Căn cứ vào phương pháp bố trí thí nghiệm đồng ruộng của các tác giả Đỗ Ngọc Oanh, Hoàng Văn Phụ (2012) [29], Hoàng Văn Phụ và cs (2002) [30], phương pháp theo dõi các chỉ tiêu của tác giả Mai Thạch Hoành,
Nguyễn Viết Hưng (2011) [15], bộ phiếu điều tra, thu thập, mô tả, đánh giá quỹ gen cây trồng của Trung tâm Tài nguyên Thực vật (2012) [36].
- Ngày mọc: ngày có ít nhất 50% khóm mọc/ô. - Tỷ lệ mọc: % số cây mọc/ô.
- Độđồng đều: Đánh giá ở giai đoạn 50 và 75 ngày sau trồng (NST) theo thang điểm 1 - 9:
Điểm 1. Rất không đồng đều <30% cây đều và bằng độ cao
Điểm 3. Không đồng đều 30-50% cây đều và bằng độ cao
Điểm 5. Trung bình >50-75% cây đều và bằng độ cao
Điểm 7. Khá đồng đều >75-95% cây đều và bằng độ cao
Điểm 9. Rất đồng đều >95% cây đều và bằng độ cao
- Tính chống đổ của cây (% số cây bị đổ): Giai đoạn đánh giá sau khi có gió to hay bão. Đếm số cây đổ/tổng số cây trong ô (% số cây bịđổ), cho điểm từ 1 - 9: Điểm 1. Không có cây đổ Điểm 3. Đổ ít (<25%) Điểm 5. Đổ trung bình (25 - 50%) Điểm 7. Đổ nhiều ( >50 - 75%) Điểm 9. Đổ rất nhiều (>75%)
- Chiều cao cây (cm): theo dõi vào thời kỳ ra hoa rộ. Đo từ đốt sát đất
đến đốt ra cuống hoa (đo từ mặt củ giáp thân đến ngọn cuối cùng, ở giai đoạn 180 ngày sinh trưởng). Đo 5 cây cao nhất của 5 khóm/ô.
- Đường kính thân: Đo đường kính thân cách mặt đất 50 cm, ở giai đoạn 180 ngày sinh trưởng. Đo 5 cây cao nhất của 5 khóm/ô.
- Số nhánh/khóm: Theo dõi 5 khóm/ô thí nghiệm, tính kết quả trung bình
ở giai đoạn 180 ngày sinh trưởng.
- Số lá/thân: Theo dõi vào giai đoạn 180 ngày sinh trưởng. Đếm số lá của 5 cây cao nhất của 5 khóm/ô.
- Sâu hại: sâu khoang, bọ nẹt, theo thang điểm 1 - 9:
Điểm 1: Không thấy sâu - không có
Điểm 3. Thấy ít: <2 con/khóm
Điểm 5. Trung bình: >2-5 con/khóm
Điểm 7. Nhiều: >5-7 con/khóm
Điểm 9. Rất nhiều: >7 con/khóm
- Bệnh hại: bệnh khô lá, theo dõi số cây/khóm bị hại tính trung bình và quy về % số khóm bị hại (Tính tỷ lệ khóm bị bệnh (%). Theo QCVN 01-38:
2010/BNNPTNT, “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng” ban hành theo Thông tư số 71/2010/TT- BNNPTNT ngày 10 tháng 12 năm 2010 [3], Trung tâm Tài nguyên Thực vật (2012) [35], Nguyễn Đức Thạnh và cs (2010) [33]).
- Thời gian sinh trưởng phát triển (ngày): Tính từ khi trồng đến khi có 80% số lá trên cây chuyển màu vàng. Thời gian sinh trưởng được chia làm 3 nhóm.
Chín sớm < 8 tháng (240 ngày).
Chín trung bình 8 - 10 tháng (240 - 300 ngày). Chín muộn > 10 tháng (300 ngày).
- Năng suất và yếu tố cấu thành năng suất.
+ Khối lượng củ/khóm (kg): Cân khối lượng củ/khóm của 5 khóm/ô tính trung bình.
+ Năng suất lí thuyết (tấn/ha) = mật độ khóm/m2 * khối lượng củ/khóm *10.000.
+ Năng suất thực thu (tấn/ha): Cân toàn bộ khối lượng củ/ô sau khi thu hoạch tại các ô thí nghiệm ở mỗi lẫn nhắc lại (đã loại bỏđất, rễ) từ đó quy ra năng suất thực thu/ha.
+ Năng suất tinh bột (tấn/ha): Từ năng suất thực thu và kết quả
phân tích hàm lượng tinh bột của các công thức trong thí nghiệm = NSTT * hàm lượng tinh bột (%).
- Một số chỉ tiêu về chất lượng:
+ Vật chất khô (%): Lấy củ cấp 1 và cấp 2: Sau thu hoạch 5 ngày tại các ô thí nghiệm, phân tích theo TCN 842:2006.
+ Hàm lượng tinh bột (%): Lấy củ 1 và cấp 2: Sau thu hoạch 5 ngày tại các ô thí nghiệm, phân tích theo phương pháp Bertrand.
+ Hàm lượng xơ thô (%): Lấy củ 1 và cấp 2: Sau thu hoạch 5 ngày tại các ô thí nghiệm, phân tích theo TCVN 4329:2009.
- Chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế: Tính toán hiệu quả kinh tế dựa trên các chỉ
tiêu về tổng thu, tổng chi. Lãi thuần = Tổng thu - Tổng chi.