Đối với cơ quan nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường của ngành chăn nuôi gia (Trang 74 - 75)

- Phân công về quản lý công tác bảo vệ môi trƣờng.

Theo phân công tại điều 46 Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2005 thì ộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, tổ chức hƣớng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi. Theo đó, U ND tỉnh Nghệ An cũng ban hành quy định bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn tỉnh Nghệ An, trong đó giao trách nhiệm chủ trì tham mƣu, kiểm tra công tác bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động chăn nuôi tập trung trên địa bàn tỉnh Nghệ An cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Tuy nhiên, để kiểm tra, đôn đốc hƣớng dẫn các chủ trang trại thực hiện đúng theo yêu cầu tại điểm 4, điều 46 không phải là vấn đề dễ, nhất là yêu cầu về xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trƣờng. Do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không phải là cơ quan chuyên môi trong lĩnh vực môi trƣờng nên việc giám sát, kiểm tra công tác bảo vệ môi trƣờng gặp nhiều khó khăn.

Do đó, trong những năm gần đây đ có một số trang trại gây ô nhiễm môi trƣờng, ảnh hƣởng đến cuộc sống của ngƣời dân. Ủy ban nhân dân tỉnh đ chỉ đạo ngành Tài nguyên và Môi trƣờng tập trung giải quyết các vấn đề bức xúc do trang trại gây ra cũng nhƣ kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng từ các vấn đề này.

- Về vấn đề chế tài xử phạt khi gây ô nhiễm môi trƣờng cũng gặp nhiều khó khăn. Từ khi luật ảo vệ môi trƣờng năm 2005 có hiệu lực đến nay đ có 03 Nghị định hƣớng dẫn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng. an đầu mức phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng không cao. Vì vậy, chƣa răn đe đƣợc các chủ trang trại thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trƣờng, đặc biệt là xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải. Mức độ xử phạt dần dần cũng đƣợc nâng lên. Cùng với việc tăng cƣờng công tác kiểm tra, hƣớng dẫn của cơ quan quản lý nhà nƣớc thì ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trƣờng cũng đƣợc nâng lên.

61

- Công tác phối kết hợp chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên và đồng bộ, nhất là đối với cấp huyện cần đẩy mạnh công tác phối kết hợp với các cơ quan chuyên ngành để tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện bảo vệ môi trƣờng tại các cơ sở thuộc địa phƣơng quản lý.

- Số lƣợng cán bộ công tác tại cấp huyện, xã còn mỏng. Theo quy định thì mỗi huyện chỉ có 01 cán bộ phụ trách về môi trƣờng, ở cấp xã cán bộ phụ trách địa chính kiêm thực hiện các nhiệm vụ về môi trƣờng. Do kiêm nhiễm nhiều nhiệm vụ nên hiệu quả giám sát, xử lý các vấn đề phát sinh về ô nhiễm môi trƣờng trên địa bàn nói chung và công tác bảo vệ môi trƣờng đối với trang trại chăn nuôi gia súc nói riêng còn hạn chế.

- Việc quy hoạch chăn nuôi tập trung trên địa bàn tỉnh đ có từ năm 2009 dựa trên các trang trại đ có, đồng thời quy hoạch thêm các điểm mới. Tuy nhiên, việc triển khai các quy hoạch cũng gặp một số khó khăn do khi lựa chọn các địa điểm đầu tƣ c n phụ thuộc nhiều yếu tố khác.

- Phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải đƣợc quy định tại Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003, hiện nay đ thay thế bởi Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 quy định về thu phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải. Tuy nhiên, sau hơn 11 năm thực hiện, phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập. Theo NĐ 67/2003/NĐ-CP, Nghị định số 25/2013/NĐ-CP tính phí chung cho tất cả các loại hình sản xuất với các chỉ tiêu thu phí chỉ có Hg, Pb, Cd, As và COD nên không thu đƣợc nhiều. Hơn nữa nhiều đối tƣợng là trang trại chăn nuôi tập trung chƣa đƣợc triển khai thu phí.

- Công tác quản lý nhà nƣớc của các địa phƣơng trang trại đối với các dự án chăn nuôi tập trung còn lỏng lẻo nên các nhà đầu tƣ tự ý nâng tổng đàn lên quá mức quy định, công tác xử lý ô nhiễm môi trƣờng tại các dự án chăn nuôi tập trung vì vậy gặp rất nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường của ngành chăn nuôi gia (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)