3.1.1. Những nét đặc thù về vị trí địa lý, điều kiện kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Ba Vì có ảnh hưởng đến công tác KSC thường xuyên NSNN
Ba Vì là huyện tận cùng phía Tây Bắc của Hà Nội, trên địa bàn huyện có một phần lớn của dãy núi Ba Vì chạy qua phía Nam huyện, phía Đông giáp thị xã Sơn Tây, phía Đông Nam giáp huyện Thạch Thất. Phía Nam giáp các huyện Lƣơng Sơn (về phía Đông Nam huyện) và Kỳ Sơn của Hòa Bình (về phía Tây Nam huyện). Phía Bắc giáp thành phố Việt Trì, Phú Thọ. Phía Tây giáp các huyện Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thủy của Phú Thọ. Phía Đông Bắc giáp huyện Vĩnh Tƣờng tỉnh Vĩnh Phúc. Huyện Ba Vì là một huyện bán sơn địa, diện tích tự nhiên là 424,02 km², lớn nhất Thủ đô Hà Nội với dân số hơn 273.132 ngƣời. Huyện Ba Vì đƣợc thành lập ngày 26 tháng 7 năm 1968 trên cơ sở hợp nhất các huyện cũ Bất Bạt, Tùng Thiện và Quảng Oai của tỉnh Hà Tây. Thời kỳ 1975-1978 thuộc tỉnh Hà Sơn Bình. Từ năm 1978 đến năm 1991 thuộc thành phố Hà Nội. Ngày 2 tháng 6 năm 1982, chuyển 7 xã: Cổ Đông, Đƣờng Lâm, Kim Sơn, Sơn Đông, Thanh Mỹ, Trung Sơn Trầm, Xuân Sơn về thị xã Sơn Tây quản lý và chuyển 2 xã: Tích Giang, Trạch Mỹ Lộc về huyện Phúc Thọ quản lý. Năm 1987, thành lập thị trấn Quảng Oai (tách ra từ xã Tây Đằng). Từ năm 1991 đến năm 2008 thuộc Hà Tây. Năm 1994, hợp nhất thị trấn Quảng Oai và xã Tây Đằng thành thị trấn Tây Đằng. Từ ngày 1 tháng 8 năm 2008, Ba Vì lại trở về là một huyện của Hà Nội.
Trƣớc khi sáp nhập vào Hà Nội, toàn huyện Ba Vì có 1 thị trấn và 31 xã. Ngày 1 tháng 8 năm 2008, cũng nhƣ các huyện khác của tỉnh Hà Tây, huyện Ba Vì sáp nhập vào Hà Nội. Tuy nhiên trƣớc đó, ngày 10 tháng 7 năm 2008, toàn bộ diện tích tự nhiên
42
là 454,08ha và dân số 2.701 ngƣời của xã Tân Đức, thuộc huyện Ba Vì đƣợc sáp nhập vào thành phố Việt Trì, Phú Thọ, theo Nghị quyết của kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XII về điều chỉnh địa giới hành chính giữa tỉnh Hà Tây và tỉnh Phú Thọ.
Huyện Ba Vì có 1 thị trấn là Tây Đằng (huyện lỵ) và 30 xã: ( có 7 xã miền núi). Là một vùng đất bán sơn địa, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, trình độ dân trí thấp, kinh tế còn nghèo nàn, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, giờ đây Ba Vì là một huyện với kết cấu hạ tầng đô thị ngày càng văn minh hiện đại, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân đƣợc cải thiện, an ninh quốc phòng đƣợc bảo đảm. Những năm gần đây, tỷ lệ tăng trƣởng kinh tế hàng năm của huyện Ba Vì bình quân đạt 30%, thu
NSNN bình quân 64%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hƣớng ngày càng tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ- công nghiệp, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Năm 2014, tổng thu NSNN của quận đạt 1.100 tỷ đồng; doanh thu từ hoạt động thƣơng
mại- dịch vụ đạt 21.500 tỷ đồng; Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng đạt 3.500 tỷ đồng. Hiện nay, huyện đang có xu 3 hƣớng đô thị hóa là: Hình thành các trung tâm công nghệp, thƣơng mại, dịch vụ mới; mở rộng đô thị từ các xã ven thị trấn tới các nơi xa hơn; chuyển đổi những vùng nông thôn có điều kiện phát triển sản xuất, giao lƣu hàng hóa hình thành các đô thị, các trung tâm buôn bán. Qui mô giáo dục của huyện phát triển toàn diện ở các ngành học, cấp học với 115 trƣờng học từ mầm non đến trung học phổ thông. Các ngành, các đơn vị quân đội đóng trên địa bàn huyện ngày càng tăng
3.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của kho bạc nhà nước Ba Vì
Kho bạc Nhà nƣớc Ba Vì thành lập ngày 01/01/1990 theo quyết định của Hội đồng Bộ trƣởng ( nay là Chính phủ ) đã ký Quyết định số 07/HĐBT ngày 4 tháng 01 năm 1990, thành lập hệ thống KBNN trực thuộc BTC trên cơ sở chuyển giao nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN từ Ngân hàng Nhà nƣớc về BTC
Khi mới thành lập KBNN Ba Vì là một Kho bạc rất trẻ cả về tuổi đời lẫn tuổi nghề vì số lƣợng cán bộ ít, trình độ cán bộ nhiều hạn chế do cán bộ từ rất nhiều nơi chuyển đến và một số ít là sinh viên mới ra trƣờng, tổng số cán bộ khi đó chỉ có 17 ngƣời, trụ sở còn nhỏ, các đơn vị đăng ký giao dịch chỉ có vài chục đơn vị. Trải qua
43
24 năm xây dựng và trƣởng thành, tổ chức bộ máy KBNN Ba Vì không ngừng đƣợc củng cố, hoàn thiện và phát triển cả về số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng, trình độ chuyên môn của các cán bộ trong Kho bạc ngày càng đƣợc nâng cao. KBNN Ba Vì đã đƣợc làm việc tại trụ sở mới trên 1.280 m2 xây 2 tầng tại địa chỉ phố Trần Hƣng Đạo - Thị trấn Tây đằng - huyện Ba Vì từ cuối năm 2002. Đến nay số đơn vị giao dịch đã lên tới vài trăm đơn vị, tổng số cán bộ hiện tại là 17 ngƣời đƣợc sắp xếp theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của KBNN Ba Vì
Nguồn: KBNN Ba Vì năm 2014
Về mô hình tổ chức, KBNN Ba Vì đƣợc tổ chức theo Quyết định số 163/QĐ -KBNN ngày 17/3/2010 của Tổng Giám đốc KBNN
Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận:
- Giám đốc: Phụ trách chung toàn cơ quan, chỉ đạo điều hành các hoạt động
của KBNN Ba Vì. có quyền quyết định cấp phát hay từ chối cấp phát các khoản chi NSNN. Trực tiếp điều hành Tổ kế hoạch - Hành chính, bảo vệ.
- Phó Giám đốc đƣợc phân công phụ trách từng lĩnh vực công tác, theo dõi chỉ đạo trực tiếp Tổ Kế toán và Tổ Kho Quỹ.
- Tổ Kế toán: Kiểm soát các khoản chi thƣờng xuyên, thực hiện thanh toán
Tổ Kế hoạch - Hành chính Bảo vệ Tổ Kế Toán Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc Tổ Kho quỹ GIÁM ĐỐC
44
cho đơn vị cung cấp hàng hoá dịch vụ, hạch toán kế toán các khoản chi theo chế độ kế toán hiện hành.
- Tổ Kế hoạch - hành chính bảo vệ: Bao gồm bộ phận Kiểm soát chi, Hành chính và bảo vệ. Trong đó bộ phận Kiểm soát chi chịu trách nhiệm kiểm soát các khoản chi thuộc Vốn đầu tƣ XDCB.
- Tổ Kho quỹ: Thu - chi tiền mặt cho đơn vị sử dụng NSNN.
3.1.3. Thực trạng đội ngũ cán bộ của Kho bạc nhà nước Ba Vì
Trong thời gian đầu mới thành lập, đội ngũ cán bộ thuộc KBNN Ba Vì nói chung còn thiếu về số lƣợng và yếu về chất lƣợng. Thời gian gần đây, đƣợc sự quam tâm của Lãnh đạo Kho bạc nhà nƣớc Ba Vì đối với lĩnh vực tổ chức cán bộ mà công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ đã đƣợc đẩy mạnh từ đó trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ thuộc KBNN Ba Vì đƣợc nâng lên đáng kể. Tính đến năm 2014 trình độ chuyên môn đƣợc thống kê nhƣ bảng:
Bảng 3.1: Đội ngũ cán bộ KBNN BaVì giai đoạn 2012- 2014
ĐVT: người
Nhân sự Biên chế Trình độ Giới tình
Đại học Cao đẳng, TC Nam Nữ
Tổ kế toán 7 6 1 1 6 Tổ KH- HC bảo vệ 8 6 2 5 3 Tổ kho quỹ 2 1 1 1 1 Tổng cộng 17 13 4 7 10
Nguồn: Kho bạc Nhà nước Ba Vì năm 2014
Qua bảng số liệu trên cho thấy trong giai đoạn 2012-2014 đội ngũ cán bộ KBNN Ba Vì không có sự biến đổi mấy về số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng với 17 ngƣời. Tổ kế toán đƣợc xem nhƣ nòng cốt của Bộ máy KBNN Ba vì, tất cả có 7 đồng chí chiếm 41% trong tổng số cán bộ cơ quan trong đó có 6 đồng chí có trình độ Đại học,1 đồng chí có trình độ Cao Đẳng. Tổ Kế hoạch - Hành chính bảo vệ có 8 đồng chí chiếm 47% trong tổng số cán bộ, trong đó 6 đồng chí có trình độ Đại học, 2 đồng chi trình độ Trung cấp.
45
Tổ Kho quỹ có 2 đồng chí chiếm 12% tổng số cán bộ, trong đó một đồng chí có trình độ Đại học và một đồng chí có trình độ Trung cấp. Xét về trình độ chuyên môn, đội ngũ cán bộ KBNN Ba Vì đã đƣợc nâng lên cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu công tác. Nhƣng về trình độ ngoại ngữ và tin học thì còn khá yếu. Vì vậy, phần nào không đáp ứng đƣợc yêu cầu công tác trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác nghiệp vụ ngày càng cao theo xu hƣớng hiện đại của nhành KBNN.
Xét về mặt giới tính thì cán bộ KBNN Ba vì có 10 đồng chí nữ chiếm 59% trong tổng số cán bộ. Nam có 07 đồng chí chiếm 41% tổng số cán bộ. Do số lƣợng cán bộ nữ nhiều hơn nên cũng ảnh hƣởng nhiều đến chất lƣợng công việc.
Với chức năng, nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN, thanh toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách trên địa bàn quận nên khối lƣợng công việc tƣơng đối lớn, thu chi NSNN diễn ra thƣờng xuyên, liên tục. Trong nhiều năm qua, KBNN Ba Vì luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ đƣợc giao. Để đạt đƣợc kết quả đó, ngoài sự nỗ lực của bản thân của đơn vị còn có sự hỗ trợ của KBNN cấp trên, sự phối hợp giúp đỡ của các ban ngành đoàn thể. Bên cạnh các hoạt động chuyên môn, KBNN Ba Vì luôn chú trọng xây dựng, củng cố và phát triển tổ chức Đảng, đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất giữa Đảng, chính quyền, các đoàn thể trong triển khai thực hiện công tác, xây dựng mối quan hệ đoàn kết trong nội bộ cơ quan. Đồng thời Kho bạc cũng luôn chăm lo bồi dƣỡng chất lƣợng đội ngũ cán bộ, đảm bảo về năng lực chuyên môn, có phẩm chất chính trị vững vàng, đáp ứng kịp thời những đòi hỏi của đất nƣớc trong quá trình hội nhập quốc tế.
3.2. Thực trạng chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc qua kho bạc nhà nƣơc huyê ̣n Ba Vì, thành phố Hà Nội
Trong những năm qua KBNN Ba Vì đã có nhiều cố gắng trong quản lý, kiểm soát chi NSNN đặc biệt là chi thƣờng xuyên. Với phƣơng châm đảm bảo các khoản chi đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn và định mức, thời gian qua KBNN Ba Vì đã tập trung cải cách cơ chế điều hành theo hƣớng đơn giản hoá các thủ tục hành chính nhƣng vẫn đảm bảo nguyên tắc chặt chẽ, an toàn.
46
Bảng 3.2: Kết quả chi thƣờng xuyên NSNN qua KBNN Ba Vì
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Tổng chi Tỉ lệ % Tổng chi Tỉ lệ % Tổng chi Tỉ lệ % NSTW 158.749 14,3 206.928 16,9 216.886 17,8 NSTP 126.037 11,4 126.969 10,5 132.665 10,9 NShuyện 608.436 54,9 681.293 55,8 662.459 54,4 NS.xã,thị trấn 214.773 19,4 205.571 16,8 205.500 16,9 Tổng chi thƣờng xuyên 1.107.995 100 1.220.761 100 1.217.510 100
Nguồn số liệu: Kho Bac Nhà Nước Ba Vì giai đoạn (2012-2014)
Qua số liệu trên ta có thể thấy tốc độ tăng chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc hàng năm nói chung và trên địa bàn huyện Ba Vì nói riêng rất lớn. Chi thƣờng xuyên của NSNN tại KBNN Ba Vì qua các năm đều tăng lên rõ rệt. Tổng chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc năm 2012 là 1.107.990 triệu đồng trong đó:Ngân sách TW đạt 158.749 triệu đồng chiếm 14,3% với 20 đơn vị giao dịch, ngân sách Thành phố đạt 126.037 triệu đồng chiếm 11,4 % với 12 đơn vị giao dịch; Ngân sách huyện đạt 608.436 triệu đồng chiếm 54,9 % với số đơn vị giao dịch nhiều nhất trong 4 cấp ngân sách là 114 đơn vị; Với 31 xã, trị trấn trong huyện Ngân sách chi thƣờng xuyên xã, thị trấn là 214.773 triệu đồng chiếm 19,4% tổng số chi thƣờng xuyên ngân sách.
Số chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc năm 2013 tăng khá mạnh là 1.220.761 triệu đồng, trong đó: Ngân sách TW đạt 206.928 triệu đồng chiếm 16,9 % với 20 đơn vị giao dịch. Ngân sách Thành phố đạt 126.969 triệu đồng chiếm 10,5% trong tổng số chi thƣờng xuyên với số đơn vị giao dịch không thay đổi là 12 đơn vị. Ngân sách huyện là 681.293 triệu đồng chiếm 55,8% với 142 đơn vị giao dịch. Ngân sách xã, thị trấn đạt 205.571 triệu đồng chiếm 16,8% trong tổng số chi thƣờng xuyên với số đơn vị giao dịch không thay đổi là 31 đơn vị. Nhìn chung, số chi thƣờng xuyên năm 2013 so với năm 2012 tăng 112.766 triệu đồng, chủ yếu tăng mạnh ở
47
Ngân sách huyện. Nguyên nhân là do số đơn vị giao dịch ngân sách huyện tăng từ 114 đơn vị lên 142 đơn vị giao dịch.
Riêng năm 2014 mặc dù các đơn vị đăng ký mở tài khoản giao dịch tại KBNN Ba Vì tăng mạnh so với năm 2012 và 2013 nhƣng số chi thƣờng xuyên lại không tăng nhiều so với 2 năm trƣớc cụ thể là: Ngân sách TW đạt 216.886 triệu đồng chiếm 17,8 % trong tổng số chi thƣòng xuyên; Ngân sách Thành phố đạt 132.665 triệu đồng chiếm 10,9% tổng số chi thƣờng xuyên; Ngân sách huyện đạt 662.459 triệu đồng chiếm 54,4% trong tổng số chi thƣờng xuyên với 148 đơn vị giao dịch; Ngân sách xã, thị trấn đạt 205.500 triệu đồng chiếm 16,9% trong tổng số chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc. Nguyên nhân chủ yếu của việc số chi thƣờng xuyên NSNN năm 2014 giảm mạnh so với năm 2012 và 2013 là do ảnh hƣởng của Chỉ thị số 25/CT-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 13/08/2014 về việc thống nhất xác định nhiệm vụ trọng tâm hiện nay là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trƣởng bền vững, trong đó kiềm chế lạm phát là ƣu tiên hàng đầu. Để thực hiện nhiệm vụ này, Chính phủ đã ban hành chính sách tiết kiệm đồng bộ, chặt chẽ, cắt giảm chi tiêu công. Thực hiện cắt giảm 10% chi thƣờng xuyên NSNN, cắt giảm những khoản chi mua sắm, sửa chữa nhỏ chƣa cần thiết, giảm tối đa các hội nghị, chi công tác phí trong và ngoài nƣớc…
Kiểm soát chi thƣờng xuyên tại Kho bạc Nhà nƣớc Ba Vì thực hiện theo một số nội dung chi chủ yếu đó là: Kiểm soát các khoản chi cho cá nhân, Các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn; Các khoản mua sắm sửa chữa tài sản;Và các khoản chi khác.
48
Bảng 3.3: Cơ cấu chi thƣờng xuyên NSNN theo nội dung chi
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nội dung chi
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Số tiền Tỷ trọng ( %) Số tiền Tỷ trọng ( %) Số tiền Tỷ trọng ( %) Chi thanh toán cho cá nhân 449.301 40,6 533.451 43,6 591.329 48,6 Chi nghiệp vụ chuyên môn 188.222 16,9 210.729 17,2 211.063 17,3 Chi mua sắm, sửa chữa TS 147.211 13,2 134.403 11,1 117.752 9,7
Chi khác 323.261 29,3 342.178 28,1 297.366 24,4
Tổng Chi thƣờng xuyên 1.107.995 100 1.220.761 100 1.217.510 100
Nguồn: Báo cáo chi NSNN của Kho bạc Nhà nước Ba Vì (2012-2014)
Nhìn vào cơ cấu chi thƣờng xuyên NSNN theo 4 nhóm mục chi của mục lục NSNN ta thấy.
- NSNN chi cho con ngƣời, đó là đội ngũ cán bộ công chức làm việc trong cơ quan nhà nƣớc và lực lƣợng vũ trang, an ninh hàng năm luôn chiếm từ trên 40,6 % đến 48,6 % tổng số chi thƣờng xuyên NSNN. Mặc dù nhóm chi cho con ngƣời chiếm tỷ trọng cao nhƣ thế nhƣng hiện nay đời sống của cán bộ làm công ăn lƣơng vẫn gặp nhiều khó khăn. Chất lƣợng đội ngũ cán bộ công chức cũng đang có rất nhiều vấn đề đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu giải bài toán này trong thời kỳ hội nhập hiện nay.
- Chi nghiệp vụ chuyên môn: Chi nghiệp vụ chuyên môn. Đây là các khoản chi đảm bảo cho hoạt động của toàn bộ bộ máy của các cơ quan nhà nƣớc. Với cơ cấu chi từ 16,9% đến 17,3% tổng chi thƣờng xuyên NSNN. Với cơ cấu chi này trong điều kiện hiện nay có thể cho là phù hợp. Tuy vậy chúng ta cần phải có cơ chế khoán mạnh hơn, cụ thể hơn cho các cơ quan nhà nƣớc: Nhƣ khoán tới các phòng, tổ chuyên môn về sử dụng văn phòng phẩm, điện, nƣớc, điện thoại… Đây thực sự là bài toán cần có lời giải thỏa đáng vì chúng ta đang thiếu điện, chúng ta đang cần tiết kiệm để nâng cao đời sống của cán bộ và nhân dân và cần tiết kiệm để có vốn đầu tƣ và phát triển trƣớc vận hội mới.