Hiện trạng thu gom và vận chuyển

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt và đề xuất các giải (Trang 34 - 41)

a. Công tác thu gom

* Tần xuất thu gom(hàng ngày)

Công tác thu rác tại các nơi phát sinh bằng thủ công: Thời gian từ 18:00 – 22:00. Công tác thu rác tại các nơi phát sinh bằng cơ giới: Thời gian: 18:00 – 19:00.

30

* Hình thức thu gom

Công tác thu gom vận chuyển CTR của thành phố Hà Nội hiện tại chủ yếu là thu gom thủ công. Phương tiện thu gom chủ yếu là thùng rác đẩy tay dung tích 400, 500, 600 lít, kết hợp với chổi và xẻng. CTR được lấy tại các thùng rác có dung tích 50, 90, 120, 240 và 600 lít, các contener chứa chất thải tại các khu vực tập kết rác tạm thời.

Hình 2.2. Sơ đồ thu gom CTR sinh hoạt đô thị của Hà Nội

* Mạng lưới thu gom

Hiện nay có khoảng 31 đơn vị được phép thu gom và vận chuyển đến nơi xử lý được Thành phố cho phép cũng như được các Sở, Ban ngành của Thành phố cấp phép hoạt động trong lĩnh vực thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt. Ngoài ra còn một số đơn vị (các ban quản lý các tòa nhà chung cư, khu đô thị, khu vui chơi giải trí) cũng tự thành lập lên các tổ vệ sinh môi trường. Tuy nhiên chỉ nhằm phục vụ cho chính trong địa bàn họ được giao quản lý.

Hộ gia đình, khu dân cư

Trung tâm dịch vụ xã hội, khu công cộng, bệnh viện, trường học

Các trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí

Điểm tập kết, bãi trung chuyển CTR SH

Điểm tập kết, bãi trung chuyển CTRSH

Điểm tập kết, bãi trung chuyển CTRSH

Khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn/ Khu liên hiệp xử lý chất thải Xuân Sơn, Sơn Tây, Hà Nội

Xe đẩy tay Xe đẩy tay Xe đẩy tay Xe ôtô Xe ôtô Xe ôtô

31

Bảng 2.5. Danh sách các đơn vị thu gom,vận chuyển CTR sinh hoạt [9]

STT Tên Công ty Loại hình

Công ty Địa bàn hoạt động Số tổ sản xuất

Số lƣợng

xe

Lƣợng CTR thu gom năm

2013 (kg)

1

Công ty TNHH MTV môi trường đô thị Hà Nội (Urenco HN)

Công ty nhà nước

Quận: Ba Đình Quận: Hoàn Kiếm Quận: Hai Bà Trưng Quận: Đống Đa 21 24 31 35 22 23 29 30 102.721.270 81.142.100 118.965.220 141.561.360

2 Cty CP Thăng Long Công ty CP

Quận: Hoàng Mai Quận: Long Biên Quận: Nam Từ Liêm Quận: Bắc Từ Liêm 13 16 8 11 5 7 2.470.100 3 Hợp Tác xã Thành Công Công ty CP (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quận: Thanh Xuân Quận: Nam Từ Liêm Quận: Bắc Từ Liêm Huyện: Hoài Đức Huyện: Thạch Thất Huyện: Đan Phượng

35 4 5

34

179.593.260

4 Môi trường Tây Đô Công ty CP Quận: Tây Hồ Quận: Cầu Giấy

30

12 22 100.061.530 5 Cty MT rau sạch sông

hồng Công ty CP

Huyện: Mê Linh Quận: Cầu Giấy

13

9 14 92.474.320 6 MT Từ Liêm Công ty NN Quận: Nam Từ Liêm

Quận: Bắc Từ Liêm 14 9 51.554.960 7 MT Đông Anh Công ty NN Huyện: Đông Anh 8 8 27.445.660 8 MT Gia Lâm Công ty NN Huyện: Gia Lâm 12 18 45.486.200 9 MT Sóc Sơn Công ty NN Huyện: Sóc Sơn 11 8 27.393.500 10 MT Thành Trì Công ty CP Huyện: Thanh Trì 18 17 100.274.690 11 Cty MT Phú Thành Công ty CP Quận: Hoàng Mai

Quận: Long Biên 5 4 3.649.690 12 MT Thường Tín Công ty CP Huyện: Thường Tín 14.784.570

13 MT Thành Oai Công ty CP 1.381.590

14 MT Thành Quang Công ty CP Huyện: Đông Anh 5 26.257.200 15 MT Xuân Mai Công ty CP Huyện: Chương Mỹ 8 13 12.197.970 16 Công ty CP Xanh Công ty CP Quận: Hoàng Mai 5 9 62.999.620 17 Cty đầu tư và phát

triển Ân Quang Công ty CP Quận: Hoàng Mai 5 5 670.330 18 Ban quản lý lăng Khu vực Lăng Chủ tịch

Hồ Chí Minh 1 39.220

19 Văn Phòng Chủ tịch

nước Văn phòng chủ tịch nước 1

20 Urenco - Cty CPMTĐT và CN10 Công ty CP Các khu Công nghiệp 2 2.224.450 21 Thoát nước Hà Nội Công ty NN Các hệ thống thoát nước 4 9.014.300 22 Công viêncây xanh Công ty NN Các công viên 1 890.640 23 Hợp tác xã Mai Đình Công ty CP Huyện: Sóc Sơn 1 3.939.100 24 Công ty đầu tư và pt

nhà Hà Nội Công ty CP

Các khu ĐT của Tập

Đoàn HUD 1 375.490

25 Sân Bay Nội bài Công ty CP Khu vực Sân bay Nội Bài – H Sóc Sơn 1 4.862.520 26 Cty MT Sao Mai Công ty CP Quận: Tây Hồ 1 1.951.210 27 Công viên Tây Hồ Công ty CP Công viên Tây Hồ -

32

Tùy theo từng địa bàn và mật độ dân cư sinh sống, cũng như các yếu tố văn hóa chính trị tại mỗi địa bàn, qua thực tế lượng CTR sinh hoạt phát sinh từ đó các đơn vị, công ty được giao công tác vệ sinh môi trường trên từng khu vực, họ sẽ thành lập các tổ sản

xuất để thu gom cụ thể trên từng địa bàn của mình được giao. (Chi tiết có thể tham khảo

phụ lục công tác thu gom trên 4 Quận nội thành)

Bảng 2.6. Tỉ lệ thu gom vận chuyển CTR sinh hoạt trên địa bàn thành phố [2]

TT Khu vực thu gom Tỉ lệ thu gom (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 4 Quận nội thành cũ (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, và

Đống Đa) 100%

2 Cầu Giấy, Hoàng Mai và Long Biên 85-90%

3 Thanh Xuân và Hoàng Mai 85-90%

4 Tây Hồ và một phần quận Cầu Giấy 85-90%

5 Quận Hà Đông 80%

6 Thị xã Sơn Tây và ngoại thị 65-70%

7 Các công viên vườn hoa 85-90%

8 Nạo vét lòng, bờ mương và sông hồ 85-90%

9 Huyện Từ Liêm 70%

10 Huyện Thanh Trì 70%

11 Huyện Gia Lâm 70%

12 Huyện Đông Anh 70%

13 Huyện Sóc Sơn 60-70%

14 Huyện Mê Linh 70%

15 Huyện Chương Mỹ 29,58%

16 Huyện Quốc Oai 61,5%

17 Huyện Đan Phượng 72,39%

18 Huyện Thường Tín 92,93% 19 Huyện Ba Vì 30% 20 Huyện Hoài Đức 83,16% 21 Huyện Phú Xuyên 70% 22 Huyện Phúc Thọ 35,26% 23 Huyện Thạch Thất 60%

24 Huyện Thanh Oai 60%

25 Huyện Ứng Hòa 52,7%

33

Tỷ lệ thu gom tại một số quận đạt khá cao xấp xỉ 100% ( 04 Quận trung tâm, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa), tuy nhiên tại một số huyện tỷ lệ thu gom còn rất thấp chỉ đạt khoảng 30% - 40% ( Huyện Ba Vì, Phúc Thọ )

Đánh giá

+ Thời gian thu gom:

Chưa được thực sự phù hợp với hoạt động sinh hoạt của người dân cũng như cũng như các hoạt động khác dẫn đến tình trạng sau khi đã thu gom xong thì lượng rác phát sinh lại được vứt ra. Cũng như ảnh hưởng đến giao thông đi lại đặc biệt tại các Quận trung tâm.

+ Con người và dụng cụ thu gom:

Về cơ bản những người công nhân thu gom có trình độ học vấn thấp. Được các công ty ký hợp đồng theo hình thức hợp đồng ngắn hạn (mang tính chất thời vụ) không được đào tạo cơ bản để có một ý thức cũng như tác phong làm việc chuyên môn. Phương tiện và dụng cụ thu gom chưa được đồng bộ và cơ khí hóa dẫn đến mất nhiều sức lao động của người công nhân và gây mất cảm quan đô thị (một số xe thu gom rác đã chứa quá nhiều rác).

Hình ảnh người công nhân vi phạm thu gom CTR sinh hoạt trở quá quy định gây phản cảm và nguy hiểm đến giao thông.

Công tác thu gom rác hiện nay bị ảnh hưởng rất nhiều về ý thức của người dân do vứt, xả rác ra môi trường không đúng theo quy định (vị trí, thời gian) gây khó khăn cho các đơn vị thực hiện công tác vệ sinh môi trường và nguồn kinh phí của Thành phố. Ví dụ đối với công tác thu gom rác của 4 Quận trung tâm của Công ty TNHH MTV môi trường đô thị được Thành phố đặt hàng năm 2014 như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.7. Khối lƣợng và chi phí vệ sinh môi trƣờng tại các quận trung tâm

Hạng mục Kinh phí (đồng) Khối lƣợng

Duy trì vệ sinh đường phố ban ngày 46.547.810.095 88.786,980 (km)

Quét gom rác đường phố 89.967.335.522 89.616,380 (ha)

Như vậy chúng ta có thể thấy chỉ riêng với 4 Quận trung tâm của Thành phố hàng năm đã phải chi phí mất trên 136 tỷ đồng cho công tác thu gom rác từ quá trình phát sinh của các hộ dân vứt bỏ trên các tuyến đường trung tâm, văn minh thương mại.

Mạng lưới thu gom: Còn chồng chéo không theo từng địa bàn quản lý hành chính, nhiều địa bàn trên một Quận, Huyện có khi đến 2 hoặc 3 đơn vị thực hiện công tác thu gom, vận chuyển CTRSH, ví dụ như đối với Quận Hoàng Mai, Quận Gia Lâm gây khó khăn trong việc thống nhất phương án duy trì vệ sinh môi trường và dẫn đến không tối ưu cho các công đoạn tiếp theo như công tác vận chuyển.

34

Phần lớn tất cả các này đều được các Sở, Ban ngành cũng như chính quyền địa phương đồng ý cho phép. Tuy nhiên tất cả các vị trí đều không có hệ thống thu chứa nước rỉ rác và có các biện pháp để giảm thiểu mùi phát sinh dẫn đến tại một số điểm gây phản cảm và bức xúc cho nhân dân sinh sống gần đó.

Mặc dù hiện nay Công ty TNHH MTV môi trương đô thị Hà Nội thực hiện chỉ thị số 01 của Ủy ban nhân dân Thành phố về thực hiện năm “trật tự văn minh và đô thị”đã tiến hành thi điểm một số điểm tập kết rác nhằm đảm bảo môi trường và văn minh đô thị tuy nhiên đây mới chỉ là dự án thí điểm và chỉ thực hiện tại một số điểm. Qua khảo sát ý kiến của nhân dân sinh sống gần đó cũng đã nhận được một số quan điểm tích cực.

Hoạt động thu gom trong 12 Quận và tại các trung tậm của các Huyện và Thị xã về cơ bản đã đáp ứng được lượng rác phát sinh trong ngày. Tuy nhiên tại một số xã của các Huyện (Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Oai, Thạch Thất…) chưa đáp ứng được lượng rác phát sinh trong ngày, mạng lưới thu gom còn chưa phân bổ tới dẫn đến lượng rác tồn lưu tại các khu vực (tự phát, vệ đường, kệnh mương, khu vực đất trống) khá nhiều gây ô nhiễm môi trường

b. Công tác vận chuyển

CTR sinh hoạt sau khi đã được thu gom sẽ được tập kết tại các vị trí – điểm cẩu

(Chi tiết các điểm cẩu có thể tham khảo phụ lục công tác thu gom trên 4 Quận nội thành)sau đó sẽ được cẩu lên các xe vận chuyển đến các khu xử lý.

* Thời gian vận chuyển

Vận chuyển rác từ các điểm cẩu (tập kết) đến vị trí xử lý: Tùy theo mỗi tuyến đường và khu vực để đảm bảo giao thông. Thông thường là 24/24 ngoại trừ một số giờ cao điểm sáng từ: 7:00 đến 9:00 Chiều từ 15:30 đến 17:30.

Hiện nay toàn Thành phố Hà Nội có khoảng gần 400 xe tham gia công tác vận chuyển CTR sinh hoạt (Năng lực vận chuyển của các đơn vị chi tiết xem phụ lục) có tải trọng từ 3,5 – 25 tấn. Và có 02 loại chính như sau:

. Xe cuốn ép: Có hệ thống thủy lực để ép rác vào thùng xe

. Xe container: Không có hệ thống cuốn ép rác, thùng xe được che phủ bởi các bạt dứa

Phần lớn rác sau khi được thu gom tập kết tại các điểm cẩu sẽ được vận chuyển thẳng lên các khu xử lý mà không qua một trạm trung chuyển nào. Hiện tại một số đơn vị (Hợp tác xã Thành Công, Công ty CPMT Thăng Long, Môi trường Hà Đông, Môi trường Gia Lâm…) cũng đã tự lập nên các điểm trung chuyển. Tuy nhiên các điểm này chỉ mang tích chất tự phát.

35

* Tuyến vận chuyển

Các tuyến vận chuyển chính hiện nay chủ yếu phụ thuộc vào khả năng tiếp nhận và xử lý của các khu vực xử lý.

Có 02 tuyến chính từ các khu vực thu gom đi đến các khu vực xử lý là;

- Khu LHXLCT Nam Sơn – Sóc Sơn – Hà Nội với cự ly trung bình là 60 km.

- Khu LHXLCT Xuân Sơn – Sơn Tây – Hà Nội. với cự ly trung bình là 54 km.

Đánh giá

+ Phương tiện vận chuyển.

Việc vận chuyển từ điểm tập kết đến trạm trung chuyển hoặc nơi xử lý do xe vận tải chuyên dụng thực hiện, phương tiện vận chuyển phổ biến đang được sử dụng là xe cuốn ép rác thùng kín, tải trọng từ 3 đến 10 tấn. Mặc dù trong rất nhiều các quy định cũng như văn bản yêu cầu đối với các xe vận chuyển rác phải đảm bảo kín khít, không làm rời vãi, cũng như phát tán mùi trong quá trình vận chuyển. Tuy nhiên các quy định này còn rất chung chung, tải trọng không rõ ràng. Với hiện trạng như trên thì hiện tại vấn đề bức xúc hiện nay là việc nước rác bị rò rỉ chảy ra đường, và mùi phát sinh trong quá trình vận chuyển, cũng như việc tải trọng không rõ ràng dẫn đến không phù hợp với cơ sở hạ tầng của các khu tiếp nhận và xử lý.

+ Vấn đề trung chuyển :

Mặc dù Thành phố Hà Nội mới có quy hoạch các khu xử lý chất thải rắn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có một trạm trung chuyển chính thức nào cho quá trình vận chuyển rác. Một số đơn vị tham gia vận chuyển (đơn vị xã hội hóa) cũng đã tự lập nên các trạm trung chuyển nhỏ để phục vụ riêng cho đơn vị mình dẫn đến vấn đề sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tăng kinh phí vận chuyển, ví dụ đối với quá trình vận chuyển rác của Quận Ba Đình (Khối lượng đặt hàng năm 2014). Cự ly áp dụng 50 < L < 55 km (Đơn giá theo 5875/QĐ-UBND).

36

Tải trọng xe Đơn giá

(đồng) Khối lƣợng (tấn) Kinh phí (đồng) Xe < 10 tấn 299.529 32.850 9.839.527.650 Xe > 10 tấn 271.924 47.450 12.902.793.800 Tổng 80.300 22.742.321.450

Nếu toàn bộ khối lượng trên được chuyển sang vận chuyển bằng xe > 10 tấn

Tải trọng xe Đơn giá

(đồng) Khối lƣợng (tấn) Kinh phí (tấn) Xe > 10 tấn 271.924 80.300 21.835.497.200

Như vậy ta có thể nhận thấy Thành phố sẽ tiết kiệm được 906.824.250 đồng/năm.

Ngoài ra việc vận chuyển bằng xe nhỏ do không có trạm trung chuyển CTR sẽ không hiệu quả do:

- Hao mòn các phương tiện nhanh, tăng kinh phí bảo trì, bảo dưỡng

- Thời gian rác tồn đọng tại các điểm tập kết sẽ nhiều và lâu hơn gây mất cảnh quan

đô thị và môi trường.

- Không tận dụng được một số tài nguyên từ rác thải.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt và đề xuất các giải (Trang 34 - 41)