Hình 2.3. Bản đồ vị trí các khu xử lý CTR sinh hoạt a. Khu liên hợp XLCT Nam Sơn – Sóc Sơn – Hà Nội
Nằm ở xã Nam Sơn – Sóc Sơn (cách trung tâm Hà Nội khoảng 60 km về phía Bắc). Đây là khu xử lý tập trung có quy mô lớn với nhiều loại công nghệ xử lý như đốt, tái chế,chôn lấp hợp vệ sinh. Khu xử lý này cũng xử lý nhiều loại chất thải rắn như CTR công nghiệp, CTR y tế (5 ha – Urenco 10) và CTR sinh hoạt. Tại đây cũng đã được đầu tư xây dựng trạm xử lý nước rác với công suất 3.500m3/ngày đêm (Urenco Hà Nội công xuất 1.500m3/ngày đêm, Công ty Phú Điền – SFC 1.500m3/ngày đêm, Công ty khoáng sản Minh Đức 500m3/ngày đêm). Ngoài ra, việc thu hồi khi gas từ các hố chôn lấp do Công ty PJI thực hiện. Tại quyết định số 4519/QĐ-UBND, ngày15/9/2010 UBND Thành phố phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình xây dựng Nhà máy xử lý CTR sinh hoạt công suất 2000tấn/ngày, theo hình thức BOT tại ô đất 8,2 ha trong khuôn viên khu liên hiệp xử lý CTR Nam Sơn do công ty cổ phần quốc tế AIC làm chủ đầu tư.
39
+ Giai đoạn 1: Quy mô diện tích 83,5 ha trong đó:
Có 10 ô chôn lấp hợp vệ sinh, tổng diện tích 50 ha, thực tế phải tiếp nhận trên 3500 tấn/ngày) của địa bàn 12 quận nội thành và 4 huyện Thanh Trì, Mê Linh, Đông Anh, Sóc Sơn. Ngoài ra còn phải tiếp nhận khẩn cấp rác của một số các Huyện Chương Mỹ, Hoài Đức, Đan Phượng…;
Hiện trạng:
- Ô chôn lấp số 1,2 đã đóng bãi và đạt ở cốt + 39 m (Hiện tại Công ty PJI đơn thu
hồi khí gas)
- Ô chôn lấp số 3 đã đổ rác tại cốt + 15 m và đã bàn giao cho dự án AIC.
- Ô Chôn lấp số 4-5 đã đóng bãi và đạt cốt + 39 m (Hiện tại Công ty PJI đơn thu
hồi khí gas).
- Ô chôn lấp 6-7-8 đã hợp nhất vào để đổ rác một số vị trí đã đạt cốt + 39 m và đã
đóng bãi.
- Ô chôn lấp số 9 đang lưu chứa nước rỉ rác.
- Ô chôn lấp số 10 đang lưu chứa nước rỉ rác.
- 01 khu xử lý CTR công nghiệp.
+ Giai đoạn 2:Quy mô diện tích 106 ha (tại quyết định số 6502/QĐ-UBND ngày 11/12/2009).
Diện tích mở rộng: 79,5 ha về phía Bắc 46ha hiện nay đang thực hiện đền bù và giải tỏa dân và phía Đông Nam 33,5ha của GĐ1 hiện nay về cơ bản các đơn vị thi công đã hoàn thiện 7 ô chôn lấp dự kiến đầu năm 2015 sẽ chính thức đi vào hoạt động.
b. Khu xử LHXLCT Xuân Sơn – TX Sơn Tây – Hà Nội.
40
Khu xử lý chất thải Xuân Sơn (thuộc xã Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây và xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì) là một trong các khu xử lý CTR tập trung cho khu vực phía Tây của Thủ đô Hà Nội. Khu xử lý chất thải Xuân Sơn tiếp nhận rác thải của toàn bộ rác thải sinh hoạt của 10 Huyện (Huyện Ba Vì, Huyện Chương Mỹ, Huyện Quốc Oai, Huyện Đan Phượng, Huyện Thạch Thất, Huyện Phúc Thọ, Huyện Phú Xuyên, Huyện Thanh Oai, Huyện Thường Tín, Thị xã Sơn Tây, Huyện Hoài Đức) và Thị xã Sơn Tây. Ngoài ra còn tiếp nhận thêm một phần rác của các Quận, Huyện (Quận Thanh Xuân, Quận Nam Từ Liêm, Quận Bắc Từ Liêm).
Hiện tại có 02 công nghệ xử lý rác sinh hoạt tại đây và rác sinh hoạt từ các khu vực được thu gom và xử lý như sau:
Bảng 2.9. Phân loại rác thải sinh hoạt theo vùng về xử lý theo các phƣơng pháp tại Khu liên hợp xử lý chất thải Xuân Sơn
TT Địa bàn Phƣơng pháp xử lý
Chôn lấp Đốt(Seraphin) Đốt(HTXTC)
1 Huyện Ba Vì x
2 Huyện Chương Mỹ x
3 Huyện Đan Phượng x
4 Huyện Quốc Oai x
5 Huyện Thạch Thất x
6 Huyện Phúc Thọ x
7 Huyện Phú Xuyên x
8 Huyện Thanh Oai x
9 Huyện Thường Tín x
10 Thị xã Sơn Tây x
11 Quận Thanh Xuân x
12 Quận Nam Từ Liêm x
13 Quận Bắc Từ Liêm x
14 Huyện Hoài Đức x
15 Văn phòng Chính phủ x
+ Giai đoạn 1: Quy mô diện tích 13 ha trong đó:
Năm 1998 Tỉnh Hà Tây (cũ) đã thiết kế và xây dựng khu xử lý rác thải Sơn Tây với diện tích là 4.0 ha được thiết kế đơn làm 10 hố chôn lấp diện tích mỗi hố trung bình 1.500 m2 – 2.500 m2 hiện tại đã đóng bãi.
Năm 2002 UBND Tỉnh Hà Tây (cũ) thu hồi 90.600 m2 đất nông – lâm nghiệp và thổ cư thuộc địa bàn xã Xuân Sơn – Thị xã Sơn Tây chuyển thành đất chuyên dùng để giao Công ty môi trường và công trình Sơn Tây xây dựng khu xử lý chế biến rác thải như sau:
41
Công ty CP Công nghệ môi trường xanh Seraphin xây dựng nhà máy xử lý chất thải trên diện tích 25.000 m2 được khởi công từ 2005 đến 2008 hoàn thành với công nghệ chế biến phân hữu cơ, đốt và tái chế, phần chôn lấp dưới 10% do hoạt động không hiệu quả do vây đã kết hợp với Công ty CP dịch vụ môi trường Thăng Long chuyển sang nhà máy xử lý rác bằng phương pháp đốt với công xuất 300 tấn/ngày đêm đi vào hoạt động ổn định từ tháng 1/2012.
UBND Thị xã Sơn Tây làm chủ đầu tư thi công xây dựng ô chôn lấp rác số 3 với diện tích 24.039 m2 để giải quyết tình trạng quá tải tại bãi rác Sơn Tây và đưa vào sử dụng từ tháng 8/2011 và đã đóng bãi từ ngày 15/4/2013.
UBND Thành phố Hà Nội giao Hợp tác xã Thành Công triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn bằng công nghệ đốt với công xuất 300 tấn/ngày đêm đi vào hoạt động chính thức từ 9/8/2013.
Trạm xử lý nước rác: Giai đoạn bắt đầu thực hiện xây dựng khu xử lý rác thải Xuân Sơn năm 1998 đã xây dựng một trạm xử lý nước rác bằng công nghệ xục khí. Đến năm 2009 trạm này đã xuống cấp nghiêm trọng và không thể hoạt động. Đến năm 2010 Công ty TNHH MTV môi trường đô thị Hà Nội (Urenco Hà Nội) đầu tư xây dựng một trạm xử lý nước rác với công xuất 100 m3/ ngày đêm. Đến năm 2012 đầu tư thêm một dây truyền công nghệ xử lý nước rác với công xuất là 200 m3/ ngày đêm và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15/6/2013. Với diện tích toàn bộ của trạm xử lý nước rác là 1.100 m2.
+ Giai đoạn 2: Quy mô diện tích 13 ha trong đó:
Ô chôn lấp số 1 với diện tích gần 3 ha hiện đang tiếp nhận và xử lý bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh (Do đơn vị Hợp tác xã Thành Công quản lý) từ tháng 16/4/2013.
Ô chôn lấp số 2 với diện tích 3 ha đã xây dựng xong dự kiến sẽ đi vào hoạt động cuối năm 2014 sau khi ô chôn lấp số 1 đã đóng bãi tạm thời.
Ô chôn lấp bán hiếu khí (Phương pháp Fukuoka) đang được triển khai từ hợp tác giữa 2 chính phủ Việt – Nhật thông qua trung tâm hợp tác quốc tế JICA nhật bản. Dự kiến quý I/2015 sẽ đi vào hoạt động.
c. Khu xử ký CTR Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm
+ Khu chôn lấp CTR sinh hoạt: Quy mô 6,3 ha, công nghệ chôn lấp, tiếp nhận xử lý CTR cho địa bàn huyện Gia Lâm khốilượng khoảng 60-80 tấn/ngày. Tuy nhiên hiện nay khu chôn lấp này đang sắp đầy và hiện tại đang phải vận chuyển lên khu LHXLCT Nam Sơn – Sóc Sơn để xử lý.
42
+ Nhà máy xử lý CTR Kiêu Kỵ: Quy mô 7,7 ha; công nghệ xử lý thành phân hữu cơ công suất 150 tấn/ngày, thực tế mới thực hiện được 40-50 tấn/ngày (đạt khoảng 27-30% công suất)
e. Khu xử lý CTR Núi Thoong
+ Giai đoạn 1: Bãi chôn lấp chất thải rắn Núi Thoong tại huyện Chương Mỹ với diện tích 2 ha, quy mô liên huyện và chưa đạt tiêu chuẩn. Bãi chôn lấp này hàng ngày tiếp nhận trên 40 tấn rác thải, vì sự cố rò rỉ nước rác vào nguồn nước ngầm của địa phương nên đã tạm dừng một thời gian (sau khi đã chôn lấp khoảng trên 300 tấn).Tháng 7/2010, UBND Thành phố Hà Nội đầu tư 6,5 tỷ đồng để khắc phục sự cố và tiếp tục khởi công chuẩn bị hố chôn lấp số 3.
+ Giai đoạn 2: dự kiến mở rộng bãi lên 9,2 ha, công nghệ xử lý thành phân hữu cơ. Hiện tại, khu đất đã được giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng kỹ thuật theodự án được trình duyệt.
Ngoài ra, còn có các khu xử lý cấp huyện chủ yếu là chôn lấp chưa hợp vệ sinhnhư: bãi chôn lấp CTR sinh hoạt Mỹ Thành huyện Mỹ Đức, diện tích 0,5 ha; công suất20 tấn/ngày và bãi chôn lấp CTR sinh hoạt Vân Đình huyện Ứng Hòa, diện tích 3 ha;công suất 40 tấn/ngày.
Tình hình chung tại các khu xử lý CTR sinh hoạt của Thành phố Hà Nội
Nhìn chung các bãi chôn lấp hiện nay gặp không ít những khó khăn kể trong vấn đề quy hoạch mở rộng lẫn công tác đang duy trì. Như với Khu LHXLCT Nam Sơn – Sóc Sơn – Hà Nội hiện nay.
Trong các văn bản của Thành phố cũng như theo tiến độ dự án mở rộng giai đoạn II (phía nam) thì đến giữa năm 2014 là phải bàn giao cho công tác xử lý rác thải sinh hoạt tuy nhiên hiện nay việc tiến độ thi công chậm chưa thể bàn giao được một phần có những yếu tố khách quan và chủ quan. Nhưng việc bàn giao đất “sạch”của nhà nước để cho các nhà thầu thi công vẫn còn gặp phải những khó khăn.
Phạm vi vùng ảnh hưởng để hỗ trợ nhân dân sinh sống trong khu vực chịu ảnh hưởng môi trường chưa được giải quyết rõ ràng và dứt điểm. Việc hỗ trợ các chính sách xã hội (cung cấp nước sạch cho các hộ dân quanh khu vực chịu ảnh hường) không được giải quyết kịp thời.
Hiện nay công tác vận hành duy trì Khu LHXLCT Nam Sơn gặp không ít những khó khăn:
Việc khó khăn đầu tiên ở đây phải kể đến việc tiếp nhận và xử lý của bãi Nam Sơn này đang bị quá tải. Theo công xuất thiết kế thì việc duy trì và vận hành là ở mức dưới 3.500 tấn/ngày đêm. Thế nhưng thực tế phải tiếp nhận và xử lý là trên 4.000 tấn, chưa kể
43
đến việc phục vụ trong các dịp Lễ, tết có khi lên đến gần 6.000 tấn/ngày đêm. Việc này một phần do quá trình phát triển kinh tế xã hội kèm theo là tình trạng dân số tăng nhanh trong những năm qua tại Thành phố Hà Nội. Một phần phải kể đến việc do Thành phố Hà Nội mở rộng (Việc sát nhập Hà Tây) dẫn đến phải thường xuyên tiếp nhận khối lượng rác tồn đọng của một số Huyện (Đan Phượng, Hoài Đức…) do việc quá tải tại Khu LHXLCT Xuân Sơn – Sơn Tây.
Việc phải vận hành hợp nhất giữa các ô chôn lấp 4-5-6-7-8 và nâng cao sức chứa (từ cốt 36 m lên đến 39 m) của các ô hợp nhất này dẫn đến việc phát tán mùi ra ngoài môi trường. Việc phải thường xuyên duy tu bảo dưỡng các đường công vụ vận hành trong bãi phải thường xuyên bổ sung và làm mới. Thêm vào đó việc các xe quá tải (30 tấn) đi ra – vào bãi đã làm cho cơ sở hạ tầng ở đây bị xuống cấp nghiêm trọng.
Trong quá trình tính toán thiết kế thi công đã không tính hết và lường trước được việc lượng nước rác phát sinh dẫn đến hiện nay Khu LHXLCT Nam Sơn đã phải sử dụng 02 ô chôn lấp (ô số 9 và ô số 10) để lưu chứa nước rác (khối lượng ước tính khoảng 1 triệu
m3). Hơn thế nữa đối với bãi chôn lấp hợp vệ sinh thì ngoài các vật tư để giảm thiểu và
ngăn chặn mùi phát sinh thì đất là nguồn vật tư không thể thiếu được trong quá trình vận hành bãi, thì điều này thực tế hiện nay khu LHXLCT Nam Sơn đã không còn các vị trí nào để khai thác đất sử dụng trong công tác xử lý rác thải sinh hoạt.
Hàng ngày có khoảng 400 - 500 người thu lượm phế liệu tại bãi rác Nam Sơn thời gian thu gom từ 3:00 - 6:30, trung bình họ thu được khoảng từ 30 đến 80kg phế liệu mỗi ngày. Với thời gian như vậy thì có thể nói đây là một tài nguyên vô cùng lớn từ rác thải. Chúng ta cần phải có những biện pháp để tận thu nguồn tài nguyên này. Cũng từ thực tế này thì hiện nay một số người dân sau khi thu lượm rác họ đã tự ý đi giặt rửa rác xung quanh các hệ thống mương, suối, ao, hồ dẫn đến gây mất vệ sinh môi trường và ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước mặt xung quanh khu vực.