Kết hôn giữa những người cùng giới tính

Một phần của tài liệu Hậu quả pháp lý của việc hủy hôn nhân trái pháp luật theo luật hôn nhân gia đình năm 2014 (Trang 53)

Về vấn đề hôn nhân giữa những người có cùng giới tính, Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 chỉ quy định con trai, con gái, được quyền kết hôn, không nói đến việc quy định kết hôn giữa những người có cùng giới tính với nhau, cũng không cấm kết hôn giữa những người có cùng giới tính. Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 cũng chỉ quy định quyền kết hôn giữa nam và nữ mà không quy định thừa nhận hay cấm kết hôn giữa những người có cùng giới tính. Tuy nhiên, tại Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, hôn nhân giữa những người cùng giới tính bị coi là một trong những hành vi bị cấm kết hôn. Nhưng đến Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Nhà nước không

thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính” [14, Điều 8, Khoản 2].

48

hành vi bị cấm nhưng hành vi này không được Nhà nước thừa nhận và bị coi là hôn nhân trái pháp luật.

Căn cứ của quy định này là bởi bản chất của hôn nhân là sự liên kết giữa một người nam và một người nữ nhằm xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, bền vững. Và một trong những chức năng quan trọng của gia đình đó là chức năng duy trì nòi giống. Mà hôn nhân giữa những người có cùng giới tính thì không đảm bảo được chức năng này. Thêm vào đó, dưới góc độ xã hội, việc xác lập quan hệ hôn nhân giữa những người cùng giới tính không phù hợp với đạo đức, truyền thống, phong tục, tập quán của người Việt Nam. Khi bàn về việc có nên thừa nhận hôn nhân đồng tính hay không, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phùng Trung Tập cũng cho rằng:

Thừa nhận hôn nhân đồng tính không dựa vào kinh tế mà dựa vào tính loài, sinh con, đẻ cái. Gia đình là tế bào của xã hội, trong đó có quan hệ hôn nhân và quan hệ nuôi dưỡng. Vậy nên đứng từ dân trí, văn hóa, quan điểm sống, trật tự xã hội... của nước ta hiện nay, tôi cho rằng chưa nên thừa nhận hôn nhân đồng tính [28]. Thực vậy, bởi quan hệ hôn nhân giữa những người đồng tính không chỉ chi phối cuộc sống của bản thân những người đồng tính mà còn ảnh hưởng tới những người có liên quan. Trong khi đó chúng ta chưa có những nghiên cứu, những hiểu biết thấu đáo về người đồng tính, về quan hệ tình dục của người đồng tính để phân biệt đâu là đồng tính thật đâu là đồng tính giả thì chưa nên thừa nhận quan hệ hôn nhân giữa những người đồng tính.

Nhìn ra thế giới, tính đến tháng 4, năm 2013 có 14 quốc gia và 23 vùng lãnh thổ chấp nhận hôn nhân đồng tính; 18 quốc gia và 17 vùng lãnh thổ chấp nhận người đồng tính chung sống dưới hình thức kết hợp dân sự; có 03 quốc gia chấp nhận người đồng tính chung sống không có đăng ký; và có trên 80 quốc gia xem đồng tính là tội phạm ở các mức độ khác nhau [29]. Như vậy có

49

thể thấy rằng, cùng là vấn đề hôn nhân giữa những người đồng tính nhưng mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ lại có những quan niệm khác nhau và pháp luật cũng điều chỉnh theo những hướng khác nhau.

Trong những năm gần đây, ở Việt Nam chúng ta đã xuất hiện một số trường hợp một số người đồng tính tổ chức đám cưới, và mong muốn xác lập quan hệ hôn nhân. Tuy nhiên, hành vi này chỉ chiếm con số rất nhỏ bởi vì những người đồng tính rất khó để “qua mặt” cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nên họ thường chọn cách sống chung như vợ chồng mà không tiến hành đăng ký kết hôn.

Từ việc nhìn nhận dưới góc độ pháp luật cũng như từ thực tiễn, tôi nhận thấy rằng: về mặt pháp luật mà nói thì những gì mà pháp luật không cấm thì công dân được quyền làm, mà ở đây pháp luật chỉ quy định là “không thừa

nhận” chứ không “cấm” hay nói cách khác "cấm" kết hôn đồng giới tức là

một cặp đồng tính xin đăng ký kết hôn có thể bị phạt, còn "không thừa nhận"

có nghĩa Nhà nước không can thiệp vào việc họ sống chung, họ chỉ bị từ chối khi xin đăng ký kết hôn chứ không bị phạt. Đây được coi là một bước tiến lớn về vấn đề hôn nhân đồng giới trong Pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam. Và đây cũng chính là “bước đệm tích cực” trong tiến trình công nhận hôn nhân đồng giới ở Việt Nam. Tuy nhiên, đây vẫn là một vấn đề nhạy cảm nên pháp luật cũng cần có lộ trình phù hợp để thay đổi từng bước tương tự như một số quốc gia trên thế giới đã làm.

Mặc dù đây là một bước tiến lớn trong pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, nhưng mà việc không cấm cũng không thừa nhận quan hệ hôn nhân đồng tính cũng gây ra những khó khăn không nhỏ cho bản thân những người đồng tính cũng như cho các cơ quan quản lý Nhà nước. Vấn đề đặt ra ở đây là cần có cơ chế quản lý đối với những người đồng tính và chúng ta cần học hỏi các quốc gia khác để đưa ra cơ chế quản lý phù hợp.

50

đình (Domestic partnership); kết đôi có đăng ký (Registered partnership); kết hợp dân sự (civil union). Nhìn chung các mối quan hệ pháp lý sống chung giữa những người đồng tính thường được chia làm ba nhóm chính, cụ thể như sau:

Thứ nhất: công nhận quan hệ hôn nhân đồng tính. Tức là những

người đồng tính có quyền đăng ký kết hôn với cơ quan Nhà nước, có các quyền và nghĩa vụ đối với nhau và được Nhà nước công nhận và bảo vệ như những cuộc hôn nhân bình thường khác. Những nước áp dụng cơ chế này như Tây Ban Nha, Iceland, Đan Mạch, Pháp, Thụy Điển.... Tuy nhiên, như phân tích ở trên thì ở thời điểm này, giải pháp này chưa phù hợp với tình hình nước ta hiện nay.

Thứ hai: kết đôi có đăng ký. Đây là hình thức kết đôi có đăng ký với

cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và được cấp Giấy chứng nhận kết đôi có đăng ký hoặc một tên gọi khác tương tự. Chế định này cho phép các cặp đôi đồng tính chung sống với nhau và vẫn có các quyền và nghĩa vụ đối với nhau. Hình thức kết đôi có đăng ký là mô hình kỹ thuật lập pháp “tách biệt nhưng

bình đẳng” (separate but equal) với ý tưởng không đụng chạm đến những chế

định truyền thống, nhạy cảm mà vẫn tạo ra sự công bằng cho tất cả mọi người một cách hợp pháp. Trên thế giới đã có một số quốc gia áp dụng cơ chế này như Bỉ, Đức, Vương quốc Anh, Thụy Sỹ, Phần Lan... Đây là một cơ chế có nhiều điểm phù hợp với Việt Nam chúng ta bởi cơ chế này vừa đáp ứng nhu cầu sống chung của các cặp đôi đồng tính vừa đảm bảo các quyền lợi dân sự của những người đồng tính, tránh cho những người đồng tính bị xâm phạm quyền con người, đồng thời thể hiện sự hiện đại hóa trong quan điểm lập pháp và tạo nên sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế. Thiết nghĩ, chúng ta cũng cần nghiên cứu để có những điều chỉnh sao cho phù hợp.

Thứ ba: Sống chung không đăng ký kết hôn. Đây là hình thức kết đôi

51

nước. Chế định này áp dụng cho cả các cặp đồng giới và khác giới. Hai người sống chung trong trường hợp này có một số quyền lợi và nghĩa vụ hạn chế liên quan tới tài sản, nhân thân. Tuy nhiên các quyền lợi nghĩa vụ đó cũng chỉ phát sinh khi họ đã chung sống với nhau một khoảng thời gian theo luật định. Đây là hình thức đang hiện hữu trong đời sống xã hội nói chung cũng như trong cộng đồng những người đồng tính nói riêng. Và đây là hình thức không phù hợp với nước ta hiện nay và gây ra nhiều hệ quả không tốt cho xã hội và chúng ta cũng cần có những cơ chế phù hợp để nhằm hạn chế việc sống chung như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn.

Như vậy, theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người có cùng giới tính. Vì thế, hôn nhân giữa những người có cùng giới tính vẫn bị coi là hôn nhân trái pháp luật. Tuy nhiên, như phân tích ở trên, đây là một bước tiến lớn và là một bước đệm quan trọng góp phần từng bước công nhận quan hệ hôn nhân đồng giới.

2.2. Hậu quả pháp lý của việc hủy hôn nhân trái pháp luật

2.2.1. Hậu quả về mặt nhân thân

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về hậu quả pháp lý của việc hủy hôn nhân trái pháp luật như sau: “Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì

hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng” [14, Điều 12, Khoản 1].

Như vậy, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định rõ ràng về hậu quả pháp lý của việc hủy hôn nhân trái pháp luật đối với quan hệ nhân thân đó là hai bên nam, nữ “phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng”.

Về nguyên tắc, khi cuộc hôn nhân bị coi là hôn nhân trái pháp luật thì sẽ không được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ. Do vậy, từ khi hai bên nam, nữ bắt đầu quan hệ sống chung như vợ chồng tới thời điểm bị Tòa án tuyên bố hủy kết hôn trái pháp luật thì hai người chưa phát sinh và tồn tại quan hệ vợ

52

chồng hợp pháp. Khi Tòa án tuyên bố hủy hôn nhân trái pháp luật thì quan hệ như vợ chồng giữa hai bên nam, nữ bị buộc phải chấm dứt. Nếu trước khi bị Tòa án tuyên bố hủy hôn nhân trái pháp luật mà các bên nam, nữ đã có thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với nhau thì tới khi bị Tòa án tuyên bố hủy hôn nhân trái pháp luật thì các quyền và nghĩa vụ giữa hai bên nam, nữ đối với nhau cũng bị chấm dứt.

Về lý luận thì hai bên nam nữ sẽ phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng sau khi có quyết định của Tòa án. Tuy nhiên, trên thực tiễn đôi khi lại không như vậy, việc chấm dứt quan hệ nhân thân là rất khó thực hiện. Thực tế xuất hiện nhiều trường hợp sau khi có quyết định của Tòa án tuyên bố hủy hôn nhân trái pháp luật nhưng hai bên nam, nữ vẫn duy trì quan hệ tình cảm với nhau, vẫn yêu thương chăm sóc lẫn nhau (trừ những cuộc hôn nhân do bị lừa dối kết hôn, bị cưỡng ép kết hôn). Điều này xảy ra là bởi vì quan hệ nhân thân là quan hệ tình cảm với nhau, đem lại cho các bên những lợi ích về tình cảm, những lợi ích thuộc về giá trị tinh thần. Do đó việc yêu cầu hai bên nam, nữ phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng là rất khó thực hiện bằng một văn bản hay một mệnh lệnh hành chính. Một lý do khác nữa là, mặc dù là hôn nhân trái pháp luật nhưng ngoài hai bên nam nữ ra còn có những người liên quan như gia đình, bạn bè, người thân tác động. Thêm vào đó, hiện nay pháp luật cũng chưa có chế tài nào đủ mạnh để buộc hai bên nam, nữ phải chấm dứt quan hệ nhân thân đối với nhau nên việc chấm dứt quan hệ nhân thân giữa các bên vẫn chủ yếu do ý chí tự nguyện thực hiện của các bên.

2.1.2. Hậu quả về tài sản

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 16 của

Luật này” [14, Điều 12, Khoản 3]. Và tại Luật hôn nhân và gia đình năm

2014 quy định:

53

sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập [14, Điều 16].

Từ quy định trên có thể thấy pháp luật đưa ra phương pháp xử lý tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng trong trường hợp kết hôn trái pháp luật sẽ được giải quyết như trường hợp nam nữ sống chung như vợ chồng chứ không được xử lý như đối với trường hợp ly hôn. Điều này thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật và cũng phù hợp với những nguyên tắc về lý luận. Bởi vì, về mặt nguyên tắc, khi kết hôn trái pháp luật tức là cuộc hôn nhân đó không được Nhà nước thừa nhận nên việc kết hôn trái pháp luật đó chỉ được coi là một sự kết hợp về dân sự chứ chưa phải là quan hệ hôn nhân hợp pháp nên việc giải quyết vấn đề về tài sản sẽ được giải quyết như đối với những quan hệ dân sự thông thường. Mà trong quan hệ dân sự thì sự thỏa thuận là ưu tiên hàng đầu để giải quyết các tranh chấp dân sự nên trong trường hợp này Luật hôn nhân và gia đình cũng ưu tiên “giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên”. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận thì sẽ giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác có liên quan.

Điều đó có nghĩa là tài sản riêng của ai thì sẽ là sở hữu của người đó nhưng người có tài sản riêng phải có nghĩa vụ chứng minh tài sản riêng đó là tài sản riêng của mình. Việc chứng minh có thể bằng sự công nhận của bên kia hoặc bằng các giấy tờ xác nhận quyền sở hữu riêng của mình (các văn bản, di chúc hoặc bằng các chứng cứ khác chứng tỏ tài sản đó là tài sản riêng

54

của bên nam, nữ). Nếu họ không chứng minh được thì tài sản đó được xác định là tài sản chung. Đối với tài sản chung thì sẽ ưu tiên chia theo thỏa thuận của các bên. Nếu không có sự thỏa thuận giữa các bên thì Tòa án sẽ xử giải quyết. Và khi Tòa án giải quyết phải tính đến công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập. Bởi đây là đối tượng thường gặp nhiều khó khăn hơn về kinh tế, về tình cảm sau khi hôn nhân họ bị hủy. Vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của của phụ nữ và trẻ em luôn được pháp luật quan tâm và đặt lên hàng đầu.

Bên cạnh đó, đối với trường hợp hủy kết hôn trái pháp luật thì vấn đề cấp dưỡng giữa vợ và chồng cũng không được đặt ra. Bởi vì là kết hôn trái pháp luật nên cuộc hôn nhân đó không được Nhà nước thừa nhận là vợ chồng hợp pháp. Hôn nhân trái pháp luật bị hủy gây ra rất nhiều khó khăn cho người phụ nữ về kinh tế, về đời sống tình cảm. Mà pháp luật lại không quy định vấn đề cấp dưỡng trong trường hợp kết hôn trái pháp luật. Thiết nghĩ mặc dù là hôn nhân trái pháp luật, nhưng để bảo vệ quyền lợi cho họ, nhất là trường hợp bị lừa dối kết hôn hoặc bị cưỡng ép kết hôn, gặp khó khăn trong cuộc sống và khi họ có yêu cầu cấp dưỡng, pháp luật cần có quy định về một mức cấp dưỡng nào đó hoặc trao quyền cho Tòa án căn cứ vào khả năng kinh tế của bên kia để quyết định mức cấp dưỡng.

2.2.3. Hậu quả về quan hệ giữa cha mẹ và con

Một phần của tài liệu Hậu quả pháp lý của việc hủy hôn nhân trái pháp luật theo luật hôn nhân gia đình năm 2014 (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)