Một số kinh nghiệm về kiểm soát chi thường xuyên ngân sáchnhà

Một phần của tài liệu Kiểm soát chi thường xuyên qua kho bạc nhà nước huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 39)

qua KBNN ở một số địa phương và những bài học rút ra.

1.2.3.1 Một số kinh nghiệm về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua KBNN ở một số địa phương.

a) Kinh nghiệm kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Sơn Tây

KBNN Sơn Tây thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/04/1990. Từ đó đến nay, KBNN Sơn Tây luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đƣợc giao, trong đó một nhiệm vụ trọng tâm là quản lý quỹ NSNN và kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN.

Sơn Tây là một trong những huyện có nguồn thu NSNN lớn trong khu vực phí Tây TP Hà Nội. Từ năm 1990 đến năm 2014, tổng thu NSNN trên địa bàn tỉnh là 19.178 tỷ đồng, riêng năm 2014 số thu đạt 3.061 tỷ đồng, tăng 35 lần so với năm 1990 và bằng 135% so với năm 2013. Đi đôi với công tác thu NSNN, KBNN Sơn Tây thực hiện tốt công tác cấp phát và kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN, đảm bảo các khoản chi đều có trong dự toán đƣợc duyệt, đúng đối tƣợng, đúng chế độ tiêu chuẩn, định mức quy định, giải quyết kịp thời mọi khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình thực hiện, vừa đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc quản lý, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sử dụng ngân sách. Qua công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên, KBNN Sơn Tây đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN, tham gia tích cực vào công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phòng chống tham nhũng. Từ năm 1990 đến năm 2014, tổng số chi NSNN qua KBNN Sơn Tây là 17.680 tỷ đồng. Tính riêng năm 2014, tổng chi NSNN là 2.996 tỷ đồng, tăng 44 lần so với năm 1990, bằng 169% so với năm 2013. Thông qua công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN, KBNN Sơn Tây đã từ chối hàng ngàn món tiền với tổng số tiền lên đến hàng tỷ đồng. Tính riêng năm 2014, KBNN Sơn

33

Tây đã từ chối thanh toán 493 món với tổng số tiền là 1,850 tỷ đồng.

Để đạt đƣợc kết quả trên, KBNN Sơn Tây đã tập trung làm tốt một số công tác sau: Nâng cao hiểu biết về pháp luật liên quan đến quản lý NSNN và các quy định trong công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN. Ngay từ khi Luật NSNN có hiệu lực và các chế độ về quản lý chi đƣợc ban hành, KBNN Sơn Tây đã tổ chức triển khai đến toàn thể cán bộ công chức thuộc KBNN Sơn Tây. Đồng thời, Kho bạc phối hợp với cơ quan tài chính tham mƣu cho UBND, HĐND ban hành các chế độ về chi NSĐP, tổ chức triển khai Luật NSNN và các văn bảnliên quan cho các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN trên địa bàn.

- Nghiên cứu ứng dụng tin học vào công tác chi và kiểm soát chi thƣờng xuyên. Công tác tin học đƣợc KBNN Sơn Tây phát triển rất sớm và đã hỗ trợ đắc lực cho công tác chi ngân sách và kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN. Đặc biệt, chƣơng trình thanh toán điện tử đã giúp cải thiện công tác thanh toán trong hệ thống KBNN. Những khoản thanh toán trƣớc đây khi thực hiện bằng phƣơng pháp thủ công phải mất vài ngày thì hiện nay chỉ mất vài phút với sự hỗ trợ của chƣơng trình thanh toán điện tử.

- Chú trọng công tác tổ chức cán bộ. KBNN Sơn Tây xem cán bộ là nhân tố quyết định trong việc mang lại những thành quả to lớn của đơn vị. Đơn vị đã chọn lọc, sắp xếp quy hoạch đội ngũ cán bộ công chức vào những vị trí phù hợp. Tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ đội ngũ CBCC với nhiều hình thức.

b) Kinh nghiệm kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Hoài Đức với quy trình kiểm soát chi “một cửa”.

Năm 2007, Nhà nƣớc đã ban hành nhiều văn bản mới quy định lại một số cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ, chế độ, định mức chi NSNN nhƣ: mua sắm phƣơng tiện đi lại, kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ, dự án và chƣơng trình mục tiêu quốc gia, công tác phí, hội nghị, tiếp khách... Theo đó, HĐND và UBND huyện Hoài Đức cũng đã có các văn bản triển khai thực hiện những quy định về chế độ, định mức chi tiêu của địa phƣơng, tạo điều kiện thuận lợi cho Kho bạc huyện hoàn thành nhiệm vụ kiểm soát chi ngân sách, góp phần thực hiện tốt Luật

34

Phòng chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Riêng công tác chi thƣờng xuyên, Kho bạc Hoài Đức đã kiểm soát thanh toán 1.480 tỷ đồng, hƣớng dẫn cho 615 lƣợt đơn vị lập lại chứng từ, bổ sung hồ sơ cho đúng chế độ chi tiêu và đã từ chối chi 175 khoản chi sai quy định với số tiền 2,739 tỷ đồng, chiếm 0,2% tổng số chi thƣờng xuyên. Qua đó, góp phần nâng cao trách nhiệm của đơn vị sử dụng NSNN trong việc chấp hành chế độ, chính sách quản lý tài chính.

Trong công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên, Kho bạc Huyện Hoài Đức luôn cải tiến quy trình nghiệp vụ để giảm bớt thủ tục hành chính, chống lãng phí và thực hành tiết kiệm. Quy trình “giao dịch một cửa” đã đƣợc triển khai từ ngày 1- 10- 2007 để tiếp nhận, luân chuyển, xử lý hồ sơ, trình ký và trả kết quả thanh toán chi cho các đơn vị sử dụng ngân sách. Khách hàng chỉ giao dịch với một bộ phận nghiệp vụ của Kho bạc lúc nộp hồ sơ đề nghị thanh toán và nhận lại kết quả duyệt chi (xem Sơ đồ 1.1).

Sau một thời gian thực hiện quy trình giao dịch “một cửa” trong kiểm soát chi, Kho bạc Hoài Đức đã tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm thời gian cho các khách hàng là đơn vị thụ hƣởng ngân sách đến giao dịch thanh toán. Tuy nhiên, trong điều kiện biên chế nhân sự không tăng, lại phải bố trí một số cán bộ nghiệp vụ để thực hiện quy trình “một cửa” nên áp lực công việc tăng cao, nhất là tại bộ phận nghiệp vụ trực tiếp giao dịch một cửa với khách hàng.

Do đặc thù khách hàng đến giao dịch với nhiều nội dung chi, nhiều loại hồ sơ chi nên việc tách bạch hồ sơ để giao cho cán bộ kho bạc, đối với khách cũng còn nhiều lúng túng. Khối lƣợng công việc không đồng đều, cán bộ giao dịch thuộc Phòng Kế toán thì khối lƣợng hồ sơ giao nhận quá lớn trong khi cán bộ thuộc Phòng Kế hoạch tổng hợp thì khối lƣợng hồ sơ giao nhận rất ít. Cán bộ giao dịch “một cửa” không phải là ngƣời trực tiếp xử lý hồ sơ, chứng từ nên đôi khi có những giải đáp thắc mắc không thoả mãn khách hàng nên một số khách hàng muốn làm việc trực tiếp với cán bộ kiểm soát chi.

35

Sơ đồ 1.1. Mô hình giao dịch “một cửa” tại KBNN Hoài Đức

Nguồn: KBNN Hoài Đức- 2014.

(1) Khách hàng nộp hồ sơ, chứng từ chi cho bộ phận “một cửa”. Tuỳ theo loại hồ sơ mà chọn cán bộ giao dịch phù hợp.

(2) Chuyển hồ sơ, chứng từ cho cán bộ kiểm soát chi theo từng phòng nghiệp vụ tƣơng ứng.

(3) Trình giám đốc duyệt chi.

(4) Chuyển trả kết quả (đã duyệt chi) cho bộ phận “một cửa”. (5) Trả kết quả cho khách hàng.

1.2.3.2. Một số bài học rút ra về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với Kho bạc nhà nước Ba Vì

Từ những kinh nghiệm kiểm soát thƣờng xuyên NSNN tại các KBNN ở các địa phƣơng nêu trên, có thể rút ra một số bài học đối với KBNN Ba Vì nhƣ sau:

Một là, phải nhận thức đƣợc rằng công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên

Đơn vị sử dụng NSNN (khách hàng) (1a) (5b) (1b) (1c) (5a) (5c) Bộ phận giao dịch “một cửa” Cán bộ P.Kế toán Cán bộ P.KHTH Cán bộ P.TTVĐT (4a) (2a) (2b) (2c) (4c) (4b) Phòng Kế toán Phòng Kế hoạch tổng hợp Phòng Thanh toán vốn đầu tƣ (3a) (3b) (3c) Giám đốc

36

NSNN không phải chỉ đơn thuần là công việc của KBNN mà nó bao gồm nhiều khâu liên quan đến nhiều cấp, ngành và nhiều cơ quan, đơn vị. Vì vậy, để thực hiện tốt công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN qua KBNN, Kho bạc phải biết phối hợp tốt với các cơ quan đơn vị trên địa bàn, tranh thủ sự hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền địa phƣơng, chủ động tham mƣu cho UBNN, HĐND các cấp ban hành nhanh chóng và đầy đủ các văn bản thuộc lĩnh vực ngân sách để Kho bạc có cơ sở pháp lý thực hiện kiểm soát các khoản chi ngân sách do địa phƣơng quản lý.

Hai là, nhận thức tầm quan trọng của yếu tố con ngƣời trong công tác quản lý NSNN và kiểm soát chi thƣờng xuyên. Để công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN qua KBNN ngày càng hoàn thiện hơn thì trƣớc hết đội ngũ cán bộ công chức KBNN nói chung và cán bộ kiểm soát chi thƣờng xuyên nói riêng cũng phải đƣợc hoàn thiện. Để làm đƣợc điều đó, Kho bạc phải tăng cƣờng công tác cán bộ trong tất cả các khâu từ tuyển dụng, bố trí, quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng... Việc bố trí cán bộ làm công tác kiểm soát chi, không chỉ chú trọng khả năng chuyên môn mà còn phải chọn ngƣời có đạo đức tốt, liêm khiết, công minh.

Ba là, tăng cƣờng ứng dụng tin học vào các hoạt động nghiệp vụ KBNN, đặc biệt là công tác quản lý và kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN.

Bốn là, đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực kiểm soát chi thƣờng xuyên. Nghiên cứu và áp dụng quy trình giao dịch “một cửa” trong kiểm soát chi thƣờng xuyên với mô hình tiên tiến sao cho vừa tạo thuận lợi cho khách hàng vừa nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chi.

37

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp luận

Luận văn dựa trên nền tảng phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lê nin nhƣ phƣơng pháp duy vật biện chứng và phƣơng pháp duy vật lịch sử để phân tích đánh giá công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN qua KBNN trong quá khứ và hiện tại.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể

Tác giả sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ thống kê mô tả, tổng hợp, phân tích, so sánh, phân tích tỷ lệ nhằm đƣa ra các căn cứ, số liệu minh họa các luận điểm đồng thời góp phần dự đoán các giai đoạn tiếp theo.

2.2.1. Sử dụng phương pháp thống kê mô tả

Tác giả đã sử dụng phƣơng pháp này để thu thập, phân tích, trình bày và giải thích về công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN qua KBNN Ba Vì giai đoạn 2012-2014

2.2.2. Sử dụng phương pháp tổng hợp

Tác giả đã sử dụng phƣơng pháp này để thu thập, tổng hợp số liệu về số liệu về tình hình kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN qua KBNN Ba Vì giai đoạn 2012-2014.

Ví dụ theo bảng kết quả chi thƣờng xuyên NSNN qua KBNN Ba Vì trong 3 năm (2012 - 2014) (bảng 3.2)

Đối với số liệu chi thường xuyên: Tác giả thu thập số liệu chi thƣờng xuyên NSNN trên báo cáo chi NSNN của phòng Kế toán KBNN Ba Vì thực hiện.

Đối với số liệu đơn vị giao dich: Tác giả đã thu thập số liệu thứ cấp trên báo cáo tổng hợp các đơn vị giao dịch trên địa bàn huyện Ba Vì

Ví dụ bảng Kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN theo các điều kiện chi qua KBNN Ba Vì giai đoạn 2012 – 2014 ( bảng 3.10)

Với số liệu tại biểu trên, tác giả đã thu thập số liệu trên báo cáo tổng kết công tác hàng năm của Phòng kế toán. Số đơn vị chƣa chấp hành, số món thanh toán chƣa đủ thủ tục, số tiền từ chối thanh toán đƣợc phòng kế toán tổng hợp theo dõi chi tiết và đƣợc tổng hợp theo từng tháng, quý, năm.

38

2.2.3. Sử dụng phương pháp phân tích, so sánh

- Tác giả sử dụng phƣơng pháp này nhằm phân tích tình hình thực hiện công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN qua KBNN Ba V́ ì. Phân tích những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế yếu kém, tìm ra các nguyên nhân của những hạn chế yếu kém nhằm tìm ra các giải pháp cho công tác này trong giai đoạn tiếp theo.

- Sử dụng phƣơng pháp so sánh dùng để so sánh dự toán đƣợc cấp có thẩm quyền giao so với số đã thanh toán, chi trả để tiến hành so sánh tỷ lệ phần trăm thanh toán so với dự toán giao. Để đánh giá kết quả cũng nhƣ tiến độ thực hiện KSC trong năm ngân sách. Mức độ hoàn thành kế hoạch đạt bao nhiêu %, hoàn thành hay chƣa hoàn thành kế hoạch năm: Biểu 3.3; Biểu 3.4

2.3. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu

- Điạ điểm: Nghiên cứu đƣợc thực hiện tại KBNN Ba Vì.

Ba Vì là một huyện thuộc Thành phố Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô khoảng 60km về phía tây. Phía Đông giáp thị xã Sơn Tây, phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình, phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ, phía Bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc. Hệ thống đƣờng giao thông đối ngoại đang hình thành kết nối huyện Ba Vì với các địa phƣơng, các vùng lân cận: Đƣờng QL 32, Đại lộ Thăng Long, Đƣờng Hồ Chí Minh,…

Huyện Ba Vì gồm 31 xã, thị trấn với diện tích tự nhiên là 424,02km2, dân số năm 2014 là 273.123 ngƣời với 3 dân tộc: Kinh, Mƣờng, Dao. Địa hình của huyện Ba Vì khá phức tạp, có sự phân chia rõ rệt giữa các khu vực: vùng núi gồm 7 xã, vùng đồi gò gồm 13 xã, vùng đồng bằng gồm 10 xã, thị trấn và đặc biệt có 01 xã (Minh Châu) nằm ở giữa sông

Kho bạc Nhà nƣớc Ba Vì thành lập ngày 01/01/1990 theo quyết định của Hội đồng Bộ trƣởng ( nay là Chính phủ ) đã ký Quyết định số 07/HĐBT ngày 4 tháng 01 năm 1990, thành lập hệ thống KBNN trực thuộc BTC trên cơ sở chuyển giao nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN từ Ngân hàng Nhà nƣớc về BTC

Là đơn vị trực thuộc KBNN Hà Nội đóng trên địa bàn huyện Ba Vì với chức năng, nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN, thực hiện nhiệm vụ thu, chi NSNN trên địa bàn Huyện Ba Vì

39

Tổ chức bộ máy của KBNN Ba Vì - Hà Nội: gồm 03 phòng nghiệp vụ là Phòng Kế toán, Phòng Kiểm soát chi đầu tƣ và Phòng Kho quĩ với tổng số 17 cán bộ thực hiện các phần hành nghiệp vụ, chuyên môn. Ngƣời đứng đầu phụ trách công việc chung của KBNN huyện Ba Vì là Giám đốc, giúp việc cho Giám đốc có 01 Phó giám đốc và các bộ phận chuyên môn.

- Thời gian: Thời gian thực hiện nghiên cứu từ năm 2012 đến năm 2014.

2.4. Các bƣớc thực hiện và thu thập số liệu

Tác giả thực hiện theo tuần tự các bƣớc nghiên cứu nhƣ sau:

Bƣớc 1: Nghiên cứu tài liệu nhằm xác định khung lý thuyết, cơ sở lý luận về

kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN qua KBNN Ba Vì.

Bƣớc này chủ yếu phục vụ cho công tác nghiên cứu tại chƣơng 1 và chƣơng 3. Trong chƣơng này tác giả chủ yếu thu thập tài liệu trên các văn bản, chế độ chính sách về công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên nhƣ:

Thông tƣ số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của BTC quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN. Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ quan hành chính Nhà nƣớc. Thông tƣ 86/2011/TT- BTC ngày 17/6/2011của bộ tài chính hƣớng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tƣ và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ thuộc ngồn vốn ngân sách NN. QĐ số 686/QĐ- Kho ba ̣c nhà nƣớc ngày 18/8/2009 của Kho ba ̣c nhà nƣớc về việc quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ trong nƣớc qua hệ thống Kho ba ̣c nhà nƣớc . Quyết định số 282/QĐ-Kho ba ̣c nhà nƣớc ngày 20/2/2012 về việc quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ trong nƣớc qua hệ thống Kho ba ̣c nhà nƣớc.

Phần tổng quan tài liệu chủ yếu thu thập số liệu trên sách viết về KBNN và NSNN, các báo, tạp chí nhƣ tạp chí Tài chính, tạp chí Ngân quỹ Quốc gia; dựa trên các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ tham khảo trên thƣ viện luận văn.

Một phần của tài liệu Kiểm soát chi thường xuyên qua kho bạc nhà nước huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)