Chúng ta có thể thấy, vấn đề mà ngƣời có quyền trong các giao dịch dân sự quan tâm chính là khả năng thực hiện nghĩa vụ của ngƣời có nghĩa vụ. Do đó, các quy định về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự ra đời có vai trò quan trọng trong việc hƣớng tới mục tiêu bảo vệ quyền trong sự ổn định và hài hòa của các quan hệ dân sự. Điều này chứng tỏ rằng, việc thực hiện các phƣơng thức bảo đảm ngoài vai trò bảo vệ bên quyền lợi của bên có quyền còn giữ một vai trò khác trong đời sống kinh tế - xã hội của các quốc gia, đó là tạo
21
ra sự tin tƣởng vững chắc để các chủ thể trong xã hội có thể mạnh dạn giao kết các giao dịch dân sự kèm theo các biện pháp bảo đảm có thể áp dụng.
Thực tiễn xã hội cho thấy, một trong những yếu tố ảnh hƣởng đến vấn đề bảo đảm giao dịch bằng Vật quyền bảo đảm đó chính là thông tin và tình trạng pháp lý của tài sản đƣợc dùng để bảo đảm. Một lẽ tất yếu là, việc nắm bắt các thông tin về tài sản bảo đảm này sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình phân tích, đánh giá mức độ rủi ro của các giao dịch bảo đảm mà chủ thể muốn tham gia giao kết. Bởi vậy, việc đƣợc tiếp cận và khai thác thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm là bƣớc làm cần thiết và tối ƣu trong hoạt động kinh doanh – thƣơng mại – dân sự có sử dụng tài sản bảo đảm. Do đó, một vấn đề đặt ra là làm thế nào để công khai hóa thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm. Để giải quyết yêu cầu này, pháp luật đặt ra những quy định và thủ tục nhất định về việc yêu cầu chứng nhận Quyền bảo đảm hay nói cách khác là Đăng ký vật quyền bảo đảm để công khai những thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đám cho ngƣời thứ ba ngoài quan hệ bảo đảm biết.
Tại rất nhiều nƣớc trên thế giới hiện nay, có thể chắc chắn một điều rằng cơ chế công khai hóa thông tin về tài sản bảo đảm đƣợc xem nhƣ là phổ biến với tƣ các là sản phẩm của nền tài chính hiện đại. Nó đƣợc thể hiện thông qua phƣơng thức Đăng ký vật quyền bảo đảm và đƣợc các nhà làm Luật Việt Nam thay thế bằng thuật ngữ “Đăng ký giao dịch bảo đảm”. Rõ ràng là việc đăng ký giao dịch bảo đảm chỉ thực sự mang lại ý nghĩa và tác dụng tích cực đối với hoạt động giao dịch dân sự có tài sản bảo đảm khi pháp luật thiết lập những quy định rõ ràng để xác định thứ tự ƣu tiên khi xử lý tài sản bảo đảm, và một phạm vi thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản đƣợc dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đƣợc công khai, phục vụ trực tiếp cho đánh giá mức độ rủi ro của chủ thể mong muốn xác lập giao dịch dân sự có tài sản bảo đảm.
22
Dƣới nhiều quan điểm lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm và quy định của pháp luật hiện hành, bảo lãnh là biện pháp bảo đảm mang tính đối nhân nên không thuộc diện đăng ký giao dịch bảo đảm, hay nói cách khác, Đăng ký giao dịch bảo đảm mà chúng ta nói đến là đăng ký việc bảo đảm quyền lợi của chủ thể trong những quan hệ dân sự trái vụ đƣợc bảo đảm bằng tài sản (Vật) xác định. Chiểu theo quy định của Chính phủ tại Nghị định 83/2010/NĐ-CP về Đăng ký giao dịch bảo đảm tại Khoản 1 Điều 2 có nêu rõ: “1. Đăng ký giao dịch bảo đảm là việc cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm ghi vào Sổ đăng ký giao dịch bảo đảm dữ liệu về giao dịch bảo đảm việc bên bảm đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm” Tuy nhiên việc sử dụng thuật ngữ này thay thế cho thuật ngữ “Đăng ký vật quyền bảo đảm” có lẽ còn nhiều vấn đề để bàn. Bởi thông thƣờng, theo quy định của Bộ luật Dân sự và các luật có liên quan quy định về giao dịch bảo đảm không chỉ bằng các biện pháp bảo đảm bằng Vật mà còn có biện pháp bảo đảm mang tính đối nhân (Bảo lãnh). Do đó khi nói đến việc đăng ký giao dịch bảo đảm, nếu không tìm hiểu rõ ràng và chi tiết về quy định của pháp luật thì ngƣời đọc có thể dễ dàng nhầm lẫn giữa các biện pháp bảo đảm cho giao dịch và các biện pháp bảo đảm giao dịch đƣợc đăng ký. Ngoài ra, việc quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm nhƣ trên cũng tạo nên một bất cập khá khó khăn trong công tác xác định vị trí, thứ tự ƣu tiên thanh toán đối với những chủ thể có quyền trong quan hệ giao dịch bảo đảm bằng vật với những chủ thể có quyền trong quan hệ giao dịch bảo đảm bằng biện pháp bảo lãnh.
Nhƣ vậy, Đăng ký vật quyền bảo đảm nói theo cách đơn giản thì nó là một thủ tục pháp định nhằm ghi nhận quyền được bảo đảm cho giao dịch trái vụ bằng tài sản bảo đảm mà bên có nghĩa vụ mang ra nhằm bảo đảm cho những nghĩa vụ mà mình phải thực hiện đối với người có quyền.
23
Dƣới góc độ pháp luật, Đăng ký vật quyền bảo đảm vừa là phƣơng thức đăng ký quyền đƣợc bảo đảm của các chủ thể, vừa là yêu cầu tất yếu đối với họ nhằm bảo đảm cho quyền lợi của mình trong quan hệ giao dịch dân sự đƣợc bảo đảm bằng một vật, vừa là thủ tục thông báo với ngƣời thứ ba về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm, tạo nên căn cứ xác lập quyền đối kháng với ngƣời thứ ba, cũng nhƣ căn cứ xác lập quyền tƣu tiên trong xử lý tài sản bảo đảm để thanh toán nghĩa vụ.
Dƣới góc độ chính trị - xã hội, Đăng ký vật quyền bảo đảm là công cụ quản lý và điều chỉnh cụ thể của nhà nƣớc đối với những giao dịch dân sự có sự bảo đảm của tài sản (vật), Nhà nƣớc là chủ thể ghi nhận quyền bảo đảm của bên có quyền đƣợc bên bảo đảm cho phép khai thác quyền lợi trên tài sản đó. Kèm theo đó, Nhà nƣớc thực hiện công tác xác minh thông tin pháp lý về tài sản bảo đảm nhằm cung cấp cho ngƣời thứ ba ngoài quan hệ bảo đảm đƣợc biết về thông tin tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm. Ngoài ra, Đăng ký giao dịch bảo đảm còn là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội khi xảy ra tranh chấp, là căn cứ xác định thứ tự ƣu tiên thanh toán giữa các chủ thể có quyền đƣợc xác lập trên tài sản bảo đảm.
Dƣới góc độ kinh tế-thƣơng mại-dân sự, Đăng ký giao dịch bảo đảm là công cụ khai thác thông tin của các chủ thể có mong muốn tham gia vào quan hệ giao dịch dân sự có liên quan đến vật bảo đảm. Việc khai thác thông tin này nhằm xác định tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm, dựa vào đó xác định mức độ thiệt hại, nguy hiểm nếu chủ thể đó tham gia xác lập giao dịch có liên quan tới vật bảo đảm.
Một vấn đề cần lƣu ý đó là cần phân biệt đƣợc Đăng ký vật quyền bảo đảm và Đăng ký vật bảo đảm. Tuy có sự khác nhau về ngôn từ thể hiện nhƣng không tránh khỏi có sự nhầm lẫn về mặt ngữ nghĩa của hai thuật ngữ này.
24
Về bản chất, Đăng ký Vật quyền bảo đảm là đăng ký giao dịch bảo đảm, là hoạt động ghi vào sổ đăng ký các giao dịch đƣợc bảo đảm, nó là hoạt động của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền phải tiến hành theo một trình tự, thủ tục luật định nhằm bảo đảm hiệu lực của các giao dịch bảo đảm hoặc có hiệu lực đối kháng với ngƣời thứ ba. Khác với Đăng ký vật quyền bảo đảm, Đăng ký vật bảo đảm là việc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ghi vào sổ đăng ký hiện trạng của tài sản, xác định chủ sở hữu của tài sản và tình trạng pháp lý của tài sản đó.
Về mục đích, Đăng ký vật quyền bảo đảm là đăng ký sự ghi nhận Quyền đƣợc bảo đảm của ngƣời có quyền trong quan hệ giao dịch đƣợc bảo đảm. Ví dụ nhƣ: Nguyễn Văn A và Phạm Văn B cùng nhau lên Cục đăng ký giao dịch bảo đảm để đăng ký bảo đảm cho giao dịch dân sự trƣớc đó mà A và B đã ký là buộc B phải trả cho A 10 triệu đồng nếu B không hoàn thành nghĩa vụ phải hoàn thành việc xây xong một bức tƣờng, và để bảo đảm cho nghĩa vụ của mình sẽ đƣợc thực hiện buộc B phải giao ra cho A một tài sản có giá trị tƣơng đƣơng với công việc đó. Còn Đăng ký vật bảo đảm là việc xác định tài sản đƣợc đem ra bảo đảm cho giao dịch dân sự trƣớc đó. Nhƣ ví dụ trên, B sẽ phải sử dụng tài sản của mình là một chiếc xe máy (trị giá 11 triệu đồng) để bảo đảm cho công việc mà mình cần thực hiện. Chiếc xe máy này chính là Tài sản bảo đảm đƣợc đăng ký là vật bảo đảm.
Nói tóm lại, Đăng ký vật quyền bảo đảm là quá trình ghi nhận quyền đƣợc bảo đảm của chủ thể có quyền thông qua việc xác định tài sản bảo đảm của ngƣời bảo đảm nhằm đảm bảo cho nghĩa vụ phải thực hiện của ngƣời bảo đảm đối với ngƣời nhận bảo đảm. Đây là phƣơng thức bảo vệ quyền và lợi ích của ngƣời có quyền nhằm xác lập quyền đƣợc bảo đảm trong thanh toán nghĩa vụ và quyền đối kháng với ngƣời thứ ba ngoài quan hệ bảo đảm.
25