4.2.4.1. Nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất cán bộ Kho bạc nhà nước Ba Vì
Công tác đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao năng lực, trình độ và phẩm chất cán bộ KBNN là nhân tố cực kỳ quan trọng nhằm tìm kiếm, sử dụng và phát huy năng lực, phẩm chất có trong mỗi cán bộ. Trong thời gian tới KBNN Ba Vì cần tập trung xây dựng, đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ KBNN theo hƣớng chuyên nghiệp, đủ trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức theo hƣớng:
- Tiêu chuẩn hóa và chuyên môn hóa đội ngũ cán bộ, đặc biệt là những cán bộ trực tiếp làm công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN. Những cán bộ này
95
phải là ngƣời có năng lực chuyên môn, am hiểu tình hình kinh tế xã hội của địa phƣơng và cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nƣớc. Đồng thời các cán bộ này phải có tƣ cách, phẩm chất đạo đức tốt, có trách nhiệm, tâm huyết với công việc. Trƣớc mắt, KBNN Ba Vì cần rà soát phân loại cán bộ để có kế hoạch bồi dƣỡng, phân công công tác phù hợp với năng lực, trình độ của mỗi cán bộ.
- Tạo điều kiện để cán bộ công chức, đặc biệt là cán bộ làm công tác kiểm soát chi đƣợc học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhƣ cử đi đào tạo tiến sỹ, thạc sỹ, cử nhân,… thƣờng xuyên mở các lớp bồi dƣỡng kiến thức chuyên ngành để cán bộ công chức đƣợc cập nhật những kiến thức mới trong điều kiện chế độ kiểm soát chi, chế độ kế toán nhà nƣớc thƣờng xuyên thay đổi. Bên cạnh đó, cần trang bị cho cán bộ các kiến thức về pháp luật, kinh tế và các kiến thức về văn minh, văn hóa nghề.
- Sửa đổi chính sách tuyển dụng và chính sách đãi ngộ cán bộ công chức để có thể tuyển đƣợc ngƣời giỏi, tâm huyết với nghề. Trong những năm gần đây, thực hiện chính sách tuyển dụng mới của KBNN, tiêu chuẩn đủ điều kiện dự thi vào KBNN đã cao hơn rất nhiều, góp phần nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ công chức. Tuy nhiên để giữ đƣợc những ngƣời giỏi cần sửa đổi chế độ lƣơng, thƣởng và có hình thức đãi ngộ phù hợp với năng lực cán bộ, để cán bộ yên tâm công tác, cống hiến sức lực và trí tuệ cho sự phát triển của cơ quan và của ngành.
- Thực hiện chế độ khen thƣởng, kỷ luật công bằng và nghiêm minh. Khen thƣởng, động viên kịp thời dƣới nhiều hình thức nhằm tạo ra động lực kích thích mọi cán bộ, công chức hăng say làm việc, phát huy tối đa trình độ, năng lực của mỗi ngƣời. Bên cạnh đó cần xử phạt một cách nghiêm minh đối với những cán bộ làm sai chế độ chính sách, sai qui trình nghiệp vụ gây thất thoát vốn KBNN.
4.2.4.2. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lƣợng hoạt động nghiệp vụ KBNN nói chung và nghiệp vụ kiểm soát chi thƣờng xuyên nói riêng. Trong thời gian qua, việc ứng dụng công nghệ thông tin
96
đã mang lại một số kết quả đáng kể trong công tác chi NSNN và kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN chẵng hạn nhƣ: Chƣơng trình kế toán kho bạc hỗ trợ công tác hạch toán kế toán ngân sách trên máy vi tính và cũng trên cơ sở đó đã cung cấp các báo cáo kế toán vừa nhanh chóng vừa chính xác. Chƣơng trình còn cung cấp các tiện ích hỗ trợ công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên nhƣ: quản lý dự toán của đơn vị sử dụng ngân sách chi tiết đến từng nhóm mục chi và khống chế không cho đơn vị chi vƣợt tổng mức dự toán đƣợc giao; quản lý tồn quỹ ngân sách của từng huyện, từng xã và đƣa ra cảnh báo khi thực hiện các khoản chi vƣợt mức tồn quỹ ngân sách; Chƣơng trình thanh toán điện tử mở rộng phạm vi thanh toán trực tiếp giữa các KBNN huyện, KBNN tỉnh trên toàn quốc, giúp công tác thanh toán vừa an toàn vừa đẩy nhanh tốc độ.
Trong thời gian tới, để công tác tin học hỗ trợ đắc lực hơn cho công tác chi ngân sách và kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN, cần tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin theo hƣớng sau:
- Hoàn thiện các chƣơng trình ứng dụng phục vụ quản lý điều hành NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN. Riêng lĩnh vực kiểm soát chi thƣờng xuyên, cần phát triển các chƣơng trình ứng dụng sau:
+ Chƣơng trình hỗ trợ quản lý dự toán chi. Chƣơng trình đƣợc thiết kế theo hƣớng cho phép nhập tổng mức dự toán do cơ quan có thẩm quyền (Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp) quyết định. Trên cơ sở tổng mức dự toán đƣợc quyết định, tiến hành phân khai và phân bổ dực toán dần từ đơn vị dự toán cấp I đến đơn vị dự toán cấp II... cho đến đơn vị sử dụng ngân sách cuối cùng. Qua chƣơng trình sẽ quản lý chặt chẽ quá trình phân bổ dự toán từ cơ quan trung ƣơng đến đơn vị cơ sở tại các huyện, đảm bảo tổng dự toán phân bổ cho các đơn vị dự toán cấp dƣới không vƣợt tổng mức dự toán đã nhận.
+ Chƣơng trình hỗ trợ quản lý tồn quỹ ngân sách huyện. Trong điều kiện là một huyện nghèo, tồn quỹ ngân sách huyện Ba Vì thƣờng ở mức thấp. Vì vậy khi chi ngân sách huyện rất có khả năng xảy ra tình trạng vƣợt mức tồn quỹ ngân sách. Hiện nay, số liệu thu, chi ngân sách tỉnh đƣợc quản lý ở nhiều nơi nên ngay khi
97
phát sinh một khoản chi ngân sách huyện cán bộ kiểm soát chi không thể xác định đƣợc mức tồn quỹ ngân sách huyện tại thời điểm đó. Để quản lý đƣợc tồn quỹ ngân sách huyện tại mọi thời điểm, chúng ta cần phải xây dựng một cơ sở dữ liệu tập trung để quản lý số liệu thu, chi ngân sách, đồng thời xây dựng một chƣơng trình khai thác dữ liệu để cung cấp thông tin tức thời về tồn quỹ ngân sách phục vụ cho công tác quản lý, điều hành ngân sách và cung cấp số liệu phục vụ công tác kiểm soát chi, khống chế không để xảy ra tình trạng chi vƣợt tồn quỹ ngân sách.
+ Xây dựng một kênh truyền thông trên mạng máy tính thông suốt từ trung ƣơng đến địa phƣơng để qua đó triển khai nhanh chóng các văn bản về kiểm soát chi, đồng thời cũng là môi trƣờng để cán bộ kiểm soát chi trao đổi kinh nghiệm với nhau, nêu lên những vƣớng mắc, đƣa ra những kiến nghị với Kho bạc cấp trên.
+ Xây dựng một kênh thông tin trên mạng máy tính (có thể sử dụng mạng internet) để công khai quy trình, thủ tục chi và kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN qua KBNN Ba Vì. Làm nhƣ thế vừa công khai, minh bạch quy trình kiểm soát chi vừa có thể giúp các đơn vị sử dụng NSNN có thể cập nhật ngay các thông tin mới khi có những thay đổi về quy trình, thủ tục chi và kiểm soát chi.
- Tạo lập hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại đáp ứng cho các ứng dụng trong điều kiện mới. Trang bị hệ thống máy tính, máy chủ đủ mạnh và có hệ thống dự phòng để đảm bảo hoạt động của Kho bạc không bị gián đoạn. Thực hiện nối mạng với các cơ quan khác trên địa bàn nhƣ: tài chính, thuế, ngân hàng… để đảm bảo đối chiếu số liệu thu, chi ngân sách nhanh chóng, chính xác; tăng cƣờng kênh thanh toán không dùng tiền mặt với các ngân hàng.
- Tăng cƣờng đào tạo để nâng cao trình độ tin học cho cán bộ Kho bạc. Với cán bộ kiểm soát chi, phải đƣợc đào tạo cơ bản về tin học để có thể khai thác, sử dụng tốt các chƣơg trình ứng dụng phục vụ công tác chi và kiểm soát chi thƣờng xuyên; cán bộ tin học phải đƣợc đào tạo nâng cao về tin học để có khả năng tiếp thu những kiến thức mới về công nghệ thông tin, phát triển những chƣơng trình ứng dụng phục vụ công tác chuyên môn của đơn vị, đặc biệt là công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên.
98
4.2.4.3. Công nghệ hoá, hiện đại hoá Kho bạc Nhà nước
Song song với việc hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ KBNN thì hiện đại hóa công nghệ KBNN cũng là một trong những điều kiện quan trọng góp phần nâng cao chất lƣợng công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN qua KBNN. KBNN phải xây dựng đƣợc hệ thống thông tin thống nhất trong toàn ngành; đồng thời phải đề ra những bƣớc đi thích hợp nhằm đẩy nhanh tốc độ tin học hóa mang lại hiệu quả thiết thực. Xây dựng và chuẩn hóa một số nghiệp vụ kỹ thuật truyền tin trong phạm vi toàn ngành. Phát triển hệ thống tin học nhằm từng bƣớc quản lý và điều hành hoạt động KBNN bằng máy tính. Xây dựng và đƣa ra các chƣơng trình phần mềm phục vụ cho công tác thanh toán, báo cáo và đặc biệt là kiểm soát chi NSNN nhƣ kiểm soát thanh toán theo dự toán, tổng hợp thông tin báo cáo,…
Tăng cƣờng máy móc, thiết bị, chƣơng trình xử lý thông tin. Đảm bảo KBNN huyện là một trung tâm xử lý thông tin, là nơi quản lý dữ liệu hoàn chỉnh của tỉnh. Khi đó tại KBNN cấp trên dần hình thành một ngân hàng dữ liệu, cho phép các bộ phận khai thác tổng hợp, phân tích để phục vụ công tác chuyên môn, đặc biệt là lĩnh vực quản lý và kiểm soát chi NSNN. Bên cạnh đó KBNN cũng cần tổ chức nối mạng với các cơ quan hữu quan nhƣ Thuế, Hải quan, Tài chính, Ngân hàng,… để đảm bảo đối chiếu, theo dõi các số liệu về thu, chi NSNN đƣợc kịp thời, chính xác.
Mở rộng các ứng dụng tin học hiện đại vào hoạt động nghiệp vụ của KBNN theo hƣớng tập trung và tích hợp với hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc. Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật tiên tiến, đáp ứng mục tiêu hiện đại hóa công nghệ thông tin của KBNN, triển khai hệ thống an toàn bảo mật cho hệ thống thông tin KBNN, thiết lập hệ thống dự phòng khắc phục thảm họa.
Tăng cƣờng đầu tƣ cho công nghệ thông tin, bảo đảm phát triển nhanh và vững chắc, trong đó đặc biệt quan tâm đến một số yếu tố trong đầu tƣ nhƣ: cơ cấu và chất lƣợng thiết bị, công nghệ thông tin, dự phòng về trang thiết bị, tăng cƣờng sử dụng các nguồn lực tƣ vấn phát triển ứng dụng từ bên ngoài theo hƣớng chuyên nghiệp hóa. Ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, đồng bộ và chuyên nghiệp vào
99 mọi hoạt động của KBNN Ba Vì
Tổ chức đào tạo cơ bản cho cán bộ, đặc biệt là cán bộ làm công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN biết sử dụng thành thạo máy vi tính vào công việc chuyên môn. Đào tạo chuyên sâu cho cán bộ tin học nhằm chuẩn bị cho việc tiếp nhận, sử dụng thành quả của những dự án và chuyển giao công nghệ của các nƣớc. Kết hợp chặt chẽ hoạt động tin học của KBNN với hệ thống tin học chung của ngành tài chính.
4.2.4.4. Tăng cường đoàn kết, thống nhất trong chỉ đạo điều hành và thực hiện nhiệm vụ
Công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên qua KBNN muốn thành công phải có sự đoàn kết, nhất trí trong toàn thể cơ quan, sự thống nhất trong chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ, sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công chức. Lãnh đạo cơ quan không ngừng nâng cao chất lƣợng công tác chỉ đạo điều hành nhƣ chủ động xây dựng kế hoạch, chƣơng trình công tác trên cơ sở định hƣớng của ngành, có kế hoạch triển khai công việc hợp lý, tranh thủ sự lãnh đạo của cấp trên và các cấp chính quyền địa phƣơng; sự hỗ trợ hợp tác của các đơn vị trong và ngoài ngành; động viên cán bộ công chức nhất trí một lòng, quyết tâm thực hiện thành công nhiệm vụ của cấp trên giao phó.