Giai đoạn ban hành Luật đất đai năm 1993 đến trƣớc khi ban hành Luật

Một phần của tài liệu Góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật việt nam (Trang 31 - 33)

ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai năm 1998.

Ngày 14/7/1993 Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam đã thông qua toàn văn Luật Đất đai, (sau đây gọi tắt là Luật Đất đai năm 1993) thay thế Luật Đất đai năm 1987, vì nó đã bộc lộ nhiều quy định không còn phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của tình hình kinh tế-xã hội của đất nƣớc. Với chủ trƣơng đƣa đất đai tham gia vào quan hệ thị trƣờng, coi đó là một động lực quan trọng để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, Luật Đất đai năm 1993 đã quy định về các quyền của ngƣời sử dụng đất nhƣ chuyển đổi, chuyền nhƣợng cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất, nhƣng chƣa đề cập đến quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Sau khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trƣờng, nƣớc ta đã thu hút đƣợc một nguồn đầu tƣ nƣớc ngoài góp phần đáng kể vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, do khả năng tài chính của phần lớn các đối tác Việt Nam còn hạn chế, gây khó khăn, trở ngại khi liên doanh với các đối tác nƣớc ngoài đầu tƣ tại Việt Nam. Mặt khác, do Luật Đất đai năm 1993 chƣa có những quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức đƣợc Nhà nƣớc giao đất, cho thuê đất [29]. Nên ngày 14/10/1994 UBTVQH đã thông qua Pháp lệnh quyền và nghĩa vụ của các tổ chức đƣợc nhà nƣớc giao đất, cho thuê đất, và đƣợc sửa đổi, bổ sung một số điều ngày 27/8/1996 (sau đây gọi tắt là Pháp lệnh năm 1994, Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung năm 1996) nhằm bổ sung, điều chỉnh các lĩnh vực mà Luật Đất đai chƣa quy định. Căn cứ vào mục đích, thời hạn, cách

29

thức thanh toán tiền sử dụng đất, Pháp lệnh năm 1994 phân loại các tổ chức trong nƣớc thành: các tổ chức đƣợc Nhà nƣớc giao đất không thu tiền sử dụng và các tổ chức đƣợc Nhà nƣớc giao đất có thu tiền sử dụng đất. Các quyền và nghĩa vụ (trong đó có quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất) của tổ chức trong nƣớc sử dụng đất đƣợc xác định tƣơng ứng với mục đích sử dụng đất và việc thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nƣớc của các tổ chức này. Nhƣ vậy, chế định góp vốn bằng quyền sử dụng đất lần đầu tiên đƣợc ra đời tại Pháp lệnh năm 1994.

Theo điều 4 của Pháp lệnh này thì các doanh nghiệp Nhà nƣớc, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị-xã hội, doanh nghiệp quốc phòng- an ninh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, tổ chức kinh tế tập thể đƣợc Nhà nƣớc giao đất để sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối có quyền góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất để liên doanh với tổ chức, cá nhân trong nƣớc; với tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài để tiếp tục sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối, mở rộng công nghiệp chế biến, dịch vụ nhằm phát triển sản xuất theo quy định của Chính phủ. Và theo điều 10 “Doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị xã hội, doanh nghiệp quốc phòng an ninh trong thời hạn cho thuê đất có quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất để liên doanh với tổ chức, cá nhân trong nƣớc; với tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài theo quy định của Chính phủ”. Mặc dù một trong những căn cứ để phân loại các tổ chức sử dụng đất ở trong nƣớc là nghĩa vụ “phải trả tiền hay không trả tiền sử dụng khi đƣợc Nhà nƣớc giao đất hoặc cho thuê đất” song các quy định của Pháp lệnh năm 1994 lại không “cá biệt hóa” quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất của từng loại tổ chức theo căn cứ này. Do vậy đã dẫn đến tình trạng “cào bằng” về quyền góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất của từng loại tổ chức sử dụng đất nói chung và quyền đƣợc góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất nói riêng. Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung năm

30

1996 ra đời đã khắc phục các thiếu sót trên bằng việc “cá biệt hóa” quyền của từng loại tổ chức đƣợc Nhà nƣớc giao đất theo hƣớng: mở rộng quyền cho các tổ chức Nhà nƣớc giao đất có thu tiền sử dụng đất trong đó có quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung năm 1996 lại chƣa quy định cụ thể quyền của từng loại tổ chức đƣợc Nhà nƣớc cho thuê đất theo hƣớng “cá biệt hóa” tƣơng ứng với cách thức trả tiền thuê đất. Đây cũng là một khiếm khuyết cản trở các quan hệ đất đai phát triển. Năm 1996, Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam cũng đƣợc ban hành. Trong đó ghi nhận quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất của bên Việt Nam trong liên doanh: “Bên Việt Nam tham gia doanh nghiệp liên doanh góp vốn pháp định bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai”. Tiếp đó, Chính phủ ban hành Nghị định 85/CP ngày 17/12/1996 quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung năm 1996. Nghị định này không chỉ quy định cụ thể việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà còn đƣa ra căn cứ để xác định giá trị quyền sử dụng đất, đó là tiền thuê đất hay thỏa thuận trên cơ sở khung giá tiền đất do Nhà nƣớc ban hành. Mặc dù vậy, vấn đề xác định giá trị quyền sử dụng đất là một vấn đề phức tạp nên Bộ Tài chính đã ban hành Thông tƣ số 70 TC/QLCS ngày 07/10/1997 hƣớng dẫn việc nộp tiền thuê đất góp vốn liên doanh bằng giá trị quyền sử dụng đất của các tổ chức trong nƣớc. Tại thông tƣ này, việc xác định giá trị quyền sử dụng đất đƣợc quy định chi tiết hơn so với Nghị định số 85/NĐ-CP. Trong giai đoạn này, quyền góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân chƣa đƣợc đề cập tới. Điều này tạo sự bất bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể sử dụng đất đai và gây cản trở cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình, cá nhân.

Một phần của tài liệu Góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật việt nam (Trang 31 - 33)