Theo quy định của pháp luật hiên hành về đăng ký giao dịch bảo đảm, các cơ quan thực hiện nhiệm vụ đăng ký vật quyền bảo đảm đƣợc xác định cụ thể nhƣ sau:
“Điều 47. Cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm và thẩm quyền đăng ký,
cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm
1. Cục Hàng không Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay.
2. Chi cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải thuộc Cục Hàng hải Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về thế chấp tàu biển.
3. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
4. Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm bằng động sản, trừ tàu bay, tàu biển và các tài sản khác không thuộc thẩm quyền đăng ký của các cơ quan quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này.” – Điều 47, Nghị định số 83/2010/NĐ-CP.
Đối với hoạt động đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng động sản (trừ tàu bay, tàu biển) tại các Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản thuộc Bộ Tư pháp
60
Theo Quyết định số 104/2001/QĐ-TTg ngày 10 tháng 7 năm 2001 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc thành lập Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tƣ pháp thì Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm làcơ quan có chức năng giúp Bộ trƣởng Bộ Tƣ pháp thực hiện việc quản lý nhà nƣớc về đăng ký giao dịch bảo đảm, tổ chức việc đăng ký, cung cấp thông tin về các giao dịch bảo đảm theo thẩm quyền. Thực hiện chức năng nêu trên, từ ngày 12/3/2002, công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng động sản (trừ tàu bay, tàu biển) chính thức đƣợc triển khai tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản đặt tại Hà Nội (sau đây gọi là Trung tâm số 1). Tiếp đó, từ ngày 26/8/2002, hoạt động đăng ký đƣợc triển khai tại Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản tại Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi là Trung tâm số 2) và từ ngày 14/7/2004 thì hoạt động đăng ký đã đƣợc triển khai tại Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản tại Thành phố Đà Nẵng (sau đây gọi là Trung tâm số 3).
Kết quả thống kê cho thấy, số lƣợng các giao dịch bảo đảm đƣợc đăng ký trong các năm không ngừng tăng lên, số lƣợng đăng ký năm sau luôn tăng so với năm trƣớc, duy trì đều đặn qua các năm từ 150% đến 170% một năm. Tính đến thời điểm 20/4/2011, các Trung tâm Đăng ký thuộc Cục đã tiếp nhận và giải quyết 790.500 đơn yêu cầu đăng ký và thực hiện 12.428 lượt cung cấp thông tin theo yêu cầu. Kết quả thu đƣợc trong công tác đăng ký, cung cấp thông tin của các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản cho thấy lợi ích của hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm đã đƣợc sự thừa nhận và đánh giá tích cực của các tổ chức, cá nhân trong xã hội, đặc biệt là các tổ chức tín dụng. Công tác đăng ký, cung cấp thông tin đã thực sự đi vào nề nếp và chứng minh đƣợc xu hƣớng phát triển của đăng ký giao dịch bảo đảm trƣớc sự vận động của nền kinh tế thị trƣờng là kịp thời và đúng đắn.
Đối với hoạt động đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng tàu bay tại Cục Hàng không Việt Nam
61
Hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm bằng tàu bay đƣợc thực hiện theo quy định của Luật hàng không dân dụng Việt Nam và Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm. Theo quy định hiện hành, Cục Hàng không Việt Nam là cơ quan duy nhất có thẩm quyền đăng ký, cung cấp thông tin về các giao dịch bảo đảm bằng tàu bay. Theo số liệu thống kê, trong 2 năm (2003 - 2004), Cục Hàng không Việt Nam mới chỉ thực hiện đăng ký đƣợc 09 giao dịch bảo đảm bằng tàu bay, trong đó năm 2003 có 03 giao dịch và năm 2004 có 06 giao dịch đƣợc đăng ký. Trong 3 năm (từ 2007 đến 2009), Cục Hàng không Việt Nam thực hiện đăng ký 16 giao dịch bảo đảm bằng tàu bay, trong đó năm 2007 là 07 giao dịch, năm 2008 là 04 giao dịch và năm 2009 là 05 giao dịch.
Số liệu thống kê cho thấy các giao dịch bảo đảm bằng tàu bay ở Việt Nam hiện không nhiều, do vậy, số lƣợng hồ sơ xin đăng ký thế chấp bằng tàu bay tại Cục Hàng không Việt Nam không đáng kể và không thƣờng xuyên do ngành hàng không Việt Nam là một trong những lĩnh vực đƣợc nhà nƣớc quản lý chặt chẽ, số lƣợng các doanh nghiệp tham gia thị trƣờng dịch vụ, vận chuyển bằng hàng không chƣa sôi động, vốn đầu tƣ cho hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hàng không đòi hỏi rất lớn, nguồn lực xã hội không đủ khả năng đáp ứng.
Đối với hoạt động đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng tàu biển tại Chi cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải, Cục Hàng hải Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải
Hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm bằng tàu biển tại các cơ quan đăng ký tàu biển đƣợc thực hiện theo quy định của Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005 và Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm. Theo thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam, số lƣợng tàu biển đƣợc đăng ký cầm cố, thế chấp năm 2003 là 76 trƣờng hợp, năm 2004 là
62
123 trƣờng hợp. Từ năm 2007 đến năm 2009 tại 3 cơ quan đăng ký tàu biển khu vực đã tiếp nhận và thực hiện 812 trƣờng hợp đăng ký thế chấp tàu biển, trong đó năm 2007 là 229 trƣờng hợp, năm 2008 là 273 trƣờng hợp, năm 2009 là 310 trƣờng hợp.
Trên cơ sở số liệu thống kê cho thấy các giao dịch bảo đảm bằng tàu biển ở Việt Nam tuy không nhiều, số lƣợng hồ sơ yêu cầu đăng ký thế chấp không đáng kể nhƣng có xu hƣớng ngày càng tăng lên trong từng năm. Đây không chỉ là tín hiệu đáng mừng cho hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm bằng tàu biển, mà các giao dịch bảo đảm bằng tàu biển không ngừng tăng đã tạo ra một nguồn vốn lƣu động cho các doanh nghiệp vận tải biển, góp phần nhân rộng và phát triển đội tàu biển của mình, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá bằng đƣờng biển, từng bƣớc chiếm lĩnh thị phần vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu ở nƣớc ta.
Hoạt động đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
Tính đến tháng 12/2009, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tại các địa phƣơng trong cả nƣớc đã tiến hành xây dựng và tổ chức hoạt động hệ thống các cơ quan có thẩm quyền đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, bao gồm: Thành lập 63 Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh và 513 Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện; củng cố 160 Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng cấp huyện đối với nơi chƣa thành lập Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Theo kết quả kiểm tra, khảo sát do Bộ Tƣ pháp thực hiện và trên cơ sở số liệu thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho thấy, tuy công tác đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất trong quá trình triển khai tại các địa phƣơng còn gặp nhiều khó khăn nhƣng số lƣợng các hợp đồng thế chấp quyền sử dụng
63
đất và tài sản gắn liền với đất đƣợc đăng ký ngày càng tăng. Chỉ tính riêng hai thành phố lớn trong cả nƣớc, trong năm 2007 tại Hà Nội đã tiếp nhận và giải quyết 20.603 hồ sơ yêu cầu đăng ký thế chấp và tại TP Hồ Chí Minh là 114.830 hồ sơ; năm 2008 tại Hà Nội đã tiếp nhận và giải quyết 20.187 hồ sơ yêu cầu đăng ký thế chấp, tại TP Hồ Chí Minh là 86.737 hồ sơ; chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2009 tại Hà Nội đã tiếp nhận và giải quyết 24.426 hồ sơ yêu cầu đăng ký thế chấp và tại TP Hồ Chí Minh là 35.913 hồ sơ.
Thống kê số lƣợng hồ sơ yêu cầu đăng ký chỉ riêng tại hai thành phố lớn cho thấy sự sôi động của hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; đồng thời chứng tỏ nhận thức của các tổ chức, cá nhân về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đăng ký giao dịch bảo đảm đã đƣợc nâng cao. Bên cạnh đó, các cơ quan có chức năng tại địa phƣơng không ngừng chú trọng đầu tƣ nhân lực, cơ sở vật chất, đào tạo, bồi dƣỡng nhằm nâng cao hơn nữa kết quả đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và tăng cƣờng ý nghĩa của hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm bằng bất động sản.