Thực trạng chủ thể hộ gia đình trong hoạt động công chứng

Một phần của tài liệu Chủ thể hộ gia đình trong hoạt động công chứng tại việt nam (Trang 83 - 95)

3.1.1 Thực trạng pháp luật

Trong lĩnh vực dân sự, Nhà nước đã ban hành rất nhiều VBQPPL cũng như văn bản dưới luật điều chỉnh các quan hệ dân sự. Luật chung về dân sự, Nhà nước đã ban hành BLDS năm 1995 (có hiệu lực từ ngày 01/7/1996). Sau 10 năm thi hành, BLDS đã có nhiều hạn chế, bất cập như: Một số quy định không phù hợp với sự chuyển đổi nhanh của nền kinh tế thị trường, không rõ ràng hay không đầy đủ hoặc còn mang nặng tính hành chính. Nhiều luật mới ra đời có các nội dung liên quan đến BLDS năm 1995 nhưng chưa điều chỉnh, sửa đổi phù hợp dẫn đến mâu thuẫn giữa các VBQPPL, cũng như chưa có sự tương thích với các Điều ước quốc tế và thông lệ quốc tế.

Ngày 14/6/2005, Quốc hội Việt Nam đã thông qua BLDS sửa đổi. Sau 10 năm thi hành, BLDS đã có nhiều hạn chế, bất cập, ngày 24/11/2015, Quốc hội Việt Nam đã thông qua BLDS năm 2015.

BLDS năm 2015 (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017). Đây là lần sửa đổi lớn với mục đích xây dựng BLDS thực sự trở thành luật chung của hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội được hình thành trên nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng và tự chịu trách nhiệm giữa các bên tham gia.Qua đó ghi nhận và bảo vệ tốt hơn các quyền của cá nhân, pháp nhân trong giao lưu dân sự; góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ổn định môi trường pháp lý cho sự phát triển kinh tế -xã hội sau khi Hiến pháp năm 2013 được ban hành.

Về tố tụng dân sự, thời gian đầu trình tự thủ tục tố tụng được Nhà nước điều chỉnh bằng các Pháp lệnh như: Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 do Hội đồng Nhà nước ban hành; Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt

79

Nam bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài năm 1993; Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994; Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài năm 1995; Năm 2004 Nhà nước ban hành Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 (có hiệu lực ngày 01/01/2005) được sửa đổi năm 2011, sau mười năm, ngày 25/11/2015, nhà làm luật đã thông qua BLTTDS sửa đổi.

Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 (có hiệu lực ngày 01/7/2016) đã góp phần hoàn thiện những khiếm khuyết của các văn bản luật tố tụng trước đó, góp phần ổn định môi trường pháp lý cho sự phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, Đương sự trong BLTTDS cũng chỉ bao gồm: Cơ quan, tổ chức và cá nhân mà không có chủ thể HGĐ.

Một văn bản luật khác rất quan trọng, được Nhà nước ban hành sớm là LHNVGĐ năm 1959, sửa đổi ban hành năm 1986 và năm 2000, đến năm 2014,Nhà nước một lần nữa hoàn thiện các quy định về hôn nhân và gia đình phù hợp với sự phát triển của xã hội.

Luật Đất đai cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội.Đến nay, Việt Nam đã có 4 lần ban hành, sửa đổi Luật Đất đai là những năm 1987; năm 1993; năm 2003 và năm 2013.Một điều dễ nhận thấy là dường như Luật Đất đai được ban hành và gắn liền với BLDS bởi các yếu tố về quyền con người cũng như các quyền về chính trị, dân chủ, dân tộc.

Cùng với Luật Đất đai, Luật Nhà ởđược Nhà nước và xã hội chú trọng.Năm 1991,Nhà nước ban hành Pháp lệnh về nhà ở, tiếp đến, Nhà nước ban hành Luật Nhà ởnăm 2005 và năm 2014.Theo đó, Luật Nhà ở và Luật Đất đai là những luật chuyên ngành có mối liên hệ chặt chẽ với BLDS.

Bên cạnh đó, từ cuối những năm 90 của thế kỷ 20 đến nay,Nhà nước ban hành rất nhiều VBQPPL điều chỉnh ở tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, thể thao, lao động, người cao tuổi… Luật được Nhà nước ban hành nhiều đến nỗi có một luật sư tại Việt Nam thừa nhận rằng: Ở Việt Nam có một rừng luật nhưng khi xét xử lại dùng luật rừng[62] để nói về sự phức tạp và tính tuân thủ kém của hệ thống pháp luật Việt Nam. Gần đây nhất, tháng 6/2014, Bộ

80

trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường khi trả lời chất vấn trước Quốc hội cũng thừa nhận: Pháp luật Việt Nam phức tạp nhất thế giới[63].

Liên quan đến chủ thể HGĐ, các đạo luật cơ bản bao gồm: Hiến pháp; BLDS; Luật Đất đai; Luật Nhà ở và LHNVGĐ, chủ thể HGĐ được pháp luật chính thức ghi nhận từ hơn hai mươi năm trước.Bên cạnh đó,có nhiều VBQPPL liên quan khác cũng tham gia điều chỉnh nhưng tình trạng phức tạp chồng chéo, không rõ ràng đã làm cho chủ thể này rất khó xác định,đây là nguyên nhân gây nên rất nhiều mâu thuẫn, tranh chấp về lí luận cũng như thực tiễn.

Như vậy, có thể thấy Việt Nam không thiếu luật mà còn rất nhiều luật, thậm chí là quá nhiều, nhưng xét ở góc độ hiệu quả thì số lượng chưa tương xứng với chất lượng, tình trạng luật không phù hợp với thực tế dẫn đến thực hiện áp dụng luật còn nhiều khiên cưỡng, gượng ép.Hậu quả là Nhà nước vừa tốn kém chi phí làm luật lại vừa giảm niềm tin của công dân đối với chính quyền.

3.1.2 Thực trạng áp dụng pháp luật

Theo giáo trình lí luận chung về Nhà nước và pháp luật, thực hiện pháp luật bao gồm bốn hình thức là: (i) Tuân theo pháp luật (ii) Thi hành pháp luật (iii) Sử dụng pháp luật (iv) Áp dụng pháp luật.

Áp dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó Nhà nước thông qua cá nhân, tổ chức có thẩm quyền mà Nhà nước thừa nhận để tổ chức cho các chủ thể khác thực hiện các quy định của pháp luật.Theo LCC năm 2014 thìCông chứng viên cung cấp dịch vụ công do Nhà nước ủy nhiệm thực hiện nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch;phòng ngừa tranh chấp;góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; ổn định và phát triển kinh tế - xã hội [40, Điều 3].

Khi tham gia vào lĩnh vực công chứng,CCV, người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức liên quan khác với tư cách chủ thể đều phải tuyệt đối tuân theo luật pháp. Tuy nhiên, nếu như tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật và sử dụng pháp luật là những hình thức mà mọi chủ thể pháp luật đều có thể thực hiện thì Áp dụng

81

pháp luật là hình thức luôn luôn có sự tham gia của Nhà nước thông qua các cơ quan hoặc nhà chức trách có thẩm quyền[30, tr464].

Như vậy, có thể thấy cùng với người yêu cầu công chứng được ghi tại LCC là cá nhân, tổ chức thì CCV là một trong những chủ thể quan trọng nhất.Cạnh đó, còn có các chủ thể khác đại diện cho Nhà nước cũng được ghi nhận trong LCC như: Bộ Tư pháp, Sở tư pháp, UBND cấp tỉnh, Bộ ngoại giao, Tòa án, người làm chứng và người phiên dịch.

Ngoài ra, trong quá trình thực hiện pháp luật công chứng, để hợp đồng, giao dịch đạt được mục đích cuối, chủ thể thực hiện LCC còn liên quan đến các chủ thể không được LCC ghi nhận cụ thể, nhưng có mối liên hệ mật thiết với LCC như: Văn phòng đăng ký đất đai; UNBD cấp xã, Cơ quan giám định; Tổ chức định giá, Luật sư, Ngân hàng...

Áp dụng pháp luật của cơ quan có thẩm quyền

Trước thực trạng pháp luật về HGĐ nhiều nhưng không thống nhất, cán bộ thực hiện không được đào tạo bài bản hoặc không được tập huấn trước những vụ việc phức tạp, vì vậy, việc áp dụng không đúng quy định của pháp luật liên quan đến chủ thể HGĐ, một chủ thể đặc thù đã rất khó hiểu từ thời điểm ban hành.Có thể thấy việc áp dụng không thể tồi hơn khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính liên quan đến HGĐ như sau:

Theo quy định của BLDS năm 2005,về cơ bản, chủ thể tham gia QHPL phải có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp luật, nghĩa là, đối với cá nhân phải từ đủ mười tám tuổi, hoặc pháp nhân phải được thành lập và hoạt động hợp pháp. Tuy nhiên, UBND cấp huyện trong nhiều năm vẫn cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc/và quyền sở hữu nhà ở cho cá nhân đã chết. Điều này là không hợp pháp bởi cá nhân chỉ thực hiện được các quyền của mình khi còn sống (thậm chí phải có năng lực hành vi dân sự), một cá nhân có thể có nghĩa vụ từ các khoản nợ khi còn sống và sau khi chết, họ có di sản để lại cho người thừa kế được hưởng, theo đó, người thừa kế phải thực hiện các nghĩa vụ của người để lại di sản khi còn sống phải thực hiện.

82

Việc thực hiện pháp luật không rõ ràng, minh bạch chúng ta có thể thấy ngay tại cơ quan quyền lực Nhà nước.Tất nhiên, nguyên nhân chủ quan có, khách quan có, nhưng về cơ bản là người thực hiện pháp luật đã thiếu trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ được Nhà nước giao. Ví dụ, nhiều trường hợp cá nhân còn sống nhưng thực tế mất năng lực hành vi dân sự vẫn được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc/và quyền sở hữu nhà ở, chúng ta có thể thấy trường hợp cụ thể này như sau:

Hộ ông Nguyễn Văn Thông bao gồm ba người là Nguyễn Thị Dung và con gái là Nguyễn Thị Yến. Năm 2001 UBND huyện Hoài Đức cấp 207m2 cho HGĐ ông Nguyễn Văn Thông. Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Thông bị Tâm thần phân liệt hiện điều trị tại Trung tâm chăm sóc và nuôi người tâm thần Hà Nội từ năm 1998 cho đến nay.

Nguyên nhân trên là do chủ trương của Nhà nước cấp đất cho HGĐ dựa trên tiêu chí thành viên hộ để tính hạn mức giao đất, cạnh đó, UBND cấp huyện cấp đất theo Tờ trình của UBND cấp xã, mặt khác UBND cấp xã lại căn cứ vào tờ khai của HGĐ đề nghị cấp Giấy chứng nhận.Theo đó, người đứng chủ hộ đối với Sổ hộ khẩu đồng thời cũng là đại diện HGĐ trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc/và quyền sở hữu nhà ở dẫn đến khó khăn khi các thành viên khác thực hiện các quyền của người sử dụng đất, bởi người đại diện cho hộ thực tế bị mất năng lực hành vi dân sự không thể tham gia các giao dịch.Do vậy, để thực hiện được các quyền, thành viên khác của HGĐ phải thực hiện các trình tự, thủ tục tố tụng dân sự tại Tòa án nhằm xác định năng lực hành vi dân sự của chủ hộ, qua đó cử người đại diện hợp pháp tham gia hợp đồng, giao dịch. Thực tế trên không ít, điều này gây ra khó khăn cho người sử dụng tài sản nói chung và bất động sản nói riêng, trong đó có vướng mắc chung về chế định HGĐ nhiều năm chưa giải quyết triệt để. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trường hợp khác, tại Nghị định 181/NĐ-CP hướng dẫn chủ thể HGĐ khi thực hiện các quyền mang tính chất định đoạt của người sử dụng đất thì:“..phải được tất cả các thành viên có đủ năng lực hành vi dân sự trong hộ gia đình đó thống nhất và ký tên hoặc có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân

83

sự”[24, Điều 164], cũng sự việc tương tự, tại BLDS năm 2005 quy định:“..phải được các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý”[36, Điều 109]. Như vậy, có thể thấy sự không thống nhất giữa các VBQPPL về cùng một vấn đề gây ra rất nhiều khó khăn trong quá trình áp dụng pháp luật bởi đặc thù của hoạt động công chứng, chứng thực nói chung là bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch, phòng ngừa tranh chấp và phải đúng với các quy định pháp luật.

Cũng liên quan đến chủ thể HGĐ, có ý kiến cho rằng “..đặc trưng riêng có của thừa kế quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân là khi chủ hộ chết, quyền sử dụng đất được để lại cho tất cả các thành viên trong hộ.”[8, tr 50] ở đây học viên hiểu ý tác giả muốn nói đến là khi chủ hộ chết mà không để lại di chúc thì phần tài sản của chủ hộ được chia cho các thành viên trong hộ, bởi nét “đặc trưng” của chủ thể HGĐ.Cạnh đó, theo Từ điển tiếng Việt thì “đặc trưng” là “nét riêng biệt và tiêu biểu, được xem là dấu hiệu để phân biệt với những sự vật khác” [11, tr 283].Bởi vậy, HGĐ tạo nên sự khác biệt so với chủ thể còn lại và nếu chủ hộ để lại di chúc, thì hoàn toàn có quyền thể hiện ý cho các chủ thể khác phù hợp với pháp luật.Vì thế, chúng tôi hiểu ý tác giả nêu ra ở trường hợp này là chủ hộ chết không để lại di chúc, thì phần di sản của chủ hộ được chia cho các thành viên trong hộ.

Tuy nhiên, sau khi tham khảo toàn bộ Mục 1, Chương V, BLDS năm 2005, quy định về HGĐ bao gồm các điều luật quy định có liên quan, chúng tôi không thấy căn cứ nào quy định về quyền của chủ hộ đối với quyền sử dụng đất liên quan đến thừa kế được phép định đoạt toàn bộ tài sản chung của hộ, mặc dù tại điều 107, BLDS năm 2005 ghi: “chủ hộ là đại diện hộ gia đình trong các giao dịch dân sự vì lợi ích chung của hộ...giao dịch dân sự do người đại diện của hộ gia đình xác lập, thực hiện vì lợi ích chung của hộ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của cả hộ gia đình”

hoặc việc định đoạt tài sản chung có giá trị lớn của HGĐ “phải được các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý”.Tuy nhiên, việc định đoạt này là tại thời điểm chủ hộ còn sống chứ không phải đã chết, mặt khác, ngay khi chủ hộ còn sống cũng không có toàn quyền quyết định đối với tài sản có giá lớn (mặc dù

84

giá trị lớn hiện nay luật quy định không rõ ràng và với từng gia đình, giá trị lớn cũng có thể khác nhau phụ thuộc vào khối tài sản chung của hộ, song, thực tế tài sản của HGĐ đa số là quyền sử dụng đất).Vì vậy, theo chúng tôi trường hợp chủ hộ chết nếu để lại di chúc hợp pháp thì phần di sản của chủ hộ được chia theo ý chí được ghi nhận tại di chúc (loại trừ điều 669, BLDS năm 2005). Trường hợp chủ hộ chết không để lại di chúc, hoặc di chúc không hợp pháp thì người thừa kế thực hiện khai nhận, hoặc phân chia theo quy định tại Chương XXIV, BLDS năm 2005.Theo đó: “Hộ gia đình được Nhà nước giao đất nếu trong hộ có thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để lại cho những người thừa kế theo quy định tại Phần thứ tư của Bộ luật này và pháp luật về đất đai.”[36, Điều 735].Mặt khác, Luật Đất đai năm 2003 cũng quy định:

- Cá nhân có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật.

- Hộ gia đình được Nhà nước giao đất, nếu trong hộ có thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. - Trường hợp người được thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 121 của Luật này thì được nhận thừa kế quyền sử dụng đất; nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 121 của Luật này thì được hưởng giá trị của phần thừa kế đó; [46, Điều 113].

Kế thừa Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013 cũng khẳng định việc để lại di sản của thành viên HGĐ theo hình thức di chúc hoặc theo quy định chung:

- Cá nhân sử dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật.

- Hộ gia đình được Nhà nước giao đất, nếu trong hộ có thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.

- Trường hợp người được thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc

Một phần của tài liệu Chủ thể hộ gia đình trong hoạt động công chứng tại việt nam (Trang 83 - 95)