Bên cạnh những phương pháp xử lý hậu quả pháp lý của việc hủy hôn nhân trái pháp luật được quy định tại Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì pháp luật còn có những biện pháp xử lý về mặt hành chính. Cụ thể, điều 47, Số 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định:
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Tòa án nhân dân buộc chấm dứt quan hệ đó.
Thêm vào đó, tại điều 48, Nghị định số 67/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2013/NĐ- CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã cũng có quy định:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
63
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
đ) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha mẹ nuôi với con nuôi;
e) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân;
b) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người có cùng dòng máu về trực hệ.
Bên cạnh đó, điều 55, Nghị định số 167/2013/NĐ- CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an tòa xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình có quy định:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
1. Cưỡng ép người khác kết hôn, ly hôn, tảo hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc bằng thủ đoạn khác.
2. Cản trở người khác kết hôn, ly hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác.
Ví dụ: Năm 2010, ở xã Sông Kôn, huyện Đông Giang, Quảng Nam đã xảy ra ba trường hợp lấy thêm vợ. Ngày 22/9, UBND xã Sông Kôn đã có văn
64
bản gửi UBND huyện Đông Giang báo cáo kết quả xử lý các trường hợp vi phạm Luật Hôn nhân gia đình ở thôn Bút Tưa. Theo đó, UBND xã Sông Kôn đã tiến hành họp bàn và đưa ra hình thức xử phạt hành chính và kiểm điểm trước dân đối với 3 trường hợp lấy thêm vợ hai đó là: Alăng Đhơi (tức Alăng Tơi, SN 1968); Alăng Leo (SN 1989) và Alăng Thức (SN 1977, trưởng thôn) [20].
Như vậy, pháp luật đã có những quy định rất cụ thể về mức xử phạt hành chính cho những hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình đặc biệt là những hành vi kết hôn trái pháp luật và trên thực tế cũng đã có nhiều trường hợp bị xử phạt hành chính. Tuy nhiên, tác cho rằng mức xử phạt hành chính vẫn còn khá nhẹ đặc biệt là mức xử phạt quy định ở Nghị định số 167/2013/NĐ- CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an tòa xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. Thiết nghĩ với những hành vi như cưỡng ép kết hôn, tảo hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần người khác hoặc hành vi cản trở hôn nhân tự nguyện là những hành vi vi phạm rất nghiêm trọng và cần có mức xử phạt hành chính cao hơn so với quy định của pháp luật hiện hành.