối với nền kinh tế và đời sống con người.

Các bảng dưới đây lần lượt thể hiện các chỉ thị dịch vụ HST được nghiên cứu ở 3 quốc gia [16].

Bảng 1.5. Các chỉ thị dịch vụ hệ sinh thái tại Bồ Đào Nha

Dịch vụ HST Chỉ thị dịch vụ HST Đơn vị tính của các chỉ thị dịch vụ HST 1. Dịch vụ cung cấp 1.1. Cây trồng

Tỷ lệ lương thực cung cấp nội địa %

Sản lượng ngũ cốc Tấn

Năng suất ngũ cốc Tấn/ha

Tổng số gia súc, lợn, gia cầm, cừu và dê Số con

1.3. Khai thác thủy sản

Sản lượng cá Tấn

Giá trị sản lượng cá Euro

1.4. Thực phẩm tự nhiên

Sản lượng của thực phẩm tự nhiên có nguồn gốc từ rừng Tấn

1.5. Gỗ và các sản phẩm khác từ rừng

Năng suất rừng M3/ha/năm

Giá trị của các sản phẩm gỗ Euro

Giá trị của các sản phẩm có nguồn gốc từ rừng, không phải gỗ Euro

Sản lượng gỗ thịt M3

Sản lượng gỗ tạp Tấn

1.6. Nước sạch

Tỷ lệ nước sạch tiêu thụ theo khu vực %

2. Dịch vụ điều tiết

2.1. Điều tiết khí hậu toàn cầu

Lượng cácbon lưu trữ trong đất Tấn/ha

Giá trị của rừng trong việc hấp thụ carbon Triệu euro

2.2. Điều tiết nước

Giá trị của rừng trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên nước Triệu euro

3. Dịch vụ văn hóa

3.1. Giá trị thẩm mỹ

Thăm quan giải trí trong rừng Số ngày ghé thăm/năm

3.2. Giải trí và du lịch sinh thái

Spa Số lượng

Cơ sở du lịch trên bờ biển Số lượng

Thu nhập từ du lịch Tỷ euro

4. Kết hợp Dịch vụ văn hóa và Dịch vụ điều tiết

Bảng 1.6. Các chỉ thị dịch vụ hệ sinh thái tại Nam Phi Dịch vụ HST Chỉ thị dịch vụ HST Đơn vị tính của các chỉ thị dịch vụ HST 1. Dịch vụ cung cấp 1.1. Cây trồng Sản lượng ngũ cốc Tấn

Tỷ lệ đóng góp của nông nghiệp vào GDP %

1.2. Chăn nuôi gia súc

Sinh khối vật nuôi Số lượng

Sản lượng thịt đỏ Tấn

1.3. Thực phẩm tự nhiên

Tỷ lệ lợi nhuận từ các trang trại kinh doanh thương mại % tổng thu nhập

1.4. Nhiên liệu sinh học

Tỷ lệ tiêu thụ nhiên liệu sinh học %

Lượng củi tiêu thụ kg

1.5. Nước sạch

Lượng nước bình quân trên đầu người M3/người

Lượng nước ngầm sử dụng theo khu vực Triệu M3, %

Tiềm năng thủy điện MW

2. Dịch vụ điều tiết

2.1. Điều tiết dịch bệnh

Thiệt hại của ngành chăn nuôi do dịch bệnh Triệu con

3. Dịch vụ văn hóa

3.1. Giá trị đạo đức

Giá trị vô hình của các loại tài nguyên khác nhau được tạo ra bởi người dân Amaxhosa, chẳng hạn như nước, động vật, củi, vv

Giá trị xếp hạng

3.2. Giá trị thẩm mỹ

Bảng 1.7. Các chỉ thị dịch vụ hệ sinh thái tại khu vực phía Tây Trung Quốc Dịch vụ HST Chỉ thị dịch vụ HST Đơn vị tính của các chỉ thị dịch vụ HST 1. Dịch vụ cung cấp 1.1. Cây trồng

Sản lượng lương thực từ hệ sinh thái Tấn

sản lượng cây trồng Tấn

1.2. Nước sạch

Tổng lượng nước M3

Lượng nước ngầm có sẵn M3

Tỷ lệ nước sạch tiêu thụ theo khu vực %

Lượng nước sạch trung bình hàng năm M3

Lượng nước sạch có sẵn M3

1.3. Gỗ

Sản lượng của các sản phẩm có nguồn gốc từ rừng, không phải gỗ Tấn

Sản lượng gỗ Tấn

2. Dịch vụ điều tiết

2.1. Điều tiết khí hậu toàn cầu

Sự trao đổi carbon giữa thảm thực vật-đất-không khí (CEVSA) Số lượng

2.2. Điều tiết khí hậu địa phương và khu vực

Chỉ số độ ẩm Số

Tỷ lệ bay hơi tiềm năng (PER) %

2.3. Điều tiết nước

Tổng lượng mưa trung bình hàng năm (TAP) mm

Thiên tai %

Lượng nước do sông chảy vào M3

2.4. Dịch vụ văn hóa

Không có chỉ thị nào

Từ các nghiên cứu về chỉ thị dịch vụ HST của 3 quốc gia nêu trên, có thể thấy rằng, mỗi một quốc gia, các chỉ thị dịch vụ HST có sự điều chỉnh khác nhau để phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường của từng nước.

CHƢƠNG 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Luận văn tập trung giải quyết một số vấn đề sau:

- Đánh giá các dịch vụ hệ sinh thái mà hệ sinh thái đất ngập nước mang lại; - Tiếp cận mô hình DPSIR để đề xuất các chỉ thị dịch vụ hệ sinh thái cho khu hệ đất ngập nước ở Việt Nam;

- Áp dụng lựa chọn chỉ thị dịch vụ hệ sinh thái cho Hệ sinh thái rừng ngập mặn xã Đại Hợp, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng.

2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Hệ sinh thái đất ngập nước ở Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu: Hệ sinh thái rừng ngập mặn xã Đại Hợp, huyện Kiến Thụy, Thành phố Hải Phòng.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.3.1. Mô hình DPSIR 2.3.1. Mô hình DPSIR

DPSIR là chữ đầu của bốn từ Anh ngữ: - Driver, có nghĩa là động lực (D);

- Pressure, có nghĩa là áp lực (P);

- State, có nghĩa là hiện trạng (S);

- Impact, có nghĩa là tác động (I);

- Response, có nghĩa là đáp ứng/ứng phó (R).

Mô hình DPSIR do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) xây dựng năm 1994. Theo OECD, các thành phần trong khuôn khổ DPSIR được hiểu như sau

Động lực: là những yếu tố gây ra những thay đổi trong hệ thống. Đó có thể là yếu tố xã hội, kinh tế hay sinh thái, và có thể gây ra những áp lực có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực. Ví dụ về động lực là quy mô dân số, vấn đề sử dụng tài nguyên, biến đổi khí hậu, ngành du lịch...

Áp lực: là những hoạt động của con người mà trực tiếp ảnh hưởng đến hệ thống và được tạo ra bởi các động lực. Các áp lực làm thay đổi chất lượng môi trường và số lượng tài nguyên thiên nhiên, ví dụ như vấn đề ô nhiễm môi trường…

Hiện trạng: là tình trạng của hệ thống tại một thời điểm cụ thể và được đại diện bởi một tập hợp mô tả các thuộc tính của hệ thống bị ảnh hưởng bởi yếu tố áp lực. Ví dụ hiện trạng chất lượng môi trường nước, trầm tích, thành phần, cấu trúc các loài.

Tác động: là những ảnh hưởng tới sức khỏe con người hoặc các HST gây ra bởi các yếu tố áp lực. Ví dụ phổ biến là tỷ lệ mắc bệnh, giảm đa dạng sinh học...

Đáp ứng: là những nỗ lực của nhà nước và xã hội nhằm làm thay đổi, giảm thiểu các tác động. Ví dụ như các chương trình hành động, các chính sách nhằm bảo vệ môi trường.

Mô hình trên cho phép phân tích các mối quan hệ nhân – quả liên quan đến vấn đề quản lý tài nguyên thiên nhiên. Mô hình này giúp cung cấp thông tin và cho phép xác định các mối quan hệ chủ yếu, để phát triển một cái nhìn tổng quan và đầy đủ về một vấn đề [17].

Hình 2.1. Sơ đồ mô hình DPSIR [8]

Tại Việt Nam, mô hình DPSIR được định nghĩa như sau: Mô hình DPSIR là mô hình mô tả mối quan hệ tương hỗ giữa Động lực - D (phát triển kinh tế - xã hội, nguyên nhân sâu xa của các biến đổi môi trường) - Áp lực - P (các nguồn thải trực tiếp gây ô nhiễm và suy thoái môi trường) - Hiện trạng - S (hiện trạng chất lượng môi trường) - Tác động - I (tác động của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe cộng đồng, hoạt động

phát triển kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái) - Đáp ứng - R (các đáp ứng của nhà nước và xã hội để bảo vệ môi trường) [15].

DPSIR là kết quả của một quá trình nhiều năm đi sâu nghiên cứu, phân tích hiện trạng môi trường và các tác động của nó lên con người. Từ những năm 1972, 1982, 1992, 2002 qua các Hội nghị toàn cầu về môi trường, về môi trường và phát triển bền vững, nhiều tổ chức quốc tế và quốc gia đã xây dựng các báo cáo về hiện trạng môi trường SOE. Chữ S là chữ đầu trong các báo cáo đó. Tiếp đó các nhà nghiên cứu đã thấy rằng để hiểu rõ hiện trạng môi trường trong diễn biến động của nó thì cùng với hiện trạng S phải xem xét thêm áp lực P và đáp ứng R. Mô hình PSR là mô hình do UNEP khuyến cáo vận dụng trong những năm đầu thập kỷ 1990. Nhiều báo cáo hiện trạng môi trường và các bộ chỉ thị môi trường của nhiều nước và nhiều tổ chức quốc tế trong thời gian này đã vận dụng mô hình ấy. Báo cáo SOE của Việt Nam năm 2001 do Cục Môi trường thực hiện với sự hợp tác của UNEP đã theo mô hình PSR này. Sự phát triển mô hình không dừng lại đó. Trong những năm gần đây trong soạn thảo báo cáo hiện trạng môi trường cũng như xây dựng chỉ thị môi trường mô hình DPSIR đã dần thay thế mô hình PSR.

Quá trình hình thành mô hình DPSIR thực chất là quá trình phát triển sự mong muốn hiểu biết đầy đủ về hiện trang môi trường. Quá trình này có thể biểu thị một cách đơn giản như ở hình dưới đây:

S P – S P – S – R P – S – I – R D – P – S – I – R

Luận văn áp dụng mô hình DPSIR để phân tích xác định lựa chọn các chỉ thị dịch vụ hệ sinh thái cho khu hệ đất ngập nước ở Việt Nam.

2.3.2. Các phƣơng pháp khác

1) Phương pháp kế thừa: kế thừa có chọn lọc các tài liệu, tư liệu và kết quả của các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế liên quan đến các nội dung nghiên cứu của lụận văn: các kết quả nghiên cứu về hệ sinh thái đất ngập nước, dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước, chỉ thị dịch vụ hệ sinh thái… để nghiên cứu áp dụng cho hệ sinh thái rừng ngập mặn xã Đại Hợp, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng.

2) Phương pháp thu thập, thống kê, tổng hợp thông tin số liệu: sử dụng để thu thập thông tin, số liệu, thống kê, phân tích, xử lý dữ liệu đầu vào để thực hiện các nội dung nghiên cứu trong luận văn.

3) Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: sử dụng để điều tra hiện trạng tài nguyên và môi trường tại xã Đại Hợp để thu thập các thông tin, số liệu về hệ sinh thái rừng ngập mặn tại đây, phục vụ cho việc lựa chọn và áp dụng các chỉ thị dịch vụ hệ sinh thái.

4) Phương pháp chuyên gia: sử dụng để tăng thêm nguồn thông tin và độ tin cậy trong các kết quả nghiên cứu của luận văn. Các chuyên gia được tham khảo ý kiến bao gồm các nhà khoa học có kinh nghiệm thuộc các lĩnh vực sinh thái và tài nguyên môi trường biển ở địa phương.

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đánh giá các dịch vụ hệ sinh thái của khu hệ đất ngập nƣớc ở Việt Nam

Đất ngập nước ở Việt Nam có diện tích khoảng 10 triệu ha, chủ yếu phân bố ở hai vùng là đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và châu thổ sông Hồng. Hệ sinh thái ĐNN rất đa dạng phong phú mang lại rất nhiều lợi ích cho cuộc sống của con người. Về cơ bản, các dịch vụ hệ sinh thái của khu hệ ĐNN tại Việt Nam cũng tương tự như của khu hệ ĐNN trên thế giới, chi tiết thể hiện như trong bảng 3.1:

Bảng 3.1. Dịch vụ hệ sinh thái của khu hệ đất ngập nước ở Việt Nam

Dịch vụ hệ sinh thái Nhận xét và ví dụ

1. Dịch vụ cung cấp

Lương thực, thực phẩm Sản lượng lúa nước, nuôi trồng thủy sản, cây ăn quả

Nước sạch Lưu trữ và duy trì nước sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp Nguyên liệu Khai thác gỗ từ rừng tràm và rừng ngập mặn tự nhiên, ngoài ra

còn cung cấp mây, tre, lá dừa… cho sản xuất thủ công mỹ nghệ Dược liệu, sinh hóa Khai thác các loại thuốc từ thực vật và tinh dầu

2. Dịch vụ điều tiết

Điều tiết vi khí hậu Các loại khí nhà kính như CO2 ảnh hưởng đến nhiệt độ địa phương và khu vực; ảnh hưởng tới lượng mưa, và các quá trình khí hậu khác

Điều tiết nước Nạp/xả nước ngầm

Kiểm soát lũ Lưu trữ, điều tiết lượng nước mưa

Lọc nước và XLNT Loại bỏ các chất dinh dưỡng dư thừa và các chất ô nhiễm khác Duy trì độ phì nhiêu

của đất

Điều tiết độ phèn của đất, sản xuất sinh khối Điều tiết hiểm họa

thiên nhiên

Phòng chống bão, sóng thần, kiểm soát xói mòn, ổn định bờ biển

3. Dịch vụ hỗ trợ

Chu trình dinh dưỡng Lưu trữ, xử lý các chất dinh dưỡng

Duy trì ĐDSH Số lượng giống vật nuôi, cây trồng bản địa, số nơi cư trú

Tinh thần và cảm hứng Nguồn cảm hứng của nhân loại, giá trị tinh thần và tôn giáo Giải trí, du lịch Cơ hội cho các hoạt động giải trí, du lịch sinh thái

+ Dịch vụ cung cấp: là dịch vụ HST quan trọng nhất, bao gồm:

- Sản xuất lúa nước và phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản hiện nay làm thay đổi cơ bản các sinh cảnh ngập nước ĐBSCL. Diện tích trồng lúa tăng từ 3.190.000ha năm 1995 lên 3.790.000ha vào năm 2002. Sau 12 năm, sản lượng gạo tăng gấp đôi so với năm 1990, nâng lương thực bình quân đầu người đạt trên 1.000 kg mỗi năm. Và vùng đồng bằng sông Cửu Long chính là vựa lúa lớn nhất Việt Nam [12].

Nguồn thực phẩm tự nhiên thay đổi về cơ cấu và số lượng do môi trường sống của các loài bị ảnh hưởng. Tại vùng ĐBSCL có tới 62 loài thực vật được sử dụng làm rau phục vụ cho con người. Tuy nhiên việc sử dụng các loài này giảm đáng kể do con người giảm khai thác các vùng đất ngập nước tự nhiên [12].

Diện tích và sản lượng cây ăn quả có xu hướng tăng mạnh do ĐNN được nâng cao và ngăn lũ. Diện tích cây ăn quả tăng từ 175.700ha năm 1995 lên 211.400ha vào năm 2001. Bằng việc xây dựng các con đập xung quanh, vùng ĐNN được nâng cao, tạo thuận lợi cho việc chuyển đổi thành đất trồng cây ăn quả [12].

Một ví dụ khác cũng cho thấy lợi ích của dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước, đó là, bằng việc tạo môi trường sống thuận lợi cho con trai, mà thu nhập hàng năm từ việc khai thác trai lên tới 7 đến 10 triệu USD vào năm 2004 tại Vườn quốc gia Xuân Thủy, đóng góp vào thu nhập của cộng đồng địa phương [18].

- Cung cấp nước sạch: nước ngọt ở ĐBSCL được cung cấp từ ba nguồn: nước mưa (ước tính 80 tỷ m3/năm), nước sông (508 tỷ m3) và nước ngầm (nước có độ mặn dưới 1 g/L, với trữ lượng đủ để cung cấp cho việc khai thác với công suất 1,5 triệu m3/ngày), đủ để đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt nông thôn trong nhiều thập kỷ tới. Chất lượng nước khá tốt, không bị nhiễm phèn nhưng lại chứa hàm lượng cao phù sa, buộc phải xử lý nước trước khi sử dụng [12].

- Nguyên liệu gỗ bị giảm do diện tích và chất lượng rừng giảm. Gỗ chủ yếu được khai thác từ các khu rừng tràm và rừng ngập mặn tự nhiên. Sự suy giảm về

diện tích và chất lượng các khu rừng này dẫn tới suy giảm sản lượng gỗ. Sản lượng khai thác gỗ từ các khu rừng trồng là không đáng kể.

Khu hệ ĐNN còn cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thủ công mỹ nghệ, bao gồm mây, tre, lá dừa,… Một diện tích lớn ĐNN có thể cung cấp rất nhiều loại

Một phần của tài liệu Đánh giá các chỉ thị chất lượng hệ sinh thái hiện áp dụng trên thế giới và khả năng ứng dụng đối với hệ sinh thái đất ngập nước ở việt nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)