Tiếp cận DPSIR để lựa chọn các chỉ thị dịch vụ hệ sinh thái cho khu hệ

Một phần của tài liệu Đánh giá các chỉ thị chất lượng hệ sinh thái hiện áp dụng trên thế giới và khả năng ứng dụng đối với hệ sinh thái đất ngập nước ở việt nam (Trang 53)

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.2. Tiếp cận DPSIR để lựa chọn các chỉ thị dịch vụ hệ sinh thái cho khu hệ

ngập nƣớc ở Việt Nam

3.2.1. Đánh giá các yếu tố DPSIR đối với hệ sinh thái đất ngập nƣớc ở Việt Nam

Theo mô hình DPSIR, các hoạt động của con người (yếu tố Động lực – D) sẽ gây áp lực, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp lên môi trường (yếu tố Áp lực – P) , từ đó

gây ra những biến đổi của hiện trạng môi trường (yếu tố Hiện trạng – S). Môi trường thay đổi sẽ gây ra các tác động tới sức khỏe con người hoặc các HST (yếu tố Tác động – I). Trước thực trạng đó, con người đã nỗ lực đáp ứng lại những thay đổi trên bằng việc ban hành các chính sách hay thực hiện những chương trình nhằm ngăn chặn hay giảm thiểu các áp lực, từ đó giảm bớt các tổn thất về môi trường (yếu tố Đáp ứng – R).

Dựa vào các đặc điểm tự nhiên, các hoạt động kinh tế - xã hội tại khu hệ đất ngập nước ở Việt Nam (điển hình là vùng đồng bằng sông Cửu Long và châu thổ sông Hồng), có thể nhận thấy các yếu tố Động lực quan trọng nhất tại đây, bao gồm:

(1) Gia tăng dân số;

(2) Phát triển nông nghiệp; (3) Phát triển công nghiệp;

Mỗi một Động lực sẽ lần lượt được phân tích và đánh giá theo mô hình DPSIR, cụ thể là: Động lực  Áp lực  Hiện trạng  Tác động  Đáp ứng.

3.2.1.1. Gia tăng dân số

Vấn đề gia tăng dân số là yếu tố Động lực quyết định, không những làm thay đổi các hệ sinh thái cùng với các dịch vụ của chúng mà còn gây ảnh hưởng tới một loạt các vấn đề khác. Theo Tổng cục thống kế Việt Nam, sự tăng trưởng dân số nhanh (32,6 triệu năm 1995 lên 37,1 triệu vào năm 2010), và sự gia tăng dân số diễn ra không đồng đều giữa 2 khu hệ ĐNN. Quá trình này diễn ra nhanh hơn và mạnh hơn tại vùng châu thổ sông Hồng (dân số tăng 15,8% trong vòng 15 năm với mật độ dân cư là 1.238 người/km2

năm 2007) so với vùng đồng bằng sông Cửu Long (dân số tăng 11,6% trong vòng 15 năm với mật độ dân cư là 432 người/km2 năm 2007) tạo ra áp lực lớn về lương thực, thực phẩm và vấn đề nước sạch. Đẩy mạnh sản xuất đồng nghĩa với việc tăng cường sử dụng phân bón thuốc trừ sâu, sản xuất thâm canh tăng vụ... làm ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng nước mặt và hệ sinh thái. Chất lượng môi trường nước giảm, sẽ ảnh hướng tới sức khỏe của con người và sinh vật. Để góp phần làm giảm các yếu tố trên, con người đã đề ra các chính sách quản lý nhằm kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái.

Hình 3.1. Sơ đồ phân tích chuỗi DPSIR của Động lực “Gia tăng dân số” 3.2.1.2. Phát triển nông nghiệp

Hoạt động phát triển nông nghiệp tại vùng đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu bao gồm việc thay đổi cơ cấu sử dụng đất, chuyển diện tích từ đồng cỏ ngập nước và một phần diện tích rừng ngập mặn, rừng tràm sang đất trồng lúa và nuôi trồng thủy sản…), và việc sử dụng ngày càng nhiều phân bón hóa học gây áp lực tới nguồn cung cấp nước sạch. Sự thay đổi này ảnh hưởng đáng kể các hệ sinh thái, tài nguyên thiên nhiên và môi trường, kết quả là giảm đất lâm nghiệp, thu hẹp môi trường sống của các loài cây rừng, giảm đa dạng sinh học (thay đổi cấu trúc và mật độ của động – thực vật) và cân bằng sinh thái (thông qua lưới và chuỗi thức ăn). Việc mở rộng mô hình nuôi tôm sử dụng công nghệ lạc hậu, cùng với cơ sở vật chất yếu kém đã gây ô nhiễm môi trường (ô nhiễm phèn) và dịch bệnh ở quy mô lớn, đặc biệt là ở vùng đất ngập nước mặn, ven biển. Ngoài ra, việc chuyển đổi các hệ sinh thái đất ngập nước (ví dụ: từ hệ sinh thái lúa nước đơn thuần chuyển sang hệ sinh thái kết hợp giữa trồng lúa và nuôi trồng thủy sản) đã dẫn đến sự di cư của một số loài ngoại lai, ảnh hưởng mạnh mẽ tới môi trường sống của các loài bản địa. Một số loài sinh vật từ các quốc gia khác được đưa vào đồng bằng sông Cửu Long nay đã tăng lên đáng kể và thống trị các loài bản địa cũng như môi trường trong khu vực. Ví dụ, Mimosa pigra, trước đây thi thoảng người ta mới nhìn thấy chúng trong Công viên quốc gia Tràm Chim thì nay chúng chiếm khoảng 25% diện tích của

D

Gia tăng dân số

P

Lương thực Nước sạch

S

Môi trường nước HST

I Sức khỏe con người Đời sống sinh vật R Chính sách quản lý

công viên, làm thu hẹp môi trường sống của Grus antigone - một loài quý hiếm đã được thế giới công nhận. Một số giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng này bao gồm các quy định liên quan đến chính sách quản lý như xử lý chất thải, các nghiên cứu về ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp…

Hình 3.2. Sơ đồ phân tích chuỗi DPSIR của Động lực “Phát triển nông nghiệp” 3.2.1.3. Phát triển công nghiệp

Hoạt động công nghiệp chủ yếu phát triển mạnh ở vùng châu thổ sông Hồng, tập trung vào một số ngành công nghiệp như: luyên kim, cơ khí, hóa chất, khai khoáng, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, nhiệt điện đã gây áp lực lớn đến các dạng tài nguyên thiên nhiên (đất, khoáng sản, nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất). Theo Tổng cục thống kế Việt Nam, giá trị sản xuất công nghiệp tính theo giá so sánh 1994 của vùng châu thổ sông Hồng tăng mạnh từ 40,4 nghìn tỉ đồng (năm 2000) lên 142,5 nghìn tỉ đồng (năm 2007), chiếm gần 25% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước, đã tạo ra các loại chất thải (tồn tại ở cả 3 dạng là rắn, lỏng và khí) gây ô nhiễm môi trường, từ đó làm tăng số lượng sinh vật thủy sinh bị chết cũng như tỷ lệ người bị mắc bệnh do tiếp xúc và sử dụng nguồn nước ô nhiễm. Các hoạt động quản lý nhằm ứng phó với các vấn đề trên tập trung vào việc xử lý chất thải, bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH)…

P

Nước sạch Nước thải

D

Phát triển nông nghiệp

S

Ô nhiễm nước Ô nhiễm đất HST

I Sức khỏe con người Đời sống sinh vật R Chính sách quản lý

Hình 3.3. Sơ đồ phân tích chuỗi DPSIR của Động lực “Phát triển công nghiệp”

3.2.2. Đề xuất nhóm các chỉ thị dịch vụ hệ sinh thái

3.2.2.1. Ý nghĩa của việc đề xuất nhóm các chỉ thị dịch vụ hệ sinh thái

Chỉ thị dịch vụ hệ sinh thái cho biết những thông tin về các đặc điểm và xu hướng của dịch vụ HST, làm cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách có thể theo dõi được tình trạng, xu hướng và tốc độ thay đổi của các dịch vụ HST. Nhóm chỉ thị dịch vụ hệ sinh thái của khu hệ đất ngập nước là một tập hợp của nhiều chỉ thị phản ánh các hoạt động của con người, cũng như các áp lực do những hoạt động đó tạo ra tới môi trường, làm thay đổi chất lượng môi trường, gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người và hệ động – thực vật. Mặt khác, nhóm chỉ thị này cũng cho biết những nỗ lực của con người nhằm ngăn chặn, giảm thiểu các tác động tiêu cực.

3.2.2.2. Nguyên tắc xây dựng, lựa chọn chỉ thị

Trong thực tế có rất nhiều yếu tố có thể để đưa vào làm chỉ thị, tuy nhiên không thể đưa tất cả vào vì như thế sẽ rất phức tạp cho quá trình sử dụng, hơn nữa, cũng không thể định lượng được hết, vì vậy chỉ lựa chọn một số những chỉ thị nổi trội để đưa vào nhóm các chỉ thị. Nguyên tắc xây dựng, lựa chọn các chỉ thị được thực hiện theo hướng dẫn của Công ước ĐDSH, cụ thể như sau:

 Với chỉ thị đơn lẻ cần đảm bảo:

- Sự phù hợp và có ý nghĩa về mặt chính sách;

S

Ô nhiễm nước Ô nhiễm đất

P

Tài nguyên (đất, nước…)

D

Phát triển công nghiệp

I Sức khỏe con người Đời sống sinh vật R Chính sách quản lý

- Có cơ sở khoa học: các chỉ thị cần phải dựa vào những dữ liệu được xác định rõ ràng, có thể kiểm chứng và được khoa học chấp nhận;

- Được chấp nhận rộng rãi (trước đó có tham khảo ý kiến chuyên gia để loại trừ những chỉ tiêu không đại diện và bổ sung những chỉ tiêu phù hợp với thực tiễn); - Có thể đo được bằng một phương pháp chính xác và chi phí trong giới hạn cho phép;

- Có độ nhạy cao để có thể chỉ ra được các xu hướng, những khác biệt giữa sự thay đổi do thiên nhiên so với sự thay đổi do tác động của con người.

 Với nhóm chỉ thị cần đảm bảo:

- Tính đại diện: một nhóm chỉ thị sẽ mang lại một cái nhìn bao quát về các hoạt động, áp lực, hiện trạng môi trường, ĐDSH và các giải pháp, tình hình sử dụng và năng lực quản lý bảo vệ tài nguyên;

- Có số lượng chỉ thị không quá nhiều: tổng số chỉ thị càng nhỏ thì khả năng tiếp cận của chúng tới các nhà hoạch định chính sách càng lớn với chi phí càng thấp.

Dựa vào các nguyên tắc trên, có thể phân tích xác định các chỉ thị theo các nhóm sau đây:

(1). Nhóm chỉ thị về Động lực (D) là các hoạt động của con người;

(2). Nhóm chỉ thị về Áp lực (P) bao gồm những áp lực trực tiếp hay gián tiếp do các hoạt động phát triển của con người gây ra;

(3). Nhóm chỉ thị về Hiện trạng (S) là hiện trạng môi trường nước, môi trường đất và ĐDSH;

(4). Nhóm chỉ thị về Tác động (I) là các tác động đã xác định được bao gồm các tác động tiêu cực đối với sức khỏe con người, giảm ĐDSH;

(5). Nhóm chỉ thị về Đáp ứng (R) là những biện pháp được thực hiện nhằm làm giảm các áp lực cũng như các tác động tiêu cực của các hoạt động phát triển đối với tài nguyên và môi trường.

Bảng dưới đây thể hiện lần lượt nhóm các chỉ thị dịch vụ hệ sinh thái được đề xuất theo khung DPSIR.

Bảng 3.2. Nhóm các chỉ thị dịch vụ hệ sinh thái theo mô hình DPSIR

Các yếu tố DPSIR Tên chỉ thị Đơn vị

1. Yếu tố Động lực (D)

D1 – Gia tăng dân số

D1.1 – Tốc độ tăng dân số hàng năm %

D1.2 – Mật độ dân số Người/km2

D2 – Phát triển nông nghiệp

D2.1 – Lượng phân bón hóa học sử dụng cho canh tác lúa

Kg/ha.năm

D2.2 – Diện tích đất trồng lúa ha

D2.3 – Diện tích nuôi trồng thủy sản ha D3 – Phát triển

công nghiệp

D3.1 – Tổng số KCN/CCN Khu/cụm

công nghiệp D3.2 – Tổng diện tích đã lấp đầy của các

KCN/CCN

ha

2. Yếu tố Áp lực (P)

P1 – Nước sạch P1.1 – Nhu cầu nước phục vụ nông nghiệp Triếu m3/năm P1.2 – Nhu cầu nước phục vụ sinh hoạt, công

nghiệp

Triếu m3/năm

P2 – Nước thải P2.1 – Tổng lượng nước thải trong các lĩnh vực công nghiệp, sinh hoạt, dịch vụ

Triếu m3/năm

3. Yếu tố Hiện trạng (S)

S1 – Ô nhiễm nước S1.1 – Chất lượng nước mặt mg/L

S1.2 – Chất lượng nước ngầm mg/L

S2 – Ô nhiễm đất S2.1 – Chất lượng trầm tích đáy mg/L

S3 – Hệ sinh thái S3.1 – Diện tích ĐNN ha

S3.2 – Độ che phủ rừng %

S3.3 – Cấu trúc, phân bố, thành phần loài động vật

Số lương

S3.4 – Cấu trúc, phân bố, thành phần loài thực vật

Số lương

S3.5 – Số lượng sinh vật ngoại lai Số lượng S3.6 – Số loài sinh vật quý hiếm, có giá trị Số lương

3.3. Áp dụng lựa chọn các chỉ thị dịch vụ hệ sinh thái cho hệ sinh thái rừng ngập mặn ngập mặn

3.3.1. Giới thiệu hệ sinh thái rừng ngập mặn xã Đại Hợp, huyện Kiến Thụy, Thành phố Hải Phòng Thành phố Hải Phòng

Theo Quy hoạch phát triển lâm nghiệp thành phố Hải Phòng đến năm 2010, Hải Phòng có 5.917 ha diện tích rừng ngập mặn (RNM). Các dải RNM tập trung chủ yếu ở các khu vực cửa sông ven biển thuộc các huyện Cát Hải, Thủy Nguyên, An Dương, Kiến Thụy, Tiên Lãng. Trong đó, RNM tự nhiên chỉ có mặt ở huyện Cát Hải, Thủy Nguyên, còn lại là rừng trồng.

4. Yếu tố Tác động (I)

I1 – Sức khỏe con người

I1.1 – Tỷ lệ người mắc bệnh do sử dụng nguồn nước ô nhiễm phải vào bệnh viện điều trị trong 1 năm

Số người/năm

I1.2 – Số người chết do thiên tai Số người/năm I1.3 – Số trận lụt/bão trong 1 năm Số lượng/năm I2 – Đời sống sinh

vật

I2.1 – Số lần cá chết hàng loạt do ô nhiễm nước trong 1 năm

Số lần/năm

I2.2 – Tổng thiệt hại nuôi trồng thủy sản do ô nhiễm nước

Tỷ VND/năm

5. Yếu tố Đáp ứng (R)

R1 – Chính sách quản lý

R1.1 – Tỷ lệ các cơ sở công nghiệp có hệ thống XLNT

%

R1.2 – Số lượng đề tài, dự án nghiên cứu về bảo vệ môi trường và ĐDSH

Số đề tài, dự án/năm R1.3 – Kinh phí cho hoạt động bảo vệ môi trường

hàng năm

Tỷ VND/năm

R1.4 – Số lượng, diện tích các khu bảo tồn ĐDSH, Vườn quốc gia (VQG)

Khu bảo tồn/VQG, ha R1.5 – Các văn bản pháp luật liên quan Số lượng văn

Rừng ngập mặn tại xã Đại Hợp - Kiến Thuỵ là rừng trồng, với diện tích khoảng 861 ha, chiếm 14,6% diện tích RNM toàn thành phố, nằm dọc theo bờ đê khu vực gần cửa sông Văn Úc đến địa phận cống giáp với khu vực Bàng La - Đồ Sơn. Ở đây, rừng bắt đầu được trồng từ năm 1999, có độ rộng dao động từ  720m đến  1.200m tính từ chân đê ra biển. Do đây là rừng trồng nên HST RNM tại xã Đại Hợp tương đối đơn giản với sự có mặt của 2 loài thực vật ngập mặn chính là cây bần (Sometaria Caseolaris) và cây trang (Kandelia Obovata), cây cối phát triển tốt, rậm rạp, độ đa dạng sinh học thấp.

Rừng trồng ở đây có các kiểu sau:

- Rừng trang trồng ở giữa, ngoài phía biển trồng bần chua; - Phía giáp đê biển được trồng xen bần và trang;

- Ngoài biển và bờ đê biển gồm bần xen trang là chủ yếu. Sự phân tầng cây trong rừng: gồm 2 tầng cây:

- Tầng thứ nhất có cây cao từ 2,6 – 3,3m;

- Tầng thứ hai có chiều cao các cây dao động từ 5,9 – 6,2m.

Cấu trúc dải rừng: rừng ở đây theo hướng từ bờ đê ra biển bao gồm 2 kiểu rừng là rừng bần thuần loại, được trồng xen kẽ với cây trang với mật độ cách đều nhau và rừng trang thuần loại với khoảng cách đều nhau, thi thoảng có cây bần trồng xen thêm vào. Bảng dưới đây thể hiện mật độ, số lượng và kích thước của cây bần và cây trang.

Bảng 3.3. Cấu trúc dải rừng trồng xã Đại Hợp [11]

Các chỉ tiêu Cây bần

(Sometaria Caseolaris)

Cây trang (Kandelia Obovata)

Số lượng cây/ô nghiên cứu: - Ô nghiên cứu (25m x 60m) - Ô nghiên cứu (10m x 10m)

70 cây

186 – 188 cây

Số lượng cây/ha 462 – 463 cây 18.400

Đường kính thân lớn nhất (cm) 28 20

Chiều cao thân lớn nhất (m) 6,2 3,3

Chiều cao thân trung bình (m) 6 2,8

Bảng 3.4. Phân nhóm đường kính – chiều cao thân cây [11]

Chỉ tiêu Phân nhóm Số lƣợng cây

Cây bần Cây trang

Chiều cao cây (m)

< 2,80 59 2,80 – 3,00 78 > 3,00 51 5,12 – 5,49 12 5,50 – 5,99 35 6,00 – 6,20 23 Đƣờng kính thân (cm) < 14,00 59 14,00 – 18,00 78 > 18,00 51 22,0 – 22,9 12 23,0 – 24,0 35 24,1 – 28,0 23

Qua bảng thống kê, có thể nhận thấy RNM tại đây tương đối đồng đều về kích thước và có tốc độ tăng trưởng tốt, thể hiện được địa hình và chất đất nền đáy tốt và đồng đều.

Độ che phủ của tán lá rừng: tỷ lệ che phủ ở đây đạt 98%. Hai kiểu rừng trên trải dài, khu vực nghiên cứu thành một chiều rộng dải rừng là: 650 m - 720m, từ bờ đê biển ra phía biển với các trụ do thân cành, lá tạo theo chiều thẳng đứng trung bình: bần là 6,0 m; trang là 2,8m.

Mặc dù là rừng trồng, nhưng RNM tại xã Đại Hợp vẫn mang lại những giá trị

Một phần của tài liệu Đánh giá các chỉ thị chất lượng hệ sinh thái hiện áp dụng trên thế giới và khả năng ứng dụng đối với hệ sinh thái đất ngập nước ở việt nam (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)