Xuất phát từ những hạn chế, vƣớng mắc trong việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan đăng ký hiện nay dẫn đến tình trạng công tác quản lý nhà nƣớc về đăng ký giao dịch bảo đảm chƣa đƣợc triển khai đồng bộ và hiệu quả. Do đó Việt nam cần triển khai đồng bộ các giải pháp về đổi mới tổ chức hoạt động của hệ thống cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, hay chính và nhiệm vụ kiện toàn mô hình tổ chức hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm. Đây nhà nhiệm vụ then chốt trong giao đoạn kiện toàn pháp luật nhƣ hiện nay.
Để xây dựng đƣợc một mô hình hoàn thiện và hiệu quả, cần xác định lại cơ cấu mô hình đăng ký theo hƣớng tập chung, thống nhất các cơ quan đăng ký, tiến tới xây đựng đƣợc một mô hình đăng ký tập trung trong một hệ thống thuộc tƣ pháp. Việc triển khai mô hình đăng ký tập trung các giao dịch bảo đảm tại Việt nam là một giải pháp mang tính lâu dài, khác phục những hạn chế do mô hình đăng ký phân tán đem lại, tháo gỡ cơ bản những cản trở của hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm
Với mục tiêu đề ra đối với một hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm vừa hiện đại, vừa duy trì đƣợc sự ổn định trong hoạt động đăng ký, tránh những tác động tiêu cực đối với các giao dịch trong nền kinh tế thì mô hình tổ chức cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm tại Việt Nam sau khi đƣợc kiện toàn phải đáp ứng đƣợc các yêu cầu, đó là: An toàn (đảm bảo xác định chính xác thứ tự ƣu tiên thanh toán), gần gũi với người sử dụng (tổ chức, cá nhân dễ dàng tiếp cận với dịch vụ đăng ký), tiết kiệm (giảm thiểu chi phí khi khách hàng tiến hành
73
đăng ký, tìm hiểu thông tin về các giao dịch bảo đảm) và hiệu quả (với sự trợ giúp của các trang thiết bị trong quá trình đăng ký, giúp cho việc đăng ký đƣợc thực hiện nhanh nhất, với chi phí khiêm tốn nhất).
Hiện nay, cơ chế trao đổi thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm giữa cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm và các cơ quan có liên quan nhƣ tổ chức hành nghề công chứng, cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền lƣu hành tài sản còn gặp những trở ngại lớn về cơ sở pháp lý cũng nhƣ trình tự, thủ tục thực hiện. Để tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan đăng ký tại Việt Nam ngày càng đƣợc hoàn thiện và phát huy vai trò trong đời sống kinh tế - xã hội thì việc xây dựng cơ chế trao đổi thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm là hết sức cần thiết.
Giải pháp xây dựng cơ chế trao đổi thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm giữa cơ quan đăng ký với tổ chức hành nghề công chứng, cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền lƣu hành tài sản sẽ thực sự phát huy đƣợc ý nghĩa của hệ thống thông tin về tài sản bảo đảm là động sản, tàu bay, tàu biển, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, đảm bảo an toàn pháp lý cho các bên tham gia các giao dịch. Giải pháp nêu trên phải đáp ứng đƣợc các yêu cầu sau đây:
Thứ nhất, phù hợp với mục tiêu cải cách thủ tục hành chính, trình tự, thủ tục minh bạch, dễ áp dụng; phù hợp với thực tiễn hoạt động của các cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, cơ quan đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền lƣu hành tài sản, cơ quan thi hành án dân sự…
Thứ hai, khắc phục đƣợc những khó khăn, bất cập về việc phân tán thông tin, thiếu đồng bộ, thiếu chính xác trong việc quản lý, sử dụng dữ liệu về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm.
74
Đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ đăng ký giao dịch bảo đảm là giải pháp có ý nghĩa vô cùng quan trọng mà các cơ quan quản lý nhà nƣớc luôn chú trọng, bởi vì những yếu kém về năng lực của cán bộ đăng ký sẽ ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của cả hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm
Do đó, để khắc phục những yếu kém về năng lực, trình độ của cán bộ đăng ký, nhằm tăng cƣờng hiệu quả của hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm tại Việt Nam, các cơ quan có thẩm quyền quản lý về đăng ký giao dịch bảo đảm cần mở thêm các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ đăng ký giao dịch bảo đảm cho các cán bộ đăng ký; đƣa việc giảng dạy pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm vào các cơ sở đào tạo Luật, đào tạo cán bộ địa chính, cán bộ làm công tác đăng ký tàu bay, tàu biển, cán bộ đăng ký giao dịch bảo đảm bằng động sản. Trên cơ sở những hoạt động tích cực nêu trên sẽ xây dựng đội ngũ cán bộ đăng ký giao dịch bảo đảm có chuyên môn, nghiệp vụ cao.
Bên cạnh việc tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo đội ngũ cán bộ đăng ký, thì cơ quan có chức năng quản lý nhà nƣớc về đăng ký giao dịch bảo đảm cần chú trọng đến công tác chỉ đạo, hƣớng dẫn nghiệp vụ về giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm. Đây là những hoạt động cũng nhƣ giải pháp nghiệp vụ rất hiệu quả, nếu đƣợc chú trọng đúng mức sẽ có ảnh hƣởng lớn đến hiệu lực, hiệu quả của công tác đăng ký giao dịch bảo đảm trong cả nƣớc, từ đó việc tổ chức và hoạt động của hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm sẽ không ngừng đƣợc củng cố và nâng cao.
Việt Nam hiện chƣa có quy định về chức danh Đăng ký viên, trong khi ở nhiều nƣớc trên thế giới, Đăng ký viên là một trong những chức danh trong hệ thống các chức danh đƣợc nhà nƣớc quản lý. Việc ban hành các quy định về chức danh Đăng ký viên sẽ giúp chuẩn hoá các tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ đăng ký. Hơn nữa, trách
75
nhiệm cá nhân của cán bộ đăng ký khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về đăng ký giao dịch bảo đảm sẽ đƣợc củng cố và tăng cƣờng. Sự yếu kém của đội ngũ cán bộ đăng ký thời gian qua một phần bắt nguồn từ thực tế hiện ở Việt Nam chƣa có chức danh Đăng ký viên. Do vậy, xây dựng chức danh Đăng ký viên là một trong những giải pháp giúp kiện toàn về tổ chức và hoạt động của hệ thống đăng ký.
Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cũng cần đƣợc xác định là một trong những giải pháp quản lý nhà nƣớc quan trọng đƣợc áp dụng nhằm tăng cƣờng và nâng cao năng lực của hệ thống cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm. Do vậy, trong thời gian qua, Bộ Tƣ pháp và các Bộ, ngành có liên quan đã triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm, theo hƣớng ngày càng mở rộng hơn về đối tƣợng (không chỉ đối với tổ chức tín dụng, mà còn đối với các doanh nghiệp, các cán bộ làm công tác quản lý nhà nƣớc về đăng ký giao dịch bảo đảm tại các Sở Tƣ pháp, các cơ quan nhà nƣớc, tổ chức và cá nhân trong xã hội), đa dạng về hình thức (tổ chức Toạ đàm, mở các lớp tập huấn, phát hành các Số báo chuyên đề, các tài liệu hỏi đáp nghiệp vụ, tuyên truyền pháp luật qua website về đăng ký giao dịch bảo đảm...).
Trong thời gian tới, các cơ quan có thẩm quyền quản lý về đăng ký giao dịch bảo đảm cần đa dạng hóa các phƣơng thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm, mở rộng địa bàn tuyên truyền, phổ biến pháp luật, để nâng cao hơn nữa nhận thức của khách hàng về vai trò và ý nghĩa của đăng ký và tìm hiểu thông tin về giao dịch bảo đảm, nắm vững các trình tự, thủ tục trong lĩnh vực này.
76