Ảnh hưởng của thời vụ đến đường kính thân và khả năng phân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất và chất lượng giống dong riềng DR1 tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (Trang 47 - 64)

huyn Trn Yên, tnh Yên Bái

Qua theo dõi về đường kính thân và khả năng phân nhánh của các công thức trong thí nghiệm thu được kết quả ở bảng 3.3.

Sau trồng 6 tháng (180 ngày sinh trưởng) các công thức trong thí nghiệm có đường kính thân trung bình từ 1,27 - 1,34 cm, công thức đối chứng có đường kính thân đạt 1,30 cm, công thức 1 có đường kính thân đạt 1,27 cm, công thức 3 có đường kính thân đạt 1,32 cm, công thức 4 có đường kính thân

đến đường kính thân của giống dong riềng DR 1 trên đất soi bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái ở mức tin cậy 95%.

Bảng 3.3. Ảnh hưởng của thời vụ đến đường kính thân và khả năng phân nhánh của giống dong riềng DR 1 ở giai đoạn

180 ngày sinh trưởng tại huyện Trấn Yên, năm 2014 STT Công thức Đường kính thân

(cm) Số nhánh/khóm (nhánh) 1 CT 1 1,27 10,0 2 CT 2 (Đ/C) 1,30 10,9 3 CT 3 1,32 10,5 4 CT 4 1,34 9,60 P >0,05 >0,05 CV (%) 5,9 10,1 LSD.05 ns ns

Khả năng phân nhánh của các công thức trong thí nghiệm có vai trò vô cùng quan trọng đến năng suất dong riềng, nếu phân nhánh nhiều đồng nghĩa với việc số củ/khóm tăng lên từ đó tăng về năng suất. Khi theo dõi khả năng phân nhánh của các công thức cho thấy sau trồng 6 tháng các công thức có số

nhánh/khóm dao động từ 9,60 - 10,9 nhánh/khóm, công thức đối chứng có số

nhánh/khóm đạt 10,9 nhánh/khóm. Kết quả xử lí số liệu thống kê cũng cho thấy, thời vụ không ảnh hưởng đến số nhánh của các công thức trong thí nghiệm trong giai đoạn 180 ngày sinh trưởng ở mức tin cậy 95%.

3.1.4. nh hưởng ca thi vđến độ đồng đều và tính chng đổ ca ging dong ring DR 1 ti huyn Trn Yên, tnh Yên Bái

Qua theo dõi về độ đồng đều và tính chống đổ của các công thức khác nhau trong thí nghiệm thu được kết quảở bảng 3.4.

Kết quả nghiên cứu cho thấy sau trồng 50 ngày, các công thức có độ đồng đều đạt từ điểm 7 đến điểm 9, trong đó công thức 1, 2 có độ đồng đều

đạt ở điểm 7, công thức 4, 5 có độ đồng đều đạt ở điểm 9. Giai đoạn 75 ngày sau trồng, các công thức có độđồng đều cao và đều đạt điểm 9.

Qua kết quả thấy rằng đây là giống có độ đồng đều cao, mặc dù 4 thời vụ được trồng khác nhau, mỗi thời vụ chênh nhau 20 ngày, tuy nhiên sự đồng

đều vẫn đạt rất cao, trên 90% số cây trong ô có độ đồng đều giống nhau về

chiều cao, số lá.

Bảng 3.4. Ảnh hưởng của thời vụ đến độ đồng đều và tính chống đổ của giống dong riềng DR 1 tại huyện Trấn Yên, năm 2014

STT Công thức Độ đồng đều (điểm 1-9) Tính chống đổ (điểm 1-9) 50 ngày 75 ngày 1 CT1 7 9 1 2 CT2 (Đ/C) 7 9 1 3 CT3 9 9 1 4 CT4 9 9 1

Qua kết quả theo dõi về tính chống đổ thấy rằng thời vụ khác nhau không làm ảnh hưởng đến tính chống đổ của giống dong riềng DR 1 trên đất soi bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Các công thức đều đạt điểm 1, không bị đổ khi có gió bão trong suốt thời gian sinh trưởng, phát triển của cây từ trồng đến khi thu hoạch.

3.1.5. nh hưởng ca thi vđến kh năng chng chu sâu bnh ca ging dong ring DR 1 ti huyn Trn Yên, tnh Yên Bái

Qua theo dõi về khả năng chống chịu sâu bệnh của các công thức trong thí nghiệm thu được kết quả ở bảng 3.5.

Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của thời vụđến khả năng chống chịu sâu bệnh của giống dong riềng DR 1 tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái cho thấy các công thức về thời vụ khác nhau đều bị bọ nẹt, sâu khoang phá hoại ở

mức độ như nhau, qua đó nhận thấy thời vụ ít ảnh hưởng đến khả năng chống chịu sâu hại của giống dong riềng DR 1. Các công thức đều bị bọ nẹt phá hoại

ởđiểm 7, sâu khoang phá hoại ởđiểm 5.

Bệnh khô lá phá hoại ở tất cả các công thức trong thí nghiệm, trung bình từ 9,8 - 11,3 %, công thức đối chứng có tỷ lệ đạt 11,3 %. Tuy nhiên, thời

gian bị bệnh thường xuất hiện mạnh vào giai đoạn cuối của quá trình sinh trưởng, phát triển của cây dong riềng nên thường ít ảnh hưởng đến năng suất của cây. Thời vụ trồng khác nhau không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ bị bệnh khô lá của giống dong riềng DR 1 tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, năm 2014.

Bảng 3.5. Ảnh hưởng của thời vụ đến khả năng chống chịu sâu bệnh của giống dong riềng DR 1 tại huyện Trấn Yên, năm 2014

STT Công thức

Sâu hại (Điểm 1-9) Bệnh khô lá (%) B nt Sâu khoang 1 CT1 7 5 10,7 2 CT2 (Đ/C) 7 5 11,3 3 CT3 7 5 10,6 4 CT4 7 5 9,8 3.1.6. nh hưởng ca thi vđến các yếu t cu thành năng sut và năng sut ca ging dong ring DR 1 ti huyn Trn Yên, tnh Yên Bái

Qua theo dõi về các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống dong riềng DR 1 qua các thời vụ khác nhau thu được kết quả ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. Ảnh hưởng của thời vụ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống dong riềng DR 1 tại huyện Trấn Yên, năm 2014

STT Công thức Mật độ cây/m2 Khối lượng củ/khóm (kg) Năng suất lý thuyết (tấn/ha) Năng suất thực thu (tấn/ha) 1 CT1 3,33 3,33 111,0 94,7 2 CT2 (Đ/C) 3,33 3,37 112,1 95,7 3 CT3 3,33 3,17 105,5 89,2 4 CT4 3,33 3,03 101,0 85,9 P <0,05 <0,05 CV (%) 3,4 3,2 LSD .05 7,2 5,8

Kết quả nghiên cứu cho thấy ở các thời vụ khác nhau với cùng một mật

độ là 3,33 cây/m2 khối lượng củ/khóm đạt trung bình từ 3,03 đến 3,37 kg/khóm, cao nhất là công thức 2 đạt 3,37 kg/khóm, thấp nhất là công thức 4

đạt 3,03 kg/khóm.

Liên quan đến khối lượng củ/khóm của các công thức trong thí nghiệm năng suất của các công thức cũng có sự khác nhau, công thức 2 đạt năng suất lí thuyết cao nhất là 112,1 tấn/ha, thấp nhất là công thức 4 đạt 101,0 tấn/ha. Công thức đối chứng có năng suất lí thuyết cao hơn công thức 4 là 11,1 tấn/ha.

Năng suất thực thu của các công thức trong thí nghiệm có sự chênh lệch, cao nhất là công thức 2 đạt 95,7 tấn/ha, cao hơn công thức 3 là 6,5 tấn/ha, cao hơn công thức 4 là 9,8 tấn/ha và có năng suất tương đương công thức 1 ở mức tin cậy 95%.

Năng suất lí thuyết và năng suất thực thu của các công thức trong thí nghiệm được biểu hiện rõ hơn qua hình 3.2.

0 20 40 60 80 100 120 NSLT NSTT Tấn/ha CT1 CT2 CT3 CT4 Hình 3.2. Ảnh hưởng của thời vụđến năng suất lí thuyết và năng suất thực thu của các công thức trong thí nghiệm tại huyện Trấn Yên, năm 2014

Tóm li: Thời vụ khác nhau đã ảnh hưởng đến năng suất giống dong riềng DR 1 trên đất soi bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Thời vụ có năng suất cao nhất là thời vụ trồng ngày 9/2 (CT 2). Nếu trồng sớm (CT 1) năng suất tương đương với công thức 2, tuy nhiên nếu trồng muộn sau từ 20-40 ngày (CT 3, CT 4), năng suất có giảm so với thời vụđối chứng. Chính vì vậy, nên trồng dong riềng ở thời vụ ngày 9/2 sẽ thích hợp nhất, nếu kết hợp trồng xen ngô cũng là phù hợp vì đúng thời vụ trồng ngô xuân.

3.1.7. nh hưởng ca thi v trng đến năng sut tinh bt và mt s ch tiêu v

cht lượng ca ging dong ring DR 1 ti huyn Trn Yên, tnh Yên Bái

Qua kết quả phân tích một số chỉ tiêu về tinh bột, hàm lượng chất xơ và hàm lượng chất khô của các công thức về thời vụ khác nhau trong thí nghiệm thu được kết quảở bảng 3.7.

Bảng 3.7. Ảnh hưởng của thời vụ đến một số chỉ tiêu về chất lượng của giống dong riềng DR1 tại huyện Trấn Yên, năm 2014

TT Công thc VCK (%) Chất (%) Hàm lượng tinh bột (%) NS tinh bột (tấn/ha) 1 CT1 25,9 0,53 15,8 15,0 2 CT2 (Đ/C) 25,4 0,52 15,5 14,8 3 CT3 24,7 0,48 14,4 12,9 4 CT4 23,5 0,45 13,6 11,7 P <0,05 >0,05 <0,05 CV (%) 2,6 8,40 4,7 LSD.05 1,30 ns 1,38

Kết quả nghiên cứu cho thấy thời vụ có ảnh hưởng nhất định đến hàm lượng tinh bột và một số chỉ tiêu về chất lượng của giống dong riềng DR 1 tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.

Vật chất khô của các công thức trong thí nghiệm dao động từ 23,5 đến 25,9%, cao nhất là công thức 1 đạt 25,9%, công thức đối chứng có vật chất khô đạt 25,4% và cao hơn công thức 4 là 1,9% ở mức tin cậy 95%. Các công thức 1, 2, 3 có hàm lượng chất khô tương đương nhau ở mức tin cậy 95%.

Hàm lượng chất xơ của các công thức trong thí nghiệm không có sự

chênh lệch, đạt từ 0,45 đến 0,53%, công thức đối chứng đạt 0,52%. Hay nói cách khác thời vụ khác nhau không làm ảnh hưởng đến hàm lượng chất xơ

của giống dong riềng DR 1 tại huyện Trấn Yên, năm 2014.

Hàm lượng tinh bột của các công thức trong thí nghiệm dao động từ

13,6 đến 15,8%, cao nhất là công thức 1 trồng ngày 20 tháng 1, thấp nhất là công thức 4, trồng ngày 20/3. Công thức đối chứng có hàm lượng tinh bột đạt 15,5%, cao hơn công thức 4 là 1,9%, công thức 2 có năng suất tương đương với công thức 1, 3 ở mức tin cậy 95%.

Càng trồng sau thì hàm lượng tinh bột của giống dong riềng DR 1 càng giảm, tuy nhiên sự chênh lệch không nhiều, chênh lệch giữa công thức cao nhất so với công thức thấp nhất là 2,2%.

Qua kết quả phân tích thấy rằng, nếu được trồng sớm, thì tỷ lệ tinh bột, và một số chất có tỷ lệ cao hơn so với trồng muộn, công thức 1 và công thức 2 có một số chỉ tiêu về chất lượng ít có sự chênh lệch, nên việc vừa đảm bảo hàm lượng các chất, vừa phù hợp với thời vụ và truyền thống canh tác của người dân là rất quan trọng, đây sẽ là cơ sở khoa học cho việc đưa ra thời vụ hợp lý cho giống dong riềng DR 1 trên đất bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.

Từ kết quả nghiên cứu về hàm lượng tinh bột và năng suất thực thu của các công thức trong thí nghiệm, đã tính toán được năng suất tinh bột của các công thức và đạt trung bình từ 11,7 đến 15,0 tấn/ha, cao nhất là công thức 1 và công thức 2. Thấp nhất là công thức 4 chỉ đạt 11,7 tấn tinh bột/ha sau đó

đến công thức 3 đạt 12,9 tấn tinh bột/ha.

Năng suất tinh bột của các công thức trong thí nghiệm được biểu hiện rõ hơn tại hình 3.3.

0 2 4 6 8 10 12 14 16 Công thức Tấn/ha CT1 CT2 CT3 CT4 Hình 3.3. nh hưởng ca thi vđến năng sut tinh bt ca ging dong ring DR 1 ti huyn Trn Yên, năm 2014

Tóm lại: Năng suất thực thu cao nhất là công thức 2, trồng ngày 9/2, thấp nhất là công thức 4 trồng ngày 20/3. Năng suất tinh bột cao nhất là công thức 1, 2 đạt lần lượt là 15,0 tấn/ha và 14,8 tấn/ha, thấp nhất là công thức 4

đạt 11,7 tấn/ha.

3.1.8. nh hưởng ca thi v trng đến hiu qu kinh tế ca ging dong ring DR 1 ti huyn Trn Yên, tnh Yên Bái

Từ kết quả nghiên cứu về năng suất của các công thức trong thí nghiệm và giá bán dong riềng tươi hiện nay trên thị trường, đã sơ bộ tính toán được hiệu quả kinh tế của các công thức cụ thể được biểu hiện ở bảng 3.8.

Bảng 3.8. Ảnh hưởng của thời vụ đến hiệu quả kinh tế của giống dong riềng DR1 tại huyện Trấn Yên, năm 2014 TT Công thức Tổng chi (đồng) Tổng thu (đồng) Lãi (đồng) 1 CT1 62.060.000 123.110.000 61.050.000 2 CT2 (Đ/C) 62.060.000 124.410.000 62.350.000 3 CT3 62.060.000 115.960.000 53.900.000 4 CT4 62.060.000 111.670.000 49.610.000

Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của thời vụ đến hiệu quả kinh tế của giống dong riềng DR1 tại huyện Trấn Yên cho thấy với cùng mức đầu tư như

nhau, thời vụ khác nhau đã có ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả kinh tế của các công thức trong thí nghiệm, công thức có lãi nhiều nhất là công thức 2 với tổng lãi là 62.350.000đ/ha, thấp nhất là công thức 4 trồng muộn nhất so với các công thức trong thí nghiệm đạt lãi thuần là 49.610.000đ/ha, công thức 1

đạt lợi nhuận là 61.050.000đ, công thức 3 đạt lợi nhuận là 53.900.000đ.

Từ bảng sơ bộ tính toán về hiệu quả kinh tế và kết quả về năng suất của các công thức trong thí nghiệm càng khẳng định việc trồng ở thời vụ 2 (9/2) là phù hợp và cho năng suất cao nhất và hiệu quả kinh tế nhất đối với giống dong riềng DR 1 trên đất soi bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.

Hiệu quả kinh tế của các công thức trong thí nghiệm được biểu hiện rõ hơn qua hình 3.4. 0 10.000.000 20.000.000 30.000.000 40.000.000 50.000.000 60.000.000 70.000.000 Công thức Đồng CT1 CT2 CT3 CT4 Hình 3.4. nh hưởng ca thi vđến hiu qu kinh tế

3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phân đạm đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng của giống dong riềng DR1 trên đất soi bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, năm 2014

Trước khi bố trí thí nghiệm để biết được hàm lượng một số chất trong

đất, đã tiến hành lấy mẫu, phân tích một số chỉ tiêu và thu được kết quả: Hàm lượng đạm tổng số là 0,09%, lân tổng số: 0,073%, kali tổng số là 0,62%, OM là 1,76%, pHKCL là 6,57, đạm dễ tiêu là 12,60 mg/100g đất, kali dễ tiêu là 15,2 mg/100g đất, lân dễ tiêu là 19,09 mg/100g đất. Khi so sánh với chỉ tiêu đánh giá của đất của các nhà khoa học cho thấy đất có pH ở mức chua ít đến trung tính, đạm tổng số ở mức nghèo đạm, lân tổng số ở mức trung bình, kali dễ tiêu ở mức trung bình.

Quá trình trồng, chăm sóc theo quy trình kĩ thuật của Viện cây Lương thực - Thực phẩm, qua theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển đã thu

được các kết quả, cụ thể:

3.2.1. nh hưởng ca mt độ và liu lượng phân đạm đến t l mc mm và thi gian sinh trưởng, phát trin ca ging dong ring DR1 ti huyn Trn Yên, tnh Yên Bái

Qua nghiên cứu, theo dõi ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phân

đạm đến tỷ lệ mọc mầm và thời gian sinh trưởng, phát triển của giống dong riềng DR 1 thu được kết quả ở bảng 3.9.

Kết quả nghiên cứu cho thấy: Các công thức đều có tỷ lệ mọc mầm là 100%, từ trồng đến mọc có số ngày trung bình là 28 ngày, từ trồng đến ra hoa

đạt trung bình từ 94 - 96 ngày. Nói chung mật độ và lượng phân đạm khác nhau không làm ảnh hưởng đến tỉ lệ mọc mầm và số ngày từ trồng đến ra hoa của giống dong riềng DR 1 trên đất soi bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.

Số ngày từ trồng đến thu hoạch của các công thức trong thí nghiệm dao

động từ 300 - 310 ngày sau trồng, các công thức có lượng phân đạm cao như

M1P4, M2P4, M3P4... có xu hướng kéo dài thời gian sinh trưởng từ trồng đến thu hoạch và có số ngày trung bình là 310 ngày. Ngược lại, các công thức có lượng phân đạm thấp hơn trong thí nghiệm có thời gian sinh trưởng, phát triển trung bình là 300 ngày sau trồng như các công thức M1P1, M2P1, M4P1...

Bảng 3.9. Ảnh hưởng của mật độ và liều lượng phân đạm đến tỷ lệ mọc mầm và thời gian sinh trưởng, phát triển của giống dong riềng DR 1

tại huyện Trấn Yên, năm 2014

TT Công thức Tỷ lệ mọc mầm (%) Số ngày từ trồng đến...(ngày) Tổng thời

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất và chất lượng giống dong riềng DR1 tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (Trang 47 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)