Hậu quả về quan hệ giữa cha mẹ và con

Một phần của tài liệu Hậu quả pháp lý của việc hủy hôn nhân trái pháp luật theo luật hôn nhân gia đình năm 2014 (Trang 60)

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau: “Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của

cha, mẹ, con khi ly hôn” [14, Điều 12, Khoản 2]. Như vậy, quy định này của

pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em và việc cuộc hôn nhân dù hợp pháp hay không hợp pháp cũng không ảnh hưởng gì tới quan hệ giữa cha, mẹ

55

và con. Và dù cuộc hôn nhân có trái pháp luật đi chăng nữa thì hai bên nam, nữ vẫn là cha mẹ của đứa trẻ nên việc giải quyết quan hệ giữa cha mẹ và con theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi lý hôn là hoàn toàn hợp lý bởi giải quyết như vậy là giúp đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của đứa trẻ được bảo vệ một cách tốt nhất, góp phần giúp cho đứa trẻ có điều kiện phát triển về thể chất và tinh thần một cách tốt nhất.

Về vấn đề quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con khi ly hôn thì Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định: “Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được áp dụng theo quy định tại

các điều 81, 82, 83 và 84 của Luật này” [14, Điều 58].

Quan hệ giữa cha mẹ và con được xác lập dựa trên cơ sở huyết thống, nuôi dưỡng. Khi còn sống chung thì cha mẹ có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng con, và khi vì một lý do nào đó mà quan hệ của họ bị chấm dứt thì mặc dù có thể một trong hai bên cha, mẹ không trực tiếp nuôi dạy con nhưng mọi quyền và nghĩa vụ của họ đối với con vẫn được đảm bảo. Theo quy định tại điều 81, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Và cha mẹ sẽ là người thỏa thuận việc ai sẽ là người trực tiếp nuôi con dựa trên quyền và lợi ích mọi mặt phù hợp với con. Nếu con đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Và nếu con dưới 36 tháng tuổi thì người mẹ sẽ được quyền trực tiếp nuôi dưỡng trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con hoặc cha mẹ có sự thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Đối với người không trực tiếp nuôi con thì tại điều 82, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng quy định người không trực tiếp nuôi con nhưng

56

phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Và nghĩa vụ cấp dưỡng cho con này phải thực hiện mà không phụ thuộc vào khả năng kinh tế của người đó cũng như không phụ thuộc vào khả năng kinh tế của người trực tiếp nuôi con. Và người không trực tiếp nuôi con cũng có quyền được thăm nom con mà không ai được phép cản trở hay gây khó khăn. Tuy nhiên, nếu người trực tiếp nuôi con mà mà không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng mà họ có đầy đủ khả năng để chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì Tòa án cũng không bắt buộc bên không trực tiếp nuôi con phải cấp dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về mức cấp dưỡng

Như vậy,việc pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con như thế nhằm đảm bảo cho đứa trẻ có những điều kiện tốt để có thể phát triển một cách toàn diện về thể chất và tinh thần và trở thành những công dân có ích cho xã hội, đồng thời việc quy định như vậy cũng phù hợp với quy định của Công ước quốc tế về quyền trẻ em, khoản 1, điều 18:

Các quốc gia thành viên phải có những cố gắng cao nhất để đảm bảo việc thừa nhận nguyên tắc là cả cha và mẹ đều có trách nhiệm chung trong việc nuôi dưỡng và phát triển trẻ em. Cha mẹ hay tuỳ trường hợp có thể là người giám hộ pháp lý, có trách nhiệm hàng đầu trong việc nuôi dưỡng và phát triển trẻ em. Những lợi ích tốt nhất của trẻ em phải là điều quan tâm cơ bản của họ [23].

2.2.4. Hậu quả pháp lý về vấn đề cấp dƣỡng

Điều 115, Luật HN&GĐ quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn như sau: Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.

Vậy thì nếu cuộc hôn nhân bị Tòa án tuyên bố là kết hôn trái pháp luật và bị hủy thì sao? Hiện nay, pháp luật không đặt ra vấn đề cấp dưỡng giữa vợ và

57

chồng khi cuộc hôn nhân bị Tòa án tuyên bố hủy kết hôn trái pháp luật. Việc pháp luật không đặt ra vấn đề cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi kết hôn trái pháp luật bị hủy là phù hợp với nguyên tắc và quan điểm làm luật của Nhà nước ta. Bởi vì khi kết hôn trái pháp luật tức là cuộc hôn nhân đó không hợp pháp, không được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ nên nhiều vấn đề trong đó có vấn đề cấp dưỡng giữa vợ và chồng không được đặt ra.

Tuy nhiên, trên thực tế khi kết hôn trái pháp luật bị Tòa tuyên hủy và hai bên nam nữ phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến những người trong cuộc đặc biệt là người phụ nữ đặc biệt là những trường hợp kết hôn trái pháp luật do bị cưỡng ép, bị lừa dối. Bởi vậy vấn đề đặt ra là nên chăng cần có những quy định cụ thể về cấp dưỡng giữa hai bên nam nữ khi việc kết hôn trái pháp luật do bị cưỡng ép, lừa dối bị hủy. Người phụ nữ là người yếu thế hơn và chịu nhiều thiệt thòi hơn so với đàn ông. Để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho người phụ nữ, nên chăng pháp luật cần có sự điều chỉnh về vấn đề cấp dưỡng giữa vợ và chồng trong trường hợp kết hôn trái pháp do bị cưỡng ép, lừa dối luật bị hủy. Điều này giúp cho người phụ nữ có thêm sự hỗ trợ để có thể lấy lại sự cân bằng và thích nghi tốt hơn với cuộc sống và điều này cũng thể hiện sự linh hoạt và tính nhân văn của pháp luật.

2.2.5. Hậu quả pháp lý đối với ngƣời thứ ba ngay tình

Giả thiết được hình dung như sau: một trong hai bên kết hôn trái pháp luật xác lập với người thứ ba một giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. Người thứ ba không biết và không thể biết rằng người cùng giao dịch ở trong tình trạng kết hôn trái pháp luật. nghĩa vụ của người kết hôn trái pháp luật chưa đến hạn thực hiện thì việc kết hôn bị hủy. Trường hợp này sẽ được giải quyết như thế nào? Điều 133, Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về bảo vệ người thứ ban ngay tình như sau:

58

1. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 167 của Bộ luật này.

2. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.

Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa. 3. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều này nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại.

Từ quy định của Bộ luật dân sự 2015, có thể hiểu rằng giao dịch dân sự với người thứ ban ngay tình vẫn được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên quy định tại Điều 133, Bộ luật dân sự 2015 chỉ quy định về các điều kiện để giao dịch với người thứ ba có hiệu lực chứ chưa quy định cụ thể về nghĩa vụ của các bên đối với người thứ ban ngay tình, đặc biệt là trong trường hợp việc kết hôn trái pháp luật bị Tòa án tuyên hủy.

Nếu hôn nhân được duy trì thì người thứ ba có quyền yêu cầu bất kỳ người nào trong hai người kết hôn thực hiện toàn bộ nghĩa vụ, như một người có nghĩa vụ liên đới. Luật pháp không trả lời liệu tình trạng liên đới vẫn tiếp tục tồn tại sau khi việc kết hôn bị hủy. Trong suy nghĩ phù hợp với đạo lý, người thứ ba trong giả thiết phải tiếp tục có quyền yêu cầu đối với người không trực tiếp xác lập nghĩa vụ, như là một người có nghĩa vụ liên đới.

Cả trong trường hợp biết hoặc buộc phải biết việc kết hôn trái pháp luật, nhưng trong điều kiện không có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật, người thứ ba cũng cần phải được bảo vệ một khi hôn nhân bị hủy.

59

Ví dụ, hôn nhân được xác lập do bị cưỡng ép, người thứ ba cho rằng đó là chuyện riêng của người khác, không muốn( đúng ra là không thể) can thiệp và vẫn xác lập giao dịch với một trong hai người nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình, hôn nhân bị hủy vẫn nên thừa nhận người thứ ba luôn có được hai người có nghĩa vụ liên đới đối với mình. Tuy nhiên, hiện nay trong Luật HN&GĐ mới có quy định về hậu quả pháp lý về nhân thân, về tài sản và về quan hệ với con cái mà chưa có quy định hậu quả pháp lý đối với người thứ ba ngay tình. Điều này gây ra sự thiệt thòi cho người thứ ba, đồng thời cũng tạo ra những khó khăn cho cơ quan Nhà nước khi giải quyết những tranh chấp xảy ra trên thực tế.

Như vây, hiện nay pháp luật chưa quy định một cách đầy đủ về giải quyết hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật đối với người thứ ba ngay tình. Điều này gây ra những thiệt thòi cho người thứ ba, đồng thời cũng gây ra không ít khó khăn cho các cơ quan Nhà nước trong quá trình thực thi và áp dụng pháp luật. Tác giả cho rằng, pháp luật cần phải có quy định cụ thể hơn nữa để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người thứ ba ngay tình, góp phần đảm bảo sự công bằng trong xã hội và thể hiện sự công minh của pháp luật.

2.3 Đƣờng lối xử lý cụ thể các trƣờng hợp kết hôn vi phạm các điều kiện kết hôn theo luật định kiện kết hôn theo luật định

2.3.1. Đƣờng lối xử lý một số trƣờng hợp cụ thể

Nói về phương hướng xử lý hôn nhân trái pháp luật thì Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ

60

hôn nhân đó. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này [14, Điều 11].

Quy định này không phải là mới nhưng lần đầu tiên được luật hóa đưa thẳng vào Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 mà ở Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 chưa được đưa vào. Đây cũng là một quy định tiến bộ, mang tính nhân văn rất cao bởi vì khi các bên đã đủ điều kiện kết hôn, các yếu tố cấu thành nên cuộc hôn nhân trái pháp luật không còn thì việc tuyên bố hủy hôn nhân trái pháp luật không còn ý nghĩa nên Tòa án không ra quyết định đối với trường hợp như vậy là điều hoàn toàn phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn cuộc sống, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được thực hiện một cách đầy đủ nhất.

Ví dụ: Anh A đe dọa sẽ giết chị B nếu chị B không đồng ý kết hôn với anh A. Chị B vì quá sợ hãi nên đồng ý kết hôn với anh A. Tuy nhiên sau một thời gian chung sống thì chị B được anh A quan tâm, chăm sóc, lo lắng, yêu vợ thương con và những lo lắng và sợ hãi trước đấy của chị B không còn nữa. Bởi thế mặc dù hôn nhân ban đầu là do ép buộc nhưng sau đó hai người đã sống hòa thuận, hạnh phúc thì cuộc hôn nhân không bị coi là hôn nhân trái pháp luật nữa.

Tuy nhiên Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 còn quy định vấn đề này khá chung chung nên nhà làm luật đã quy định cụ thể hơn tại khoản 2, điều 4, Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình, cụ thể được chia thành một số trường hợp sau:

Thứ nhất, Nếu hai bên kết hôn cùng yêu cầu Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án quyết định công nhận quan hệ hôn nhân đó kể từ thời điểm các bên kết hôn có đủ điều kiện kết hôn. Đối với trường hợp này thì hai

61

bên được coi là có đủ điều kiện kết hôn khi đã đủ tuổi kết hôn, hành vi lừa dối kết hôn, cưỡng ép kết hôn không còn nữa, các bên không nằm trong trường hợp cấm kết hôn. Tuy nhiên, quy định này chỉ áp dụng được với trường hợp kết hôn vi phạm sự tự nguyện, vi phạm độ tuổi, kết hôn với người đang có vợ hoặc có chồng, kết hôn với người mất năng lực hành vi dân sự mà không thể áp dụng đối với trường hợp kết hôn giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời, giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi, giữa những người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng, giữa những người có cùng giới tính. Bởi vì những quan hệ về nuôi dưỡng, về huyết thống là không thể thay đổi và mất đi nên sẽ không bao giờ có đủ điều kiện kết hôn. Và trong những trường hợp như vậy thì Tòa án sẽ ra quyết định hủy hôn nhân trái pháp luật.

Thứ hai, Nếu một hoặc hai bên yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật hoặc có một bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân hoặc có một bên yêu cầu ly hôn còn bên kia không có yêu cầu thì Tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật. Đối với trường hợp này, khi cuộc hôn nhân trái pháp luật mà một hoặc hai bên yêu cầu hủy hôn nhân trái pháp luật hoặc yêu cầu lý hôn tức là cuộc hôn nhân đó đã đổ vỡ nên Tòa án sẽ ra quyết định hủy hôn nhân

Một phần của tài liệu Hậu quả pháp lý của việc hủy hôn nhân trái pháp luật theo luật hôn nhân gia đình năm 2014 (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)