Có thể khẳng định rằng HGĐ là một trong những chủ thể pháp luật dân sự nhận được rất nhiều sự quan tâm từ phía các nhà làm luật nói chung cũng như từ phía những CCV trong qua trình tác nghiệp nói riêng.
Tại những VBQPPL đầu tiên, tạo lập hành lang pháp lý cho giao dịch dân sự, kinh tế ở nước như: Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989 của Hội đồng Nhà nước, Pháp lệnh Thừa kế ngày 30/8/1990 của Hội đồng Nhà nước, Pháp lệnh Hợp đồng dân sự ngày 29/04/1991 của Hội đồng Nhà nước.., chủ thể HGĐ chưa chính thức được ghi nhận. Nói theo một cách khác, chỉ đến khi BLDS năm 1995 được ban hành, HGĐ mới chính thức được thừa nhận là một chủ thể của giao dịch dân sự. Cho đến thời điểm hiện tại, khi chúng ta đã có ba BLDS, bao gồm: BLDS năm 1995, BLDS năm 2005 và BLDS năm 2015, theo đó, HGĐ luôn luôn hiện diện một cách chính thức trong cả ba bộ luật kể trên. Điều này chứng tỏ vai trò cũng như tầm quan trọng
45
của chủ thể HGĐ trong hệ thống pháp luật dân sự của Việt Nam, bao gồm cả các quy định có liên quan đến hoạt động công chứng. Tuy nhiên, HGĐ cũng là chủ thể pháp luật dân sự nhận được nhiều ý kiến trái chiều nhất trong giới học thuật cũng như những người hành nghề luật.
Có thể thấy các loại chủ thể của pháp luật dân sự được ghi nhận trong BLDS năm 1995, BLDS đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tham khảo toàn văn BLDS năm 1995, chúng tôi thấy các nhà làm luật đã đưa ra những quy định xoay quanh ba nhóm chủ thể như: Cá nhân (tại Chương II, Phần thứ nhất, BLDS năm 1995), pháp nhân (tại Chương III, Phần thứ nhất, BLDS năm 1995) và THT, HGĐ (xem Chương IV, Phần thứ nhất, BLDS năm 1995). Có thể nói, cách thức quy định kể trên vẫn được giữ lại gần như nguyên vẹn khi BLDS năm 1995 được thay thế bằng BLDS năm 2005. Cụ thể, BLDS năm 2005, nhà làm luật cũng chia chủ thể tham gia xác lập, giao kết tất cả các hợp đồng, giao dịch dân sự thành ba nhóm chính là cá nhân (tại Chương III, Phần thứ nhất, BLDS năm 2005), pháp nhân (tại Chương IV, Phần thứ nhất, BLDS năm 2005) và THT, HGĐ (tại Chương V, Phần thứ nhất, BLDS năm 2005). Đến BLDS năm 2015, cách thức phân chia chủ thể tham gia xác lập, giao kết hợp đồng, giao dịch dân sự cũng có một số thay đổi nhất định. Cụ thể, đó là cá nhân (tại Chương III, Phần thứ nhất, BLDS năm 2015), pháp nhân (tại Chương IV, Phần thứ nhất, BLDS năm 2015), nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở Trung ương, ở địa phương trong quan hệ dân sự (tại Chương V, Phần thứ nhất, BLDS năm 2015) và HGĐ, THT và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân trong quan hệ dân sự (tại Chương VI, Phần thứ nhất, BLDS năm 2015). Đến đây, chúng ta có thể khẳng định rằng với tư cách là chủ thể tham gia xác lập, giao kết hợp đồng, giao dịch, bao gồm cả những hợp đồng, giao dịch được công chứng kể từ khi chính thức xuất hiện tại BLDS năm 1995 cho đến nay, HGĐ luôn nhận được sự thừa nhận cũng như quan tâm thích đáng từ phía các nhà làm luật.
Theo khái niệm HGĐ được ghi nhận tại Từ điển Luật học do Viện Khoa học Pháp lý biên soạn năm 2006, thì HGĐ được hiểu là:
46
“Tập hợp nhóm người có quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng. Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 1995 cũng như Bộ luật dân sự năm 2005, hộ gia đình là chủ thể của quan hệ dân sự khi các thành viên của một gia đình có tài sản chung để hoạt động kinh tế chung trong quan hệ sử dụng đất, trong hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và trong một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định. Những hộ gia đình mà đất ở được giao cho hộ cũng là chủ thể trong quan hệ dân sự liên quan đến đất ở đó trên cơ sở quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng có tài sản chung.
Tài sản chung của hộ gia đình gồm tài sản do các thành viên cùng nhau tạo lập nên hoặc được tặng cho chung và tài sản riêng của các thành viên nhưng được thoả thuận gộp vào khối tài sản chung. Các thành viên của hộ gia đình chiếm hữu và sử dụng tài sản chung của hộ theo phương thức thoả thuận. Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý.
Chủ hộ là đại diện của hộ gia đình trong các giao dịch dân sự vì lợi ích chung của hộ. Cha, mẹ hoặc một thành viên khác đã thành niên có thể là chủ hộ. Chủ hộ có thể uỷ quyền cho thành viên khác đã thành niên làm đại diện trong quan hệ dân sự. Giao dịch dân sự do người đại diện của hộ gia đình xác lập, thực hiện vì lợi ích chung của hộ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của cả hộ gia đình. Hộ gia đình phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện của hộ gia đình xác lập, thực hiện nhân danh hộ gia đình và chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản chung của hộ; nếu tài sản chung không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung của hộ thì các thành viên phải chịu trách nhiệm liên đới bằng tài sản riêng của mình”[58, tr373].
Nhìn chung, những thuộc tính pháp lý cơ bản nhất của HGĐ đứng trên phương diện học thuật đã được tiếp thu tương đối đầy đủ vào trong pháp luật thực định. Khi nói tới “hộ gia đình”, BLDS năm 1995 khẳng định:
47
“1- Những hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung để hoạt động kinh tế chung trong quan hệ sử dụng đất, trong hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và trong một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định, là chủ thể trong các quan hệ dân sự đó.
2- Những hộ gia đình mà đất ở được giao cho hộ cũng là chủ thể trong quan hệ dân sự liên quan đến đất ở đó” [35, Điều 116].
Khái niệm nêu trên có một vài thay đổi nhất định tại BLDS năm 2005. Cụ thể là: “Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này” [36, Điều 106]. Đến đây, chúng ta có thể đưa ra một vài nhận xét như sau về chủ thể HGĐ:
- HGĐ là một chủ thể được tạo lập bởi nhiều thành viên. Tuy nhiên, các nhà làm luật chưa khẳng định chính xác thành viên của HGĐ bao gồm những chủ thể đơn lẻ nào.
- HGĐ luôn luôn phải có tài sản chung và dường như, tài sản chung là một yếu tố không thể thiếu nhằm ràng buộc quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong hộ.
- Tại BLDS năm 1995 và BLDS năm 2005, các nhà làm luật cũng không đưa ra bất cứ một quy định nào tạo lập căn cứ pháp lý làm cơ sở cho việc thành lập cũng như hoạt động của HGĐ.
- Có vẻ như HGĐ chỉ có thể trở thành chủ thể đối với các hợp đồng, giao dịch trong một số lĩnh vực nhất định như: Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định.
- Tại BLDS năm 1995, HGĐ chủ yếu xuất hiện trong quan hệ sử dụng đất không phải là đất ở. Điều này tỏ ra hoàn toàn phù hợp với quan điểm cho rằng chủ thể HGĐ không phải là chủ thể tham gia xác lập, giao kết tất cả các loại hợp đồng, giao dịch.
Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, khi BLDS năm 2015 đã được thông qua, chúng ta thấy các nhà làm luật đã có cách nhìn nhận hoàn toàn khác biệt xoay quanh
48
chủ thể HGĐ. Sự thay đổi lớn nhất mà chúng ta nhận thấy chính là HGĐ đã được đặt trong mối quan hệ với “Tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân” và hơn thế nữa, khái niệm “hộ gia đình” cũng không tiếp tục được ghi nhận.Cụ thể, khi đề cập tới “Chủ thể trong quan hệ dân sự có sự tham gia của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân”, BLDS năm 2015 nêu rõ:
“1. Trường hợp hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự thì các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Khi có sự thay đổi người đại diện thì phải thông báo cho bên tham gia quan hệ dân sự biết.
Trường hợp thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự không được các thành viên khác ủy quyền làm người đại diện thì thành viên đó là chủ thể của quan hệ dân sự do mình xác lập, thực hiện.
2. Việc xác định chủ thể của quan hệ dân sự có sự tham gia của hộ gia đình sử dụng đất được thực hiện theo quy định của Luật đất đai”. [37, Điều 111].
Tiếp đó, BLDS năm 2015 xác định “Tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân” như sau:
“1. Việc xác định tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, quyền, nghĩa vụ đối với tài sản này được xác định theo quy định tại Điều 212 của Bộ luật này.
2. Việc xác định tài sản chung của các thành viên tổ hợp tác, quyền, nghĩa vụ đối với tài sản này được xác định theo quy định tại Điều 506 của Bộ luật này.
3. Việc xác định tài sản chung của các thành viên của tổ chức khác không có tư cách pháp nhân, quyền, nghĩa vụ đối với tài sản này được xác định theo thỏa thuận của các thành viên, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác” [37, Điều 102].
Trong khi quy định về “Sở hữu chung của các thành viên gia đình” thì BLDS năm 2015 ghi:
49
“1. Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật này” [37, Điều 212].
Tìm hiểu nội dung Điều 213, BLDS năm 2015, chúng tôi thấy nhà làm luật đề cập đến “Sở hữu chung của vợ chồng”. Như vậy, tại BLDS năm 2015, chúng tôi thấy cùng với THT, cách thức quan niệm của các nhà làm luật về HGĐ đã có bước chuyển hướng rất rõ nét trong tương quan so sánh với các quy định tương tự trước đây.Cụ thể như sau:
- Lúc này dường như các nhà làm luật chỉ coi HGĐ đơn giản là tập hợp của một nhóm thành viên nhưng vẫn tiếp tục không khẳng định những chủ thể nào có thể trở thành thành viên của HGĐ.
- Từ chỗ được xem như là một chủ thể độc lập trong giao dịch dân sự, tại BLDS năm 2015, từng thành viên của HGĐ sẽ tham gia xác lập, giao kết hợp đồng, giao dịch với tư cách cá nhân.
- So với BLDS năm 2005 thì dường như thành viên HGĐ chịu trách nhiệm liên đới, nhưng tại BLDS năm 2015 thì các thành viên HGĐ lại chịu trách nhiệm theo phần.
- Không có gì khác biệt so với BLDS năm 1995 và BLDS năm 2005 trước đây, các nhà làm luật vẫn tiếp tục không xác định căn cứ pháp lý làm cơ sở cho việc thành lập cũng như hoạt động của HGĐ.
50
- Nếu như tại BLDS năm 1995, nhà làm luật chỉ khẳng định HGĐ là chủ thể tham gia quan hệ dân sự liên quan đến quyền sử dụng đất thì tại BLDS năm 2015, chủ thể HGĐ sử dụng đất sẽ phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật đất đai.
Không chỉ được đề cập đến trong pháp luật dân sự, chúng tôi thấy thuật ngữ pháp lý HGĐ còn được ghi nhận tại rất nhiều VBQPPL điều chỉnh những lĩnh vực khác nhau. Để minh chứng cho nhận định kể trên, chúng tôi xin trích dẫn nội dung một vài điều luật:
- Tại Luật Đất đai năm 2013, nhà làm luật nêu rõ “Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là hộ gia đình, cá nhân đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp; nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp và có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp ...”[47, Điều 3].
- Tại Luật Nhà ở năm 2014, nhà làm luật ấn định: “Luật này áp dụng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan đến sở hữu, phát triển, quản lý, sử dụng, giao dịch về nhà ở và quản lý nhà nước về nhà ở tại Việt Nam”[53, Điều 2].
- TạiKhoản 2, Điều 3, Bộ luật Lao động ngày 18/6/2012, nhà làm luật khẳng định “Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động...”.
- Theo Khoản 2, Điều 2 của Luật Hợp tác xã ngày 20/11/2012 thì: “Luật này áp dụng đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, thành viên hợp tác xã (sau đây gọi là thành viên), hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã (sau đây gọi là hợp tác xã thành viên) và tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan ...”.
- Khoản 11, Điều 2, Luật Thủy sản ngày 26/11/2003 định nghĩa: “Cá nhân trong Luật này là người trực tiếp hoạt động thủy sản hoặc người đại diện của hộ gia đình đăng ký kinh doanh hoạt động thủy sản”.
- Khoản 16, Điều 3, Luật Xây dựng ngày 18/6/2014 cho rằng: “Điểm dân cư nông thôn là nơi cư trú tập trung của các hộ gia đình gắn kết với nhau trong sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động xã hội khác ...”.
51
- Khoản 1, Điều 2, Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 03/12/2004 xác định “Luật này áp dụng đối với cơ quan Nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài ...”.
Tuy được sử dụng một cách tương đối đại trà như vậy nhưng tuyệt nhiên chúng tôi không tìm thấy bất kỳ một khái niệm nào về HGĐ trong nội dung các đạo luật kể trên, ngoại trừ một khái niệm về “Hộ gia đình sử dụng đất” được ghi nhận trong pháp luật về đất đai, theo đó:
“Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất”[47, Điều 3].
Có thể nói, cho đến thời điểm hiện tại, nội dung như đã trích dẫn kể trên là