Chủ thể trong hoạt động công chứng

Một phần của tài liệu Chủ thể hộ gia đình trong hoạt động công chứng tại việt nam (Trang 35 - 49)

Theo Khoản 3, Điều 2, LCC năm 2014 thì Người yêu cầu công chứnglà cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài có yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch theo quy định của pháp luật hoặc tự nguyện yêu cầu công chứng. Như vậy, chủ thể (Người yêu cầu công chứng) trong pháp luật công chứng có thể khẳng định được là thứ nhất là “cá nhân”, thứ hai là “tổ chức”. Theo quy định của pháp luật, để cá nhân, tổ chức tham gia vào các quan hệ dân sự thì cá nhân, tổ chức cần có những điều kiện do pháp luật quy định như: Năng lực hành vi; Năng lực pháp luật. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy dù là cá nhân hay tổ chức thì vẫn bắt đầu từ một con người cụ thể bởi tổ chức xét cho đến tận cùng thì cũng là con người được pháp luật quy định.

31

Xã hội phát triển và tiến hóa từ khi con người nhờ vào lao động sản xuất , qua đó tách khỏi thế giới đô ̣ng vâ ̣t , tạo ra sự khác biệt với phần còn la ̣i của thế giới.Trong quá trình sản xuất, con người từ tự phát đã tiến đến lao động có tổ chức, qua ngôn ngữ, con người trao đổi thông tin với nhau đểthuâ ̣n lợi cho sinh

hoạt,chống lạithiên nhiên,dần tiến đến phát triển , thu phụcvàkhai thác thiên nhiên , buộc thiên nhiên phải phục vụ đời sống của con người.

Nhờ lao động và ngôn ngữ, trong quá trình phát triển xã hội, đấu tranh giai cấp mà con người thiết lâ ̣p nên Nhà nước và pháp luật. Từ khi xuất hiện Nhà nước và pháp luật, các giao tiếp của con người được đặt trong mối quan hệ xã hội có tổ chức, giai cấp thống trị ban hành ra luật để bảo vệ chính giai cấp của mình và thực hiện các chức năng khác của xã hội.Theo đó, luật được ban hành nhằm điều chỉnh các hành vi của con người, do vậy, cá nhân trong xã hội có tổ chức giao tiếp, quan hệ với nhau đươ ̣c điều chỉnh bởi pháp luật của Nhà nước và các quy phạm xã hội khác như đạo đức , phong tục, tâ ̣p quán... Điều này gọi là quan hệ xã hội được pháp luật, đạo đức...điều chỉnh, tạo ra quyền và nghĩa vụ của các chủ thể nói chung.

Trong mỗi quan hệ lại tạo ra một tư cách khác nhau của chủ thể, ví dụ: Một người trong gia đình đối với cha, mẹ thì là con, đối với vợ thì là chồng, với con lại là cha, nhưng khi tham gia lao động, sản xuất thì tạo ra tư cách khác, đó là mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động, hoặc khi tham gia giao thông, cũng người đóvi phạm pháp luật bị cảnh sát phạt, thì đây là mối quan hệ hành chính giữa công dân với đại diện Nhà nước.

Nhận xét về “tư cách”, tác giả Nguyễn Ngọc Bích viết như sau:“Luật Dân sự của chúng ta không dùng từ tư cách, nhưng dùng từ năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự và khi được triển khai thành bài học thì trở thành địa vị pháp lý, nhưng khi dịch sang tiếng Anh trong bản chính thức thì người ta lại dịch là “capaciti” tức là tư cách”[2,tr 53].

Có thể thấy cá nhân , tổ chức sinh hoạt , sản xuất trong xã hội ở mỗi nơi với QHPL khác nhau sẽ tạo ra một hoặc nhiều tư cách pháp lý khác nhau được điều chỉnh bởi luật định của Nhà nước, tạo ra quyền và nghĩa vụ tương ứng.Trong pháp

32

luật có nhiều mối quan hệ như vậy, chúng ta có thể thấy được trong quan hệ dân sự, hình sự, hành chính... và trong mỗi mối quan hệ, pháp luật lạichia ra một ngành luật có những đặc thù riêng, ví dụ:Quan hệ dân sự là tính ý chí thỏa thuận giữa các chủ thể với nhau , trong quan hệ hình sự, hành chính là bắt buộc không có thỏa thuận giữa các chủ thể và Nhà nước.

Như vậy, có thể thấy khái niệm chủ thể quan hệ pháp luật là những cá nhân, tổ chức đủ điều kiện trở thành chủ thể quan hệ pháp luật và phảiđược Nhà nước thừa nhận qua đó tạo nên quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý.Do đó, để tham gia vào quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh thì cá nhân, tổ chức phải có một tư cách pháp lý phù hợp,qua đó xác lập nghĩa vụ và thực hiện các quyền về nhân thân như kết hôn, ly hôn, lập di chúc hay nhận thừa kế... hoặc quyền về tài sản như tham gia mua bán, chuyển nhượng, tặng cho...Vì vậy, điều chắc chắn là chỉ có chủ thể mới có quyền và có nghĩa vụ pháp lý. Trong chừng mực đó, luật về chủ thể quan hệ pháp luật được coi là một phần của luật cơ sở, là nền tảng của toàn bộ hệ thống pháp luật [6, tr13].

Đặc điểm của chủ thể quan hệ pháp luật:

Để trở thành chủ thể có quyền và có nghĩa vụ pháp lý, cá nhân, tổ chức phải có (i) Năng lực pháp luật và (ii) Năng lực hành vi. Năng lực chủ thể pháp luật không phải là một thuộc tính tự nhiên của con người, mà xuất hiện trên cơ sở pháp luật, phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí của Nhà nước[34, tr374].

Tóm lại, chỉ có chủ thể nào thỏa mãn những điều kiện do Nhà nước quy định mới có thể trở thành chủ thể QHPLđó.

Năng lực pháp luật dân sự:

Khi nói đến năng lực pháp luật của cá nhân, tổ chức thì đó là khả năngcá nhân, tổ chức có quyền và có nghĩa vụ pháp lý doNhà nước quy định bằng văn bản. Có ý kiến cho rằng năng lực pháp luật là khả năng có quyền hoặc có nghĩa vụ pháp lý mà Nhà nước đã quy định cho các tổ chức, cá nhân nhất định[30, tr440]. Tác giảchưa nhất trí với ý kiến này, bởi xét về bản chất, khái niệm quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức luôn đồng hành với nhau khi chủ thể tham gia các giao dịch

33

được pháp luật điều chỉnh, vì chủ thể bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện một giao di ̣ch , tác động vào một quan hệ xã hội nhất định.Trong khi đó, nền tảng của luật pháp là hướng đến sự công bằng, bình đẳng đối với mọi chủ thể trong xã hội.Do vậy, để đảm bảo quyền lợi của cá nhân, tổ chức khác thì khi chủ thể nhất định thực hiện quyền của mình, phải đảm bảo quyền của chủ thể khác- đây là nghĩa vụ mà Nhà nước đã ngầm ấn định.Theo đó, BLDS năm 1995 (Điều 16, khoản 1); BLDS năm 2005 (Điều 14, khoản 1) và BLDS năm 2015 (Điều 16, khoản 1) đều khẳngđịnh:“Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự”.

Bên cạnh đó, BLDS các thời kỳ của Việt Nam cũng đều ghi nhận:“Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật như nhau”, nhưng theo LHNVGĐnăm 2000 quy định về độ tuổi kết hôn thì: Nữ giớitừ 18 tuổi, còn Nam giới từ 20 tuổi[48, Điều 9]cho thấy sự không thống nhất, không bình đẳng trong quy định pháp luật(Theo LHNVGĐ năm 2014 về độ tuổi đăng ký kết hôn thì người làm luật quy địnhNữ giớitừđủ 18 tuổi, còn Nam giới làtừđủ 20 tuổi [49, Điều 8]để thống nhất với các VBQPPL khác).

Năng lực hành vi dân sự:

Khác với năng lực pháp luật, năng lực hành vi của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự. Năng lực hành vi dân sự gắn liền với độ tuổi và trạng thái sức khỏe, tinh thần của cá nhân[32, tr90]. Tại Việt Nam, người từ đủ mười tám tuổi trở lên là người thành niên. Pháp luật quy định người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có khả năng tự mình xác lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự.

Như vậy, năng lực hành vi dân sự chỉ có ở cá nhân, trong khi đótổ chức không có năng lực hành vi dân sự, nếu có, thì đó là của cá nhân đại diện cho tổ chức tham gia các quan hệ pháp luật,nhưng tổ chức không thể có những quyền về nhân thân như: Kết hôn hay để lại di sản thừa kế...Có thể thấy, cá nhân có năng lực pháp luậtmới có thể thực hiện được năng lực hành vi đối với một hay nhiều QHPLnhất định.

34

Theo Từ điển Luật học do Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, Nhà xuất bản Tư phápghi khái niệm về chủ thểQHPL như sau:“Cá nhân hay tổ chức có năng lực pháp luật và năng lực hành vi pháp luật, tham gia vào các quan hệ pháp luật, có quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định.”[58, tr148].Trong đó , cá nhân có thể là công dân một quốc gia,hoặc người nước ngoài tại một quốc gia, hoặc người có hai quốc tịch. Khi con người sinh ra đều được pháp luật thừa nhận có năng lực pháp luật, nghĩa là cá nhân đó có khả năng có quyền và có nghĩa vụ pháp lý, điều này khác so với năng lực hành vi dân sự, bởi cá nhân với độ tuổi khác nhau thì có năng lực hành vi khác nhau như: Không có năng lực hành vi dân sự; Có năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ; Và mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Không có năng lực hành vi dân sự, đối với người dưới 6 tuổi, luật xác định là người không có năng lực hành vi dân sự bởi nhận thức của đô ̣ tuổi này về xã hội hầu như không có.Người dưới 6 tuổi cảm nhận, vận động, giao tiếp với thế giới xung quan trong gia đình và môi trường mầm non.Do vậy,mọi giao dịch dân sự của người dưới 6 tuổi đều phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

Người có năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ, là cá nhân từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi.Khi tham gia, xác lậpcác hợp đồng, giao dịch với người có độ tuổi này phải được đồng ý của người đại diện theo pháp luật. Tuy nhiên, giao dịch trong trường hợp này thông thường là giao dịch liên quan đến tài sản lớn.Ví dụ như:Tài sản luật buộc phải đăng ký quyền sở hữu, sử dụng nếu cá nhân trong độ tuổi này tham gia xác lập giao dịch dân sự phải có người đại diện theo pháp luật chấp thuận[36, Điều 20].Còn lại, giao dịch phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, phù hợp với lứa tuổi thì pháp luật không hạn chế.

Người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là trường hợp: (i) Cá nhân đủ điều kiê ̣n về năng lực pháp luật, năng lực hành vi nhưng họ không có hoặc mất khả năng nhận thức, không điều khiển được hành vi của mình, ví dụ như người bị tâm thần. (ii) Cá nhân bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là trường hợp cá nhân có khả năng nhận thức, điều khiển hành vi nhưng do ảnh

35

hưởng của chất kích thích như ma túy, bia, rượu... dẫn đến không kiểm soát được hành vi.Do đó, tại thời điểm nhất định họ không có năng lực hành vi dân sự.Đặc điểm chung của trường hợp này là :Mô ̣t cá nhânbịmất năng lực hành vi dân sự hoă ̣c hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có quyết định hoặc bản án của tòa án có thẩm quyền ghi nhâ ̣n.

Để tham gia vào một quan hệ xã hội, qua đó tạo nên quyền và nghĩa vụ dân sự, con người phải đáp ứng các điều kiện mà pháp luật quy định.Tuy nhiên, cũng như các quốc gia phương Tây, bên cạnh QPPL doNhà nước ban hành còn có các quy phạm khác như đạo đức, tín điều tôn giáo, phong tục, tập quán hay lệ làng...của mỗi địa phương khác nhau cùng tham gia điều chỉnh hành vi của con người.Song, khái niệm đạo đức là nội hàm rất khó xác định bởi sự đa dạng về văn hóa của nhiều dân tộc sống chung trên lãnh thổ.Tại Việt Nam, có 54 dân tộc nên khái niệm đạo đức trong xử sự chung là rất rô ̣ng , tuy nhiên, nhà làm luật cũng nêu khá bao quát:“Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng”[36, Điều 128].Đồng thời , về tư tưởngchủ đạo,BLDS của Việt Nam ghi nhận đ ạo đức là nguyên tắc cơ bản điều chỉnh hành vi của con người , việc hành xử của chủ thể trong giao dịch dân sự nếu vi phạm điều cấm của pháp luật hoă ̣c trái với đạo đức xã hội đều được nhà làm luật xem là vô hiệu.

Chủ thể quan hệ pháp luật khác với chủ thể pháp luật ở chỗ: Chủ thể pháp luật chỉ cần đáp ứng điều kiện có năng lực pháp luật, nghĩa là cá nhân, tổ chức có khả năng hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ pháp lý.Trong khiđó, để tham gia giao dịch dân sựliên quan đến các chủ thể khác với tư cách là chủ thể QHPL thì cá nhân, tổ chức phải có năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như trên đã nêu , cá nhân (thể nhân ) gồm công dân mô ̣t quốc gia và /hoặc công dân nước ngoài tại một quốc gia ,còn tổ chức là pháp nhân với điều kiện đáp ứng các quy định của pháp luật.Như vậy, có thể thấy khi tổ chức không đáp ứng được các điều kiện luật định thì không thểtrở thành pháp nhân.Pháp nhân có một người đại diện theo pháp luật [43, Điều 46 và Điều 95] hoặc nhiều người đại diện

36

theo pháp luật[44, Điều 13]để thực hiện các hành vi khi tổ chức đó hoạt động theo quy định pháp luật.

Ngoài ra, Nhà nước là một chủ thể pháp luật đặc biệt.Nhà nước tham gia vào các QHPLsẽ tạo ra quyền và nghĩa vụ pháp lý,bởiNhà nước cũng là tổ chức có cơ cấu chặt chẽ với chức năng, nhiệm vụ cụ thể được biểu hiện trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại một cách độc lập. Tại Việt Nam, về cơ sở kinh tế là chế độ công hữu đối với tư liệu sản xuất[56, Điều 53] Nhà nước là đại diện chủ sở hữu duy nhất, do vậy, cá nhân không có quyền sở hữu đất đai mà chỉ có quyền sử dụng.

Cùng với cá nhân trong nước, cá nhânngười nước ngoàiđều là chủ thể QHPL, trừ những QHPL mà chỉ công dân nước sở tại mới được thực hiện, điều này có sự khác nhau ở từng quốc gia, phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền, ví dụ: Tại đa số các quốc gia trên thế giới chỉ có công dân nước sở tại mới có quyền bầu cử, ứng cử theo quy định. Tại Việt Nam, cá nhân người nước ngoài không là chủ thể quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai[47, Điều 5].Tuy nhiên, tại Mỹ, cá nhân người Việt Nam có thể mua được cả một thị trấn.

Bên cạnh cá nhân, tổ chức nếu đáp ứng các điều kiện do pháp luật quy định sẽ trở thành chủ thể pháp luật, tổ chức không là pháp nhân cũng có thể là chủ thể pháp luật nhưng ở phạm vi nhất định, ví dụ như: Doanh nghiệp tư nhân, Tập đoàn kinh tế, Quỹ khuyến học, Quỹ xóa đói giảm nghèo... Năm 2015, Quốc hội Việt Nam họp và thông qua BLDS năm 2015, có hiệu lực ngày 01/01/2017, chính thức thừa nhận hai chủ thể cơ bản của luật học trên thế giới là cá nhânpháp nhân là chủ thể QHPL dân sự tại Việt Nam.Bên cạnh đó, Nhà nước không thừa nhận hai chủ thể mang tính truyền thống của Việt Nam là HGĐ và THT,đồng thời quy định hai chủ thể này thuộc nhóm tổ chức không có tư cách pháp nhân, nhưng nếu đáp ứng các điều kiện do luật định thì HGĐ cũng có thể là chủ thể QHPL dân sự.Thay đổi này đối với xã hội Việt Namrất quan trọng, tuy phù hợp với yếu tố thời đại (hội nhập quốc tế) nhưng hai chủ thể này đã tồn tại hơn hai mươi năm trong hệ thống pháp luật Việt Nam, nên giải quyết ngay tồn tại, vướng mắc là điều không dễ.Do vậy, để giải quyết phát sinh đối với chủ thể này cần có thêm những văn bản dưới luật điều

37

chỉnh.Khách quan cho thấy, nhà làm luật chưa giải quyết dứt điểm bài toán về chủ thểQHPL dân sự bởi xu hướng vội vàng trong hội nhập , nhưng đâu đó vẫn chưa quên những nền tảng đã tạo lập nên sự khác biệt về chủ th ể của một nước có truyền thống sản xuất nông nghiệp.

Việt Nam, với hơn tám mươi năm dưới sự cai trị của thực dân Pháp thì việc ảnh hưởng (hay áp đặt) về kinh tếvà/hoặcpháp luật là điều dễ hiểu, đặc biệt Pháp là

Một phần của tài liệu Chủ thể hộ gia đình trong hoạt động công chứng tại việt nam (Trang 35 - 49)