2.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
Công ty TNHH XD và TM Việt Dũng là một đơn vị độc lập, thống nhất và có tư cách pháp nhân đầy đủ quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hoạt đông tài chính, đơn vị hoạt động quản lý theo cơ chế 1 cấp quản lý, có quy mô vừa, hoạt động tập trung về mặt không gian và mặt bằng kinh doanh, có kỷ thật xử lý thông tin nhanh chóng. Các hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra hằng ngày, đội ngũ kế toán lành nghề. Do đó đơn vị áp dụng hình thức tổ chức
bộ máy kế toán tập trung hay còn gọi là tổ chức kế toán một cấp. Tính tập trung thể hiện như sau: Công ty hình thành một phòng kế toán các nhân viên trong phòng chịu sự quản lý trực tiếp của một kế toán trưởng. toàn Công ty chỉ mở một sở kế toán, tổ chức một bộ máy kế toán để thực hiện tất cả các giai đoan hoạch toán ở mọi phần hành kế toán. Phòng kế toán tập trung của đơn vị thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ thu thập, ghi sổ lập báo cáo, xử lý thông tin trên hệ thống báo cá, phân tích tính tổng hợp của đơn vị. các đơn vị trực thuộc không mở sổ sách và hình thành bộ máy nhân sự riêng mà chỉ thực hiện hoạch toán ban đâu theo chế độ báo sổ. (Thu thập chứng từ, Kiểm tra và xử lý sơ bộ chứng từ, lập báo cáo gửi về phòng kế toán). Bộ máy kế toán của Công ty khá đơn giản bao gồm một kế toán trưởng và năm kế toán phân hành.
Sơ đồ 1.3 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
- Kế toán trưởng: Là người giúp giám đốc về mặt tài chính, có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty, đảm bảo bộ máy gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả.
- Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ theo dõi tổng hợp các hoạt động kế toán từ các đơn vị sản xuất hoặc có nhiệm vụ phụ trợ các kế toán khác. Tổng hợp chi phí sản xuất, tính giá thành công tác xây lắp các công trình.
- Kế toán thanh toán: là người chịu trách nhiệm thanh toán với khách hàng về các khoản công nợ, các khoản tạm ứng, các khoản phải thu, phải trả.
- Kế toán vật tư – công nợ: Có nhiệm vụ theo dõi hạch toán vật liệu, đối chiếu vật tư đưa vào sử dụng thực tế so với định mức vật tư trong dự toán của từng công trình, đồng thời có chức nhiệm vụ đối chiếu công nợ giữa các đội thi công, giữa khách hàng với công ty và hàng tháng báo cáo tình hình công nợ cho kế toán trưởng và ban lãnh đạo công ty.
- Kế toán TSCĐ - Ngân hàng: Có nhiệm vụ ghi chép và phản ánh giá trị tài sản cố định hiện có, tình hình biến động của tài sản cố định. Đồng thời giao dịch với Ngân hàng để vay vốn, làm thủ tục bảo lãnh tín dụng, cam kết dự thầu có liên quan đến Ngân hàng.
- Thủ quỹ: Có nhiệm vụ quản lý tiền mặt, ngân phiếu của Công ty. Căn cứ vào các phiếu thu, phiếu chi kèm theo các chứng từ hợp lệ để nhập, xuất vào sổ quỹ kịp thời theo nguyên tắc cập nhật.
- Kế toán đội: Có nhiệm vụ thống kê các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở các đội, công trình, gửi về cho phòng kế toán nhanh chóng, kịp thời và chính xác để phòng kế toán tập hợp, xử lý số liệu và vào sổ sách liên quan.
2.1.4.2. Hình thức kế toán áp dụng tại công ty.
Chứng từ kế toán là chứng minh bằng giấy tờ về nghiệp vụ kinh tế phát sinh và thực sự hoàn thành, làm cơ sở ghi sổ kế toán.
Công ty vận dụng chế độ chứng từ kế toán theo Quyết định số: 48/2006/Q Đ - TC ngày 14/9/2006 của Bộ tài chính về chế độ kế toán.
Một số chứng từ mà kế toán công ty thường sử dụng là: + Phiếu nhập kho.
+ Phiếu xuất kho. + Hóa đơn GTGT.
+ Giấy xin thanh toán tiền, thanh toán tiền tạm ứng. + Hợp đồng giao khoán.
+ Giấy báo Nợ, báo Có của Ngân hàng. + Phiếu thu, phiếu chi.
+ Bảng chấm công, Bảng chấm công làm thêm giờ, bảng thanh toán tiền lương, bảng phân bổ tiền lương.
+ Bảng trích khấu hao TSCĐ.
Vận dụng chế độ sổ sách tại công ty.
Sổ kế toán là những tờ sổ được xây dựng theo mẫu quy định, dùng để ghi chép và hệ thống hóa thông tin kế toán trên cơ sở số liệu từ các chứng từ kế toán, phục vụ cho công tác lãnh đạo, quản lý kinh tế và lập báo cáo tài chính.
Công ty chưa sử dụng phần mềm kế toán nên việc hạch toán kế toán thủ công còn khó khăn, mất nhiều thời gian.
Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức số kế toán chứng từ ghi sổ. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ là căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là Chứng từ ghi sổ.
Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:
- Ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. - Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái.
Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ được đánh dấu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.
Ghi chú:
Ghi hàng ngày Ghi định kỳ Đối chiếu 2.1.4.3. Các chính sách kế toán áp dụng tại công ty.
Các nguyên tắc kế toán áp dụng chung tại công ty:
- Nguyên tắc thống nhất - Nguyên tắc phù hợp - Nguyên tắc chuẩn mực
- Nguyên tắc tiết kiệm và hiểu quả
Cụ thể:
+ Niên độ kế toán: 1 năm từ ngày 1/1 đến ngày 31/12. + Hình thức kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ Sổ quỹ tiền mặt Chứng từ gốc Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Chứng từ
ghi sổ toán chi tiếtSổ (thẻ) kế
Sổ cái hợp chi tiếtBảng tổng
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
+ Công ty thực hiện nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. + Kiểm kê hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên
+ Phương pháp khấu hao TSCĐ: khấu hao theo phương pháp đường thẳng.
2.2.Tình hình thực tế về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty.
2.2.1.Chi phí sản xuất và tính giá thành xây lắp tại công ty.
2.2.1.1.Nội dung cấu thành chi phí sản xuất tại công ty.
Mỗi công trình hay HMCT từ khi khởi công đến khi hoàn thành bàn giao, thanh quyết toán đều được mở riêng một sổ chi tiết CPSX để tập hợp CPSX thực tế phát sinh cho công trình hay HMCT đó, đồng thời cũng để tính giá thành công trình hay HMCT đó.
Căn cứ số liệu để định khoản và ghi sổ này là từ các bảng tổng hợp chứng từ gốc phát sinh cùng loại mỗi tháng và được chi tiết theo các khoản mục sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. - Chi phí nhân công trực tiếp. - Chi phí sử dung máy thi công. - Chi phí sản xuất chung.
Cuối mỗi quý từ các sổ chi tiết CPSX được tập hợp theo từng tháng, kế toán tiến hành lập bảng tổng hợp CPSX cả quý.
Việc tập hợp CPSX theo phương pháp này tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính giá thành sản phẩm dễ dàng. Các chi phí được tập hợp hàng tháng theo các khoản mục chi phí trên.
Do vậy, khi công trình hoàn thành và bàn giao, kế toán chỉ việc tổng cộng các CPSX ở các tháng từ lúc khởi công đến khi hoàn thành bàn giao sẽ được giá thành thực tế của từng công trình hay HMCT.
2.2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất tại công ty. a, Chi phí trực tiếp.
Công ty TNHH XD và TM Việt Dũng sử dụng phương pháp tập hợp CPSX trực tiếp, theo phương pháp này chi phí có liên quan trực tiếp tới công trình, HMCT nào thì tập hợp trực tiếp cho công trình đó.
b, Chi phí gián tiếp.
Các chi phí gián tiếp nếu phát sinh ở công trình nào thì hạch toán vào công trình, hạng mục đó. Riêng đối với những chi phí gián tiếp có tính chất chung toàn công ty thì cuối kỳ, kế toán tiến hành tập hợp, phân bổ cho từng công trình hay HMCT theo tiêu thức phân bổ thích hợp và thường là được phân bổ theo doanh thu.
2.2.2.Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty.
2.2.2.1.Đối tượng hạch toán chi phí, đối tượng tính giá thành tại công ty. * Đối tượng hach toán chi phí của công ty.
Đối tượng kế toán chi phí xây lắp là đối tượng kế toán chi phí sản xuất cần tập hợp nhằm đắp ứng yêu cầu kiểm tra giám sát chi phí và yêu cầu tính giá thành. Vậy việc xác định chi phí sản xuất yêu cầu đòi hỏi kế toán phải tập hợp đầy đủ các nghiệp vụ phát sinh trong từng ngày, có xác định đúng đắn kế toán tập hợp chi phí sản xuất phải phù hợp với đặc điểm tình hình hoạt động sản xuất, đặc điểm quy trình sản xuất và đắp ứng yêu cầu quản lý của công ty mới giúp đỡ tốt việc tập hợp chi phí sản xuất. Từ khâu ghi chép ban đầu, tổng hợp số liệu, tổ chức tài khoản, tổ chức tài khoản và sổ chi tiết phải tuân theo đúng đối tương kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đã xác định.
Như vậy, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: đối tượng chi phí sản xuất trong công ty TNHH XD và TM Việt Dũng, thiết kế xây dựng, các giai đoạn công nghệ xây lắp.
* Đối tượng tính giá thành: là những sản phẩm xây lắp, công việc lao vụ nhất dịnh đã hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng của quá trình xây lắp hoặc là giai đoạn cuối của một công đoạn nhất định trong quá trình xây lắp.
2.2.2.2. Phương pháp hạch toán chi phí và tính giá thành tại công ty
Do thời gian thực tập có hạn và nội dung bà viết còn hạn chế khong thể nghiên cứu hết công trông trình, hạng mục công trình nên đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu cách thức hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm của công trình Đường Mường Típ từ mốc L8 - Mốc 110. Tỉnh Nghệ An trong tháng 8/2012.
2.2.2.2.1. Kế toán tập hợp chi phí.
a, Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Tổng chi phí sản phẩm xây lắp thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm một tỷ trong lớn. Đây là những loại nguyên vật liêu cấu thành thực thể của sản phẩm, có giá trị lớn và có thể xác định một cách tách biệt rỏ ràng cụ thể cho từng công trình, HMCT. Tại Công ty TNHH XD và TM Việt Dũng, tỷ trọng này thường chiếm khoảng 60-70%. Do đó, làm tốt công tác theo dõi và quản lý xây dựng định mức, mua sắm sử dụng bảo quản, thu hồi nguyên vật liệu trực tiếp sau khi công trình hoàn thành luôn có ý nghĩa chiến lược. Bởi lẻ điều đó cho phép Công ty kiểm soát giá của công trình, HMCT một cách có hiệu quả, có biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất mà vẫn đảm bảo chất lượng các công trình, hạng mục công trình nâng cao năng lực đấu thầu và trúng thầu cũng cố sức mạnh cạnh tranh Công ty TNHH XD và TM Việt Dũng. Để thuận lợi cho việc quản lý và theo dõi vật tư, Công ty tiến hành phân loại nguyên vật liệu thành 2 loại:
- NVL chính (1521): Đây là đối tượng chủ yếu cấu thành thực thể sản phẩm của Công ty. Thuộc loại này gồm có : Xi măng, thép, gạch đá...
- NVL phụ (1522): Gồm những NVL không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất mà chỉ làm thay đổi hình dáng bề ngoài sản phẩm. Thuộc loại này gồm có: Sơn, ve, bột bả, sơn chống thấm, đinh các loại, giấy dầu.
- Tài khoản sử dụng: Kế toán tại công ty sử dụng tài khoản 1541: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, TK 1521: NVL chính; TK 1522: NVL phụ
- Chứng từ sử dụng: + Biên bản giao nhận vật tư + phiếu xuất kho
+ Hóa đơn giá trị gia tăng
Căn cứ vào định mức vật tư của công trình, HMCT đã được Phòng kỹ thuật bốc chi tiết cho từng loại vật tư sử dụng trong công trình, HMCT.
Khi đội trưởng báo cần vật tư trên lên Giám đốc điều hành, thì số vật tư này sẽ được mua và chuyển thẳng đến chân công trình.Căn cứ vào hóa đơn GTGT, đội trưởng thi công lập chứng từ “Biên bản giao nhận vật tư” với người cung cấp vật tư (biểu 2.1).
HÓA ĐƠN Mẩu số: 01GTKT3/001 GIÁ TRỊ GIA TĂNG ……..
Liên2: Số: 0000738 Ngày 1 tháng 8 Năm 2012
Đơn vị bán hàng: CÔNG TY CP XD VÀ DỊCH VỤ TM SƠN HẢI Mã số thuế: 3000387754
Địa chỉ: Số 204 - đường trần phú - TX Hồng Lĩnh – Tĩnh Hà Tĩnh Số tài khoản: 52110000009712
Điện thoại: 0393.570.099
Họ tên người mua hàng: Nguyễn Ngọc Chấn Tên đơn vị: Công ty TNHH XD và TM Việt Dũng Mã số thuế: 3000304444
Địa chỉ: Số 83, Quang Trung - Phường Nam Hồng - TX Hồng Lĩnh Số tài khoản: 10557356
Hình thức thanh toán: TM
STT Tên hàng hóa dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền
A B C 1 2 3=1x2
1 Xi măng nghi sơn Tấn 12 1.212.182 14.618.182
… ……… ………… ………… ………… ………
… ……….... ………… ………… ………… ……….
… ……….... ………… ………… ………… ……….
… ……….... ………… ………… ………… ……….
Cộng tiền hàng: 14.618.182 Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 1.461.818 Tổng cộng tiền thanh toán: 16.080.000
Số tiền Viết bằng chữ: mười sáu triệu không trăm tám mươi ngàn
Người mua hàng Người bán hàng thủ trưởng đơn vị
Biểu 2.1
Đơn vị: Công ty TNHH XD và TM Việt Dũng
Địa chỉ : số 83, Quang Trung - Phường Nam Hồng - TX Hồng Lĩnh