Chính phủ trình Quốc hội xem xét, thông qua và tham mƣu, đề xuất với Chính phủ, Quốc hội về sửa đổi các quy định liên quan của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Bộ luật Hàng hải Việt Nam, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam … nhằm bảo đảm tính đồng bộ và nhất quán giữa các văn bản quy phạm pháp luật. Trong khi dự thảo Luật đăng ký giao dịch bảo đảm chƣa đủ điều kiện để trình Quốc hội thông qua, Bộ Tƣ pháp, trong phạm vi chức năng và thẩm quyền của mình, nhanh chóng tiến hành soạn thảo và ký ban hành thông tƣ hƣớng dẫn Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm để tạo cơ sở pháp lý cụ thể, rõ ràng cho các bên liên quan thực hiện.
4.3. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm dịch bảo đảm
Tính thiếu thống nhất, thiếu ổn định và những hạn chế tại các quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm trong suốt thời gian qua đã tạo nên trở ngại tƣơng đối lớn, làm suy giảm khả năng phát triển của hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm tại Việt Nam. Do vậy, hoàn thiện pháp luật có ý nghĩa quan trọng đối với tƣơng lai của hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm, cũng nhƣ tốc độ phát triển của thị trƣờng tài chính - tiền tệ, đặc biệt là trong giai đoạn tích cực hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới.
80
Cùng với các hoạt động rà soát nhằm loại bỏ những quy định không phù hợp, mâu thuẫn trong các văn bản pháp luật hiện hành, Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhƣ: Luật đăng ký giao dịch bảo đảm và ban hành các văn bản hƣớng dẫn thi hành đảm bảo đƣợc tính thống nhất trong các quy định về giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm. Trong đó, Luật đăng ký giao dịch bảo đảm là nền tảng pháp lý giúp hệ thống đăng ký của Việt Nam vận hành thông suốt, hiệu quả.
Việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật trong tiến trình hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm phải đáp ứng đƣợc các yêu cầu sau:
Thứ nhất, các văn bản pháp luật phải tôn trọng những quy định mang tính kế thừa, có tính ổn định cao là kết quả của hoạt động pháp điển hoá mạnh mẽ tại Việt Nam trong thời gian qua;
Thứ hai, bên cạnh đó, việc xây dựng hệ thống pháp luật về giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm tại nƣớc ta cần mạnh dạn đƣa ra những quy định mới, phù hợp với tính chất và xu thế vận động của các quan hệ xã hội trong lĩnh vực dân sự - kinh tế.
Thứ ba, hệ thống pháp luật của Việt Nam cần tích cực tiếp thu các tài liệu nghiên cứu, các hoạt động khảo sát, học tập và trao đổi kinh nghiệm với các quốc gia khác nhau trên thế giới nhằm tiếp thu những tƣ tƣởng, những quy định tiến bộ, phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam.
81
KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về đề tài "Đăng ký vật quyền bảo
đảm" có thể nhận thấy vai trò và ý nghĩa của hoạt động đăng ký vật quyền bảo
đảm nói riêng và vật quyền nói chung đang ngày một to lớn. Với quá trình phát triển kinh tế thị trƣờng và xu thế toàn cầu hóa đang ảnh hƣớng đến toàn thế giới, hoạt động vật quyền bảo đảm trong giao lƣu dân sự đang ngày một phổ biến và có xu hƣớng phát triển mạnh mẽ. Nhờ sự phát triển này mà nền kinh tế- xã hội chung cũng đƣợc thúc đẩy phát triển một cách mạnh mẽ hơn góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện và nâng cao đời sống ngƣời dân.
Tuy nhiên, sự phát triển của hoạt động Đăng ký vật quyền bảo đảm và giao dịch bảo đảm ngày càng lớn mạnh đồng nghĩa với việc yêu cầu về kiểm soát nó để đảm bảo đạt đƣợc hiệu quả tốt nhất cũng càng là một vấn đề lớn cần đƣợc quan tâm. Những quy định của pháp luật còn nhiều hạn chế, trong khi đó hoạt động đăng ký vật quyền bảo đảm bị ảnh hƣởng bởi nền kinh tế thì trƣờng nên phát triển theo chiều hƣớng phức tạp khiến cho pháp luật khó kiểm soát. Điều này dẫn đến những tranh chấp về hợp đồng và giao dịch bảo đảm xuất hiện ngày càng nhiều, pháp luật còn nhiều vƣớng mắc nên khi giải quyết tranh chấp cũng không thể cân bằng triệt để đƣợc quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Cùng với thực tiễn áp dụng pháp luật, bản thân pháp luật Việt Nam cũng đã mang nhiều bất câp và vƣớng mắc trong công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Do đó càng làm tăng thêm khó khăn cho công tác quản lý và điều chỉnh các hoạt động đăng ký vật quyền bảo đảm. Phần nào làm ảnh hƣởng đến hiệu quả của hoạt động kinh tế, ảnh hƣởng đến các quan hệ xã hội có liên quan, tác động xấu đến quá trình phát triển chung của nền kinh tế.
Trong một thế giới đang tăng nhanh và mạnh mẽ các quan hệ xã hội cũng nhƣ quan hệ giao dịch dân sự, vai trò của hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm hợp đồng giao dịch bảo đảm vô hình ngày một tăng lên. Các quyền giao
82
lƣu dân sự, tự do kinh doanh ngày càng đƣợc đề cao và chiếm vị trí quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, góp phần hoàn thiện pháp luật, đặc biệt là pháp luật về giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm. Bên cạnh đó ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống xã hội quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của hoạt động đăng ký vật quyề bảo đảm cũng nhƣ nhận biết đƣợc thực trạng pháp luật và thực tiễn hoạt động của nó, luận văn đã đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề lý luận về “Đăng ký vật quyền bảo đảm”, tìm hiểu đƣợc thực trạng pháp luật để có thể tìm ra đƣợc nguyên nhân dẫn đến những bất cập trong việc điều chỉnh hoạt động này. Bên cạnh đó còn đƣa ra những kiến nghị, đề xuất và định hƣớng hoàn thiện pháp luật.
Để có thể nghiên cứu sâu và lý giải đƣợc các vấn đề liên quan, Luận văn đã có sự đóng góp tham khảo ý kiến nghiên cứu và giải quyết các vấn đề liên quan của các luật gia, luật sƣ, các nhà nghiên cứu khoa học pháp lý… ở nhiều công trình khác nhau. Tuy nhiên, trong phạm vi luận văn này chƣa có điều kiện phân tích sâu và cặn kẽ vào các khía cạnh pháp lý đã đặt ra, cũng nhƣ chƣa thể đi sâu nghiên cứu một cách đầy đủ, chi tiết mọi nội dung liên quan đến Hoạt động Đăng ký vật quyền bảo đảm.
Do khả năng nghiên cứu và những kiến thức thực thế còn nhiều hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận đƣợc sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo, các nhà chuyên môn và tất cả những ai quan tâm đến vấn đề này để luận văn của em đƣợc hoàn thiện hơn.
83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Bộ Tƣ pháp (2006), Pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm và hướng dẫn nghiệp vụ đăng ký, Nxb Tƣ pháp, Hà Nội.
2. Bộ Tƣ pháp (2006), Thông tư số 06/2006/TT-BTP ngày 25 tháng 9 hướng dẫn một số vấn đề về thẩm quyền, trình tự và thủ tục đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp, Hà Nội. 3. Bộ Tƣ pháp (2007), Báo cáo hoàn thiện pháp luật về giao dịch bảo đảm
nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận tín dụng tại Việt Nam, Hà Nội.
4. Bộ Tƣ pháp (2010), Thông tư số 22/2010/TT-BTP hướng dẫn về đăng ký, cung cấp thông tin trực tuyến giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án, Hà Nội.
5. Bộ Tƣ pháp (2011), Báo cáo về thực tiễn thi hành pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm, Hà Nội.
6. Bộ Tƣ pháp (2011), Thông tư số 05/2011/TT-BTP hướng dẫn một số vấn đề về đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án theo phương thức trực tiếp, bưu điện, fax, thư điện tử tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp, Hà Nội.
7. Bộ Tƣ pháp, Bộ giao thông vận tải (2012), Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BTP-BGTVT hướng dẫn việc đăng ký, cung cấp thông tin về cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay, thế chấp tàu biển, Hà Nội.
8. Bộ Tƣ pháp, Bộ tài nguyên và môi trƣờng (2005), Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-BTP-BTNMT hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, Hà Nội.
84
9. Bộ Tƣ pháp, Bộ tài nguyên và môi trƣờng (2006), Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTP-BTNMT sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT/BTP-BTNMT ngày 16 tháng 6 năm 2005 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, Hà Nội. 10. Bộ Tƣ pháp, Bộ tài nguyên và môi trƣờng (2011), Thông tư liên tịch số
20/2011/TTLT-BTP-BTNMT hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, Hà Nội.
11. Bộ xây dựng (2010), Thông tư số 16/2010/TT-BXD quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, Hà Nội.
12. Chính phủ (2006), Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 về giao dịch bảo đảm, Hà Nội.
13. Chính phủ (2007), Nghi định số 70/2007/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 về đăng ký quốc tịch và đăng ký các quyền đối với tàu bay dân dụng, Hà Nội. 14. Chính phủ (2009), Nghị định số 29/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 về đăng
ký mua, bán tàu biển, Hà Nội.
15. Chính phủ (2010), Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nhà ở, Hà Nội.
16. Chính phủ (2010), Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 về đăng ký giao dịch bảo đảm, Hà Nội.
17. Chính phủ (2011), Nghị định số 77/2011/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2009 của Chính phủ về đăng ký mua, bán tàu biển, Hà Nội.
18. Chính phủ (2012), Nghị định số 05/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 2 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định về đăng ký giao dịch bảo đảm, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật, Hà Nội.
85
19. Chính phủ (2012), Nghị định 11/2012/NĐ-CP Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, Hà Nội.
20. Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm (2007),“Báo cáo kết quả chuyến khảo sát hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm của tỉnh Ontario và Québec- Canada”, Hà Nội.
21. Cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm (2008), Báo cáo tổng hợp kinh nghiệp của một số quốc gia trên thế giới về đăng ký giao dịch bảo đảm, Hà Nội.
22. Cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm (2008), Báo cáo về khái quát thực tiễn công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại một số địa phương, Hà Nội.
23. Cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm (2010), Vai trò đăng ký giao dịch bảo đảm được thể hiện rõ nét tại Nghị định số 83/2010/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo đảm, http://moj.gov.vn, (ngày 28 tháng 10).
24. Quốc hội (2005), Bộ luật dân sự, Hà Nội. 25. Quốc hội (2005), Bộ luật hang hải, Hà Nội.
26. Quốc hội (2006), Luật hang không dân dụng, Hà Nội.
27. Quốc hội (2010), Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Hà Nội. 28. Quốc hội (2010), Luật các Tổ chức tín dụng, Hà Nội.
29. Quốc hội (2014) Luật đất đai, Hà Nội.
30. Quốc hội (2015) Bộ luật dân sự sửa đổi, Hà Nội.
31. PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện, Các chế định vật quyền và trái quyền trong Luật Dân sự, Tạp trí nghiên cứu lập pháp sô 21/182 tháng 11 năm 2010. 32. PGS.TS Ngô Huy Cƣơng, Khoa luật – ĐHQG Hà Nội Tọa đảm khoa học:
“Chế định tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng trong dự thảo Bộ luật dân sự sửa đổi”, Tổng quan về chế định tài sản trong dự thảo Bộ luật Dân sự 2005 Sửa đổi. Tháng 2/2015
86
33. PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện, Xây dựng lại hệ thống pháp luật về bảo đảm nghĩa vụ trên cơ sở lý thuyết vật quyền và trái quyền.
34. Đại học Luật Tp.Hồ Chí minh(2014) , Bản tổng hợp tham luận và ý kiên trao đổi tại hội thảo quốc tế “Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự”(ngày 29/9)
35. Đoàn Thái Sơn (2011), Vướng mắc, bất cập của việc thế chấp bằng quyền sử dụng đất trong hoạt động ngân hàng, http://www.sbv.gov.vn, (ngày 01 tháng 4).
36. Phạm Ngọc Thắng (2010), Những điểm mới của Nghị định số 83/2010/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo đảm, http://moj.gov.vn, (ngày 03 tháng 8).
37. Thu Thuỷ (2011), Hoạt động của hệ thống cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm tại Việt nam và một số giải pháp hoàn thiện, http://moj.gov.vn, (ngày 4 tháng 11).
38. Thu Thuỷ (2011), Tìm hiểu về mô hình tổ chức và hoạt động của cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm trên thế giới và tại Việt Nam, http://moj.gov.vn, (ngày 27 tháng 10).
39. Trƣơng Thanh Đức (2011), “Bình luận chế định giao dịch bảo đảm trong bộ luật dân sự 2005”, Hội thảo về sửa đổi, bổ sung bộ luật dân sự 2005,
Bộ tƣ pháp – Jica, Hà Nội.
40. Hồ Quang Huy – Dƣơng Thị Thu Trang (2011), Đăng ký trực tuyến về giao dịch bảo đảm: Bước đột phá về cải cách thủ tục hành chính, http://dddn.com.vn, (ngày 17 tháng 12).
41. Hồ Quang Huy (2007), Pháp luật Việt nam về đăng ký giao dịch bảo đảm, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa luật – Đại học quốc gia Hà Nội.
42. Ngân hàng Nhà Nƣớc (2003), Thông tư 07/2003/TT-NHNN ngày 19 tháng 05 năm 2003 về Hướng dẫn thực hiện một số quy định về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng, Hà Nội.
87
43. Ngân hàng thƣơng mại cổ phần quân đội (2011), “Thực trạng đăng ký giao dịch bảo đảm và một số kiến nghị”, Hội thảo khoa học: Đối thoại về đăng ký giao dịch bảo đảm, Bộ tư pháp tổ chức ngày 26 tháng 12, Hà Nội. 44. Ngân hàng thƣơng mại cổ phần quốc tế Việt Nam (2011), “Những vƣớng
mắc trong hoạt động bảo đảm tiền vay và đăng ký giao dịch bảo đảm của ngân hàng trong giai đoạn hiện này”, Hội thảo khoa học: Đối thoại về đăng ký giao dịch bảo đảm, Bộ tư pháp tổ chức ngày 26 tháng 12, Hà Nội. 45. Nguyễn Văn Phƣơng (2009), “Đăng ký giao dịch bảo đảm rủi ro từ thực
tế và bất cập của pháp luật”.
46. Hồ Quang Huy, Vật quyền bảo đảm – Những vấn đề lý luận đặt ra trong quá trình cải cách pháp luật dân sự ở nước ta.
47. Baobinhphuoc.com.vn, Vật quyền và những chế định mới trong dự thảo