Kết hôn khi một hoặc cả hai bên bị mất năng lực hành vi dân sự

Một phần của tài liệu Hậu quả pháp lý của việc hủy hôn nhân trái pháp luật theo luật hôn nhân gia đình năm 2014 (Trang 37 - 41)

Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định:

Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định [12, Điều 22].

32

năm 2014 thì “không bị mất năng lực hành vi dân sự” là một trong những điều kiện kết hôn mà hai bên nam, nữ phải tuân theo. Như vậy, một người sẽ không được quyền kết hôn khi có quyết định của Tòa án tuyên bố người đó bị mất năng lực hành vi dân sự.

Từ quy định của pháp luật nêu ở trên, có thể thấy rằng căn cứ xác định một cá nhân không đủ điều kiện kết hôn do mất năng lực hành vi dân sự là khi có quyết định của Tòa án tuyên bố rằng người đó bị mất năng lực hành vi dân sự. Như vậy, khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà

không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình mà chưa có (hoặc không

có) quyết định của Tòa án tuyên bố người đó bị mất năng lực hành vi dân sự thì người đó vẫn được xác định là người có năng lực hành vi dân sự bình thường và vẫn đủ điều kiện kết hôn theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Như thế liệu rằng có gây ra sự thiệt thòi cho người nhận lời kết hôn với người bị mất năng lực hành vi dân sự nhưng chưa có (hoặc không có) quyết định của Tòa án. Sở dĩ luật hôn nhân và gia đình quy định như vậy nhằm tôn trọng và đảm bảo quyền tự do kết hôn của mỗi công dân, công dân phải có quyền lựa chọn và đưa ra quyết định về việc kết hôn của mình. Tuy nhiên người bị mất năng lực hành vi dân sự không thể bày tỏ ý chí, nguyện vọng của mình, do đó rất khó xác định được sự tự nguyện khi kết hôn nên họ không được phép xác lập quan hệ hôn nhân.

Bên cạnh đó, việc Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 không cho phép người bị mất năng lực hành vi dân sự kết hôn còn nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của những người có liên quan. Bởi vì khi xác lập quan hệ hôn nhân, hai bên nam, nữ phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với nhau và các nghĩa vụ đối với những người liên quan như cha mẹ, con cái. Điều này dường như là vượt quá khả năng của một người bị mất năng lực hành vi dân sự, bởi những người mất năng lực hành vi dân sự họ không thể tự mình điều

33

khiển nhận thức và hành vi của mình nên không thể nhận thức được quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia quan hệ hôn nhân. Điều này gây ra sự thiệt thòi rất lớn cho những người có liên quan như vợ hoặc chồng của người bị mất năng lực hành vi dân sự, con cái.

Thêm vào đó, mục đích của hôn nhân là nhằm xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. Tuy nhiên, nếu như cho phép người bị mất năng lực hành vi dân sự kết hôn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của những thành viên khác trong gia đình. Một điều nữa không thể không nói tới đó là dưới góc độ y học, tâm thần là một loại bệnh có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Điều này sẽ gây ra sự ảnh hưởng không tốt cho những đứa trẻ có cha hoặc mẹ bị mất năng lực dân sự. Hơn thế nữa nó còn ảnh hưởng không tốt cho gia đình và xã hội, gây ra nguy cơ đe dọa chất lượng dân số.

Như vậy, việc Luật hôn nhân và gia đình quy định “không bị mất năng

lực hành vi dân sự” là một trong những điều kiện kết hôn là điều cần thiết.

Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng pháp luật vào thực tiễn cuộc sống, quy định này cũng đã bộc lộ một số những hạn chế, bất cập. Những hạn chế, bất cập này thể hiện ở hai điểm sau:

Một là, thực tiễn cho thấy, nhiều người mắc bệnh tâm thần không có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi nhưng vẫn tiến hành kết hôn. Bởi vì theo quy định của pháp luật hiện hành thì phải có quyết định của Tòa án tuyên bố người đó bị mất năng lực hành vi dân sự thì mới không được đăng kí kết hôn. Mà không phải trường hợp nào người mắc bệnh tâm thần không có khả năng nhận thức và điều khiển hành vì cũng có quyết định của Tòa án nên họ vẫn tiến hành kết hôn như bình thường.

Hai là, thực tiễn cũng cho thấy, không có trường hợp nào cha, mẹ của người bị mắc bệnh tâm thần mà lại yêu cầu Tòa án tuyên bố con mình bị mất năng lực hành vi dân sự để cho con mình không được quyền kết

34

hôn. Bởi thế, đây là một điểm bất cập rất lớn làm cho quy định này trong Bộ luật dân sự và trong điểm c, khoản 1, điều 8, Luật hôn nhân và gia đình trở nên kém tính khả thi hơn.

Ba là, trong thực tế cũng có một số trường hợp mà một cá nhân biết một người mắc bệnh tâm thần không có khả năng điều khiển nhận thức và hành vi nhưng vì yêu thương và cảm thông nên vẫn đồng ý kết hôn. Hoặc thực tế có những người mắc bệnh rối loạn tâm thần nhưng không tới mức không nhận thức và điều khiển được hành vi, do đó họ muốn xây dựng quan hệ hôn nhân để có chỗ dựa về mặt tinh thần trong cuộc sống nhưng mà họ lại không được quyền kết hôn. Điều này cho thấy khi đưa pháp luật vào áp dụng trong thực tiễn nếu áp dụng một cách máy móc, thiếu tính linh hoạt sẽ tạo ra những bất cập gây ảnh hưởng đến tính nhân văn của pháp luật. Bởi thế cần có sự điều chỉnh phù hợp hơn đối với quy định này.

Từ sự phân tích một số bất cập, hạn chế nêu trên, tôi cho rằng nên chăng chúng ta cần bổ sung quy định yêu cầu có Giấy khám sức khỏe của cơ sở y tế là điều kiện bắt buộc khi kết hôn. Bởi vì, việc phát hiện một người bị mắc bệnh tâm thần không có khả năng điều khiển nhận thức và hành vi bằng mắt thường là rất khó. Nếu giao nhiệm vụ đó cho các cán bộ tư pháp ở chính quyền địa phương đảm nhận dường như là một nhiệm vụ nặng nề và có tính khả thi không cao, thậm chí có thể dẫn tới tình trạng cán bộ tư pháp dựa vào quy định này của pháp luật để sách nhiễu, gây khó khăn cho công dân. Trong khi đó, nếu quy định Giấy khám sức khỏe là yêu cầu bắt buộc, là một trong những điều kiện kết hôn vừa đảm bảo tính minh bạch, công bằng, dễ thực hiện và có tính khả thi cao.

Từ phân tích trên đây, tôi cho rằng cần phải có những điều chỉnh nhằm giải quyết triệt để hơn vấn đề này để đảm bảo cho các quyền và lợi ích chính đáng của công dân được tôn trọng và bảo vệ. Nếu như vẫn duy trì

35

quy định người “không bị mất năng lực hành vi dân sự” là một trong những điều kiện kết hôn thì cần phải quy định một cách chi tiết, cụ thể những trường hợp có dấu hiệu bị mất năng lực hành vi dân sự. Như vậy, quy định “người không bị mất năng lực hành vi dân sự” của Luật hôn nhân và gia đình là một trong những điều kiện kết hôn là quy định cần thiết, phù hợp với quy luật của tự nhiên và phù hợp với thực tiễn cuộc sống, góp phần xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.

Một phần của tài liệu Hậu quả pháp lý của việc hủy hôn nhân trái pháp luật theo luật hôn nhân gia đình năm 2014 (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)