Một số giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu Chủ thể hộ gia đình trong hoạt động công chứng tại việt nam (Trang 95 - 114)

3.2.1 Giải pháp tạm thời

Hiện nay, các VBQPPLquy định khá nhiều thuật ngữ liên quan đến chủ thể HGĐ nhưng không nêu ra khái niệm cụ thể về đối tượng này (ngoài Luật Đất đai năm 2013) dẫn đến khó khăn khi áp dụng trên thực tế. Theo đó, Luật Nhà ở cũng quy định chủ thể sở hữu nhà bao gồm HGĐ nhưng không đưa ra bất kỳ khái niệm hoặc giải thích liên quan đến chủ thể đặc thù này.Vì vậy, nhà làm luật cần thống nhất khái niệm HGĐ cũng như cách thức xác định thành viên hộ giữa các VBQPPL nhằm đồng bộ hóa các quy định có liên quan trong hệ thống pháp luật dân sự.

Do vậy, trước mắt, để tháo gỡ phức tạp của chủ thể HGĐ, đối với tài sản của HGĐ phải đăng ký quyền sở hữu, sử dụng, khi cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu/sử dụng, nhà làm luật nên hướng dẫn như sau:

Một là, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền liệt kê danh sách thành viên HGĐ tại thời điểm đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu/sử dụng. Như vậy sẽ tạo thuận lợi cho các giao dịch liên quan đến HGĐnhằm đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm của thành viên hộ cũng như quyền lợi của người thứ ba khi tham gia giao dịch.

91

Hai là, ghi nhận thành viên HGĐ tương tự như ghi nhận thành viên THT, nghĩa là: Có xác nhận của UBND cấp xã đối với thành viên HGĐ cụ thể.

Ba là, các cơ quan liên quan đến hoạt động công chứng cần có sự phối hợp, hợp tác khi TCHNCC xác minh thông tin (ví dụ như Công an có thẩm quyền quản lý hộ khẩu, Văn phòng đăng ký nhà đất trong quản lý hồ sơ cấp nhà, đất cho người sử dụng...) nhằm đảm bảo cho việc xác định đối tượng là thành viên HGĐ.

Bốn là, nhà làm luật cần thống nhất cách thức thể hiện trên văn bản đối với chủ thể đặc thù này, bao gồm: Ghi nhận số lượng thành viên HGĐ trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc sở hữu nhà, hoặc cách thức trình bày HGĐ trong các văn bản như Văn bản công chứng, Quyết định thu hồi, đền bù, giải tỏa mặt bằng...

Năm là, Cơ quan có thẩm quyền bao gồm: TCHNCC, UNBD các cấp, Sở Tài nguyên và môi trường; Sở Tư pháp; Công an, Chi cục thuế... phối hợp nhằm xây dựng cơ chế liên thông, trao đổi, minh bạch thông tin nhằm giảm tải thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện các quyền và nghĩa vụ.

Sáu là, nhà làm luật nên liệt kê, hệ thống hóa các VBQPPL có sự tham gia của chủ thể HGĐ theo chiều dọc, chuyên ngành để nêu rõ ràng văn bản pháp luật nào hết hiệu lực, chuẩn bị hết hiệu lực, chuẩn bị có hiệu lực cùng với những văn bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết tạo nên một “gia phả” có chiều dài theo hướng lịch sử đối với chủ thể HGĐ trong từng giai đoạn nhất định.

Bảy là, cơ quan trực tiếp áp dụng pháp luật có những kiến nghị cụ thể để nhà làm luật loại bỏ những VBQPPL xung đột, đảm bảo tính thống nhất, tính khả thi nhằm tạo điều kiện cho cán bộ, công chức và người thực hiện, áp dụng pháp luật nói chung và pháp luật liên quan đến HGĐ nói riêng thuận lợi khi tra cứu, triển khai trên thực tế.

Tám là, nhà làm luật nên có văn bản dưới luật để hướng dẫn cụ thể, chi tiết những vướng mắc liên quan đến chủ thể HGĐ, cụ thể như: Phân biệt rõ ràng giữa “gia đình” và “HGĐ”; HGĐ được xác định theo giấy tờ giao đất hay Sổ hộ khẩu của công an cấp? Phân biệt rõ HGĐ nào là chủ thể QHPL dân sự và HGĐ nào không phải chủ thể QHPL dân sự? Tiêu chí nào hoặc căn cứ nào xác định một người là

92

thành viên HGĐ, người nào không phải là thành viên HGĐ? Và giao dịch nào chủ hộ của HGĐ được nhân danh HGĐ tham gia các giao dịch dân sự? Đây là những vấn đề quan trọng cần được làm rõ bởi nhà làm luật hoặc các cơ quan có thẩm quyền (Ủy ban Thường vụ Quốc hội) qua đó làm cơ sở cho việc xác định trách nhiệm về tài sản của HGĐ cũng như các thành viên hộ nhằm đảm bảo quyền lợi của các thành viên hộ và bên thứ ba khi HGĐ tham gia giao dịch với tư cách là chủ thể QHPL.

Chín là, cơ quan tổ chức có thẩm quyền thực hiện tuyên truyền, phổ biến cho công dân hiểu và nắm bắt được các quy định chung của pháp luật, tránh các trường hợp cò mồi, lừa đảo bởi sự thiếu hiểu biết của người dân.Mặt khác, cơ quan quản lý chuyên môn cũng nên thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức hoặc người thực hiện pháp luật nhằm cập nhật được các quy định mới và những hướng dẫn chuyên môn của cơ quan chủ quản nhằm giảm tải các thủ tục hành chính, tạo điều kiện tốt nhất cho công dân cũng như đảm bảo cho sự phát triển kinh tế- xã hội mà vẫn đúng các quy định của pháp luật.

Mười là, chúng tôi thấy cần thành lập nhiều hơn nữa Trung tâm tư vấn pháp luậtcủa Hội luật giatại các địa phương, đặc biệt tại các vùng sâu, vùng xa nhằm kịp thời giải đáp các vướng mắc về pháp luật, hoặc trình tự, thủ tục liên quan đến hành chính để người dân nắm được các quy định chung, qua đó tạo điều kiện thuận lợi khi triển khai pháp luật trên thực tế.

Mười một là, xây dựng nhà văn hóa tại địa phương, trong đó có các Tủ sách pháp luật để người dân có thể tham khảo, tra cứu quy định, trình tự, thủ tục của pháp luật nhằm nâng cao dân trí và ý thức pháp luật.

Mười hai là, đẩy mạnh hoạt động Luật sư trong hoạt động tư vấn miễn phí cho người dân có nhu cầu, thực hiện chuyên đề phổ biến kiến thức pháp luật cho học sinh, sinh viên khi đang ngồi trên ghế nhà trường.Theo nhận định của chúng tôi, Luật sư có chuyên môn và vai trò khá quan trọng giúp cho hợp đồng, giao dịch được đảm bảo trước pháp luật bởi:“Hoạt động nghề nghiệp của luật sư góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của

93

cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.”[52, Điều 1].Trong nhiều trường hợp mặc dù công việc liên quan đến phạm vi công chứng, chứng thực nhưng công dân thường tìm đến luật sư để được tư vấn, giải đáp vướng mắc.Do vậy, luật sư chính là những chuyên gia pháp lý giúp cho thân chủ của mình (là người yêu cầu công chứng) nhận thức rõ quyền và nghĩa vụ trong các hợp đồng, giao dịch.

Chúng tôi cho rằng trong từng lĩnh vực cụ thể, nhà làm luật cần có thủ tục và hướng dẫn rõ ràng, đặc biệt là đối với chủ thể HGĐ. Có thể thấy, mặc dù là chủ thể QHPL dân sự nhưngngay từ khi được thừa nhận chủ thể này đã không có khái niệm cụ thể.Vì vậy, thủ tục liên quan đến chủ thể này cần phải được minh thị, công khai, dễ hiểu, dễ thực hiện, trách trường hợp giải thích lòng vòng, không có căn cứ pháp lý gây phiền hà, bức xúc của công dân đối với chính quyền. Mặt khác, Bộ Tư pháp cần có hướng dẫn mẫu hợp đồng, giao dịch rõ ràng hơn nữa đối với chủ thể HGĐ, tránh trường hợp hiểu nhầm hoặc giải thích không rõ ràng, thiếu căn cứ pháp lý như đã nêu trên.

3.2.2 Giải pháp lâu dài

Như đã nêu ở Chương I, HGĐ hình thành từ nhiều nguyên nhân như kinh tế, văn hóa, chính trị trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước của người dân Việt Nam, nhưng do sự phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ của nền kinh tế không có biên giới như hiện nay thì sự giao thoa, ảnh hưởng về tất cả những lĩnh vực trong đó có pháp luật là không tránh khỏi.Do vậy, về lâu dài chúng ta nên có những khảo sát, đánh giá và tổng hợp vai trò của HGĐ và gia đình trong đời sống pháp luật cũng như kinh tế- văn hóa, xã hội trên cơ sở chủ thể QHPL tham gia xác lập, giao kết hợp đồng, giao dịch nhằm định hướng giải quyết các vướng mắc liên quan đến chủ thể đặc thù này trong đời sống pháp lý, cụ thể như sau:

Một là, trên cơ sở liệt kê, khảo sát, nhà làm luật tổng hợp các vụ án dân sự về HGĐ qua đó xây dựng các án lệ liên quan đến chủ thể HGĐ nhằm tạo điều kiện trong xét xử tố tụng dân sự, đồng thời tạo ra khung mẫu chung đối với việc xác định

94

sự hình thành và chấm dứt HGĐ, xác định tài sản chung của HGĐ, quyền và nghĩa vụ cũng như vấn đề khác đối với chủ thể đặc thù này.

Hai là, cũng trên cơ sở liệt kê, khảo sát, nhà làm luật hoàn thiện cơ sở lí luận về chủ thể đặc thù này trong các đạo luật chuyên ngành và luật chung, đảm bảo tính hệ thống, tính khả thi khi áp dụng VBQPPL trong thực tiễn.

Ba là, nhà làm luật nghiên cứu và xem xét theo hướng quy định TCHNCC là chủ thể duy nhất được quyền công chứng, chứng thực (Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài có thẩm quyền chứng thực trong phạm vi nhất định) nhằm nâng cao hơn nữa an toàn pháp lý cho cho các hợp đồng, giao dịch, đồng thời loại bỏ sự chồng chéo, mâu thuẫn trong hoạt động công chứng, chứng thực và trả lại chức năng chính cho UBND là hoạt động quản lý hành chính Nhà nước.

Bốn là, hiện nay, với sự phát triển không ngừng của khoa học kĩ thuật, công nghệ đã mang lại cho con người những thuận tiện trong sinh hoạt, trong đó có cả những ứng dụng nhằm giảm thiểu trình tự, thủ tục hành chính. Về hộ tịch, từ 2016 khi con người được sinh ra, trên giấy tờ hộ tịch (Giấy khai sinh) đã có Mã số định danh sử dụng cho đến khi chết, số định danh này là duy nhất và không trùng với người khác, trong đó bao gồm những thông tin về nhân thân của người được cấp.Bên cạnh đó, BLDS năm 2015 không thừa nhận chủ thể HGĐ là chủ thể QHPL dân sự, tuy nhiên chủ thể HGĐ vẫn tồn tại trong một số VBQPPL như Luật Đất đai, Luật Nhà ở… Vì vậy nhà làm luật cần có sự nghiên cứu sâu rộng kết hợp các loại giấy tờ liên quan đến một cá nhân như hộ tịch, hộ chiếu, chứng minh nhân dân, hộ khẩu… vào Căn cước công dân nhằm giảm bớt giấy tờ của công dân khi thực hiện thủ tục hành chính.

3.3 Một số giải pháp khác

Trước thực trạng pháp luật quy định về HGĐ nhiều nhưng chưa hiệu quả, do vậy, chúng tôi kiến nghị nhà làm luật nên có những Giải pháp pháp luật và Áp dụng pháp luật, cụ thể như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

95

Tính khả thi

Như phần trên đã nêu, pháp luật dân sự của Việt Nam có quy mô cũng như số lượng văn bản luật trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực nhưng để cụ thể hóa những điều luật đó vào thực tế thì còn rất nhiều việc phải làm, bởi số lượng chưa tương xứng với chất lượng của VBQPPL.

Theo Luật ban hành các VBQPPL năm 2015, khi soạn thảo các dự án luật, người làm luật phải quan tâm đến tính khả thi của điều luật [51, Điều 5].Sau khi được ban hành, có hiệu lực pháp luật thì điều luật đó giải quyết được một hoặc nhiều vấn đề phát sinh trong xã hội và phải được cá nhân, tổ chức liên quan chấp hành, hoặc hơn nữa là sự tự nguyện áp dụng trong thực tiễn. Do vậy, trước hết, khi dự thảo luật, nhà làm luật cần quan tâm hơn nữa tính khả thi áp dụng pháp luật trên thực tế, yêu cầu này xuất hiện ngày càng bức thiết để pháp luật gần hơn với cuộc sống hàng ngày của người dân.Việc cần đưa cuộc sống vào pháp luật hơn là đưa pháp luật vào cuộc sống [10, tr 23] manh nha cho trường phái pháp luật tự nhiên đang dần hình thành và là tiêu chí quan trong cho các nhà làm luật hiện nay trước những đổi thay liên tục từ nội tại của Việt Nam hay trước nhu cầu hội nhập quốc tế.

Tính hệ thống

Bên cạnh tính khả thi thì tính hệ thống trong pháp luật dân sự nói riêng hiện nay cũng còn bất cập khi sự thiếu đồng bộ, không nhất quán của các VBQPPL.Có thể thấy điều này khi Nhà nước quy định về chủ thể HGĐ tại BLDS năm 1995, BLDS năm 2005 vàBLDS năm 2015, nhưng không nêu ra khái niệm cụ thể về chủ thể HGĐ, mà vay mượn “gia đình” từ LHNVGĐ.Bên cạnh đó, hai luật về tài sản là bất động sản rất quan trọng gồmLuật Đất đai và Luật Nhà ở có chủ thể được sở hữu/sử dụng nhà, đất dù có quy định nhưng cá nhân, tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ liên quan đến tài sản lại rất khó khăn, đặc biệt là đối với chủ thể HGĐ, qua đó tạo nên nhiều tranh chấp không đáng có, mà nguyên nhân bắt nguồn từ việc văn bản luật thiếu đi tính khả thi và tính hệ thống.

Năm 2015, BLDS được sửa đổi, bổ sung nhà làm luật đã loại bỏ chủ thể HGĐ.Bên cạnh đó, BLTTDS năm 2015 phần quy định về chủ thể tham gia tố tụng

96

cũng không có chủ thể HGĐ đã tạo nên những khó khăn trong quá trình áp dụng pháp luật nếu có tranh chấp liên quan đến chủ thể HGĐ.Vì vậy, tính hệ thống hiện nay trong VBQPPL không được thống nhất và thiếu quy định, do đó, nhà làm luật cần có biện pháp tháo gỡ theo hướng:

Một là, các cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản dưới luật hướng dẫn cụ thể, chi tiết các vướng mắc liên quan đến chủ thể HGĐ .

Hai là, tương lai cần có sự tổng hợp các đạo luật và sửa đổi, bổ sung một cách có hệ thống giữa BLDS, BLTTDS và các luật chuyên ngành như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, LHNVGĐ...

Ba là, cần có sự nghiên cứu chuyên sâu về chủ thể HGĐ bao gồm nguyên tắc thành lập, giải thể HGĐ, tài sản chung của HGĐ, quyền và nghĩa vụ của thành viên cũng như chủ hộ nếu tiếp tục duy trì chủ thể HGĐ.

Trường hợp loại bỏ HGĐ ra khỏi chủ thể QHPL dân sự,nhà làm luật phải giải quyết các tồn tại cũ về HGĐ được quy định tại các đạo luật khác theo hướng triệt để và không làm phát sinh thêm tài sản (ngoài bất động sản) hoặc các vấn đề liên quan khác đối với chủ thể HGĐ.

Bốn là, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc giải thích pháp luật về những vấn đề vướng mắc trong đó có chủ thể HGĐ. Hiện nay, hoạt động giải thích pháp luật được giao cho Ủy ban thường vụ Quốc hội [57, Điều 74] nhưng thực tế hoạt động này chủ yếu nằm trong quá trình thực hiện pháp luật, áp dụng pháp luật khi gặp những vướng mắc, mâu thuẫn, không rõ nghĩa, không có nghĩa, nhiều nghĩa và khi đó giải thích pháp luật được thực hiện bởi Tòa án[6, tr17].

Tính nghiêm minh của pháp luật là yếu tố cần phải có nhằm kịp thời răn đe hành vi vi phạm pháp luật đối với những cá nhân, tổ chức chuẩn bị có hành vi trái pháp luật hoặc đã thực hiện hành vi trái pháp luật đảm bảo sự công bằng và ổn định trật tự xã hội. Tính nghiêm minh của pháp luật là không thể thiếu, có thể nhận thấy điều này qua thuộc tính của VBQPPL là sự khách quan, công bằng và bình đẳng của luật pháp đối với hành vi vi phạm mà không phân biệt giới tính, dân tộc, địa vị, thành phần giai cấp...

97

Xây dựng pháp luật là hoạt động của Nhà nước trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ.Theo đó, xây dựng VBQPPL gồm nhiều giai đoạn khác nhau, được tiến hành theo những trình tự thủ tục nhất định, ví dụ như: Lập chương trình, thành lập ban soạn thảo, soạn thảo, thẩm định, thông qua và công bố VBQPPL. Hiện nay, trong bối cảnh hội nhập quốc tế cũng như sự phát triển mạnh mẽ của xã

Một phần của tài liệu Chủ thể hộ gia đình trong hoạt động công chứng tại việt nam (Trang 95 - 114)