Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt của các cơ quan quản lý Nhà nước

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt và đề xuất các giải (Trang 48 - 51)

2.3.1. Công tác phân cấp quản lý và trách nhiệm của các Sở, Ban Ngành, UBND các cấp.

44

Hình 2.5. Mô hình quản lý CTR sinh hoạt của thành phố

Theo đó UBND Thành phố Hà Nội giao cho Sở Tài Nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng và UBND các quận, huyện quản lý công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố thông qua công tác đấu thầu thu gom vận chuyển và xử lý CTR nói chung và chất thải sinh hoạt nói riêng với những định mức giá theo khung quy định của Thành phố.

Cấp thành phố: UBND thành phố là cơ quan hành chính cao nhất, quản lý các Sở ban ngành trên địa bàn thành phố, ban hành các chính sách, văn bản pháp luật về hoạt động quản lý CTR,tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về quản lý chất thải rắn và hướng dẫn thực hiện các văn bản căn cứ trên sự tham mưu của các Sở, Ban, Ngành chuyên môn.

Sở Xây dựng: Là cơ quan chuyên môn tham mưu và giúp UBND Thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về CTR tại các đô thị, các khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội.

Sở Tài nguyên - Môi trường: Là cơ quan chuyên môn tham mưu và giúp UBND T.P thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động quản lý CTR trên địa bàn Hà Nội.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:Là cơ quan chuyên môn tham mưu giúp UBND thực hiện quản lý nhà nước về thực hiện các dịch vụ công (trong đó có dịch vụ quản lý CTR nông thôn).

Công tác quản lý CTR còn có sự phối hợp của các Sở, Ngành liên quan: Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Công an:

UBND thành phố Hà Nội Sở Tài nguyên và môi trƣờng Sở Xây dựng Hà Nội UBND các quận huyện Các đơn vị thực hiện công tác vệ sinh môi

45

Sở Kế hoạch - Đầu tư: Là cơ quan chuyên môn tham mưu và giúp UBND Thành phố bảo đảm cân đối nhu cầu vốn đầu tư từ nguồn ngân sách theo các chương trình, kế hoạch phát triển đã được UBND Hà Nội phê duyệt; Huy động các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước cho công tác quan lý CTR trên địa bàn Hà Nội.

Sở Tài chính phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tư đảm bảo cân đối vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách; Thống nhất quản lý về tài chính với nguồn vốn hỗ trợ phát triển; Phối hợp với Sở Xây dựng hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thu và sử dụng phí thu từ quản lý CTR trên địa bàn Hà Nội.

Sở Quy hoạch - Kiến trúc Thẩm định hồ sơ các đồ án QHXD (trong đó có quy hoạch CTR) trình Thành phố phê duyệt.

Thanh tra môi trường, phòng Cảnh sát Môi trường –Sở Công An thực hiện chức năng bảo vệ môi trường, kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý CTR; ngăn chặn, xử lý vi phạm về quản lý CTR theo quy định của pháp luật.

Cấp quận, huyện: Ủy ban nhân dân các Quận, Huyện là cấp quản lý địa phương, chịu trách nhiệm về các vấn đề môi trường ở địa bàn quận, huyện. Đôn đốc, chỉ đạo thực hiện các quy định, chương trình trên địa bàn được phân cấp quản lý về CTR.

Phòng Tài nguyên và Môi trường là đơn vị tham mưu chính cho UBND quận, huyện thực hiện theo chủ trương chính sách của Thành phố, đồng thời đề xuất các biện pháp giải quyết môi trường nói chung và CTR nói riêng.

Cấp phường, xã: UBND phường, xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn và thực thi yêu cầu từ quận, huyện về quản lý CTR trên địa bàn quản lý.

Nhận xét

+ Hình thức đấu thầu thu gom vận chuyển và xử lý rác có ưu điểm là:

- Khuyến khích xã hội hóa công tác thu gom vận chuyển và xử lý Chất thải rắn nói

chung và chất thải sinh hoạt nói riêng.

- Tận dụng được tối đa các nguồn lực xã hội.

- Nâng cao trách nhiệm của các đơn vị thu gom.

- Nâng cao hiệu quả thu gom vận chuyển và xử lý CTR.

Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm trên hình thức này yêu cầu trình độ quản lý cao, sự phối hợp đồng bộ giữa các sở ban ngành, các quận huyện, vì vậy nếu không được kiểm soát tốt thì sẽ gây thất thoát ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp, đơn vị tham gia sẽ tìm cách để làm gia tăng khối lượng thu gom vượt so với thực tế để hưởng lợi nhuận bất hợp pháp, xử

46

lý chất thải sơ xài không đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường điều đó sẽ gia tăng ô nhiễm môi trường, sự phản kháng của người dân ở những khu vực bị ảnh hưởng sẽ tăng cao dẫn đến hậu quả lớn trong việc quy hoạch các vùng xử lý như:

- Khó tìm được địa điểm để đầu tư xây dựng dự án xây dựng khu xử lý chất thải rắn

mới do sự phản đối của người dân tại địa phương.

- Gia tăng chi phí đầu tư xây dựng, và thời gian khi thực hiện dự án.

+ Vấn đề về quản lý chồng chéo của các cơ quan nhà nước ( Sở, UBND Quận, Huyện) trên địa bàn không mang lại sự thống nhất để đảm bào công tác duy trì vệ sinh môi trường, gia tăng chi phí quản lý. Bên cạnh đó khi các đô thị mới hình thành các công ty môi trường đô thị mạnh ai người đó nhảy vào đấu thầu công tác thu gom vận chuyển CTR, gây tình trạng quản lý chồng chéo, không thống nhất. Một đơn vị thực hiện trên một địa bàn có thể chịu sự quản lý của 2 -3 cơ quan quản lý nhà nước (Ví dụ như Quận Tây Hồ được giao cho Công ty CPMT Tây Đô thực hiện dưới sự quản lý trực tiếp của UBND Quận Tây Hồ. Tuy nhiên tuyến đường Lạc Long Quân lại sự quản lý trực tiếp của Sở Tài nguyên và môi trường) dẫn tới phải tăng cường thêm các bộ phận, nhân viên để thực hiện các công việc gián tiếp… làm tăng thêm chi phí quản lý sản xuất cho đơn vị.

Như vậy thực chất việc quản lý chất thải rắn trên địa bàn Hà Nội chưa thực sự tốt và còn thiếu đồng bộ và nhất quán giữa các ban ngành, do vậy cần có các giải pháp tổng thể để đảm bảo việc quản lý được thuận lợi và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt và đề xuất các giải (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)