Quá trình tự do hóa tài chín hở Việt Nam

Một phần của tài liệu Tác động của tự do hóa tài chính đến các nước đang phát triển (Trang 41 - 54)

4. Nội dung và kết quả nghiên cứu

4.3.1Quá trình tự do hóa tài chín hở Việt Nam

4.3.1.1Tự do hóa lãi suất

Quá trình tự do hóa lãi suất ở Việt Nam là quá trình điều hành cơ chế lãi suất qua các thời kỳ phát triển của nền kinh tế, được thể hiện như sau:

 Lãi suất ở thời kỳ thực thi cơ chế quản lý nền kinh tế theo phương thức quản lý kế

hoạch hóa tập trung (trước năm 1988):

Đặc trưng cơ bản của lãi suất thời kỳ thực thi chế độ quản lý nền kinh tế theo cơ chế kế

hoạch hóa tập trung kéo dài, áp dụng chính sách lãi suất bao cấp khá nặng nề, lãi suất được xây dựng thoát ly lãi suất của nền kinh tế thế giới, dẫn đến lãi suất trong thời kỳ này được hiểu với tình trạng “lãi giả và lỗ thật”, và ngân hàng không thể bảo toàn vốn của mình do lạm phát tăng cao và lãi suất thực âm.

 Lãi suất thời kỳ nền kinh tế bắt đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường phát triển theo

định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước (từnăm 1988 đến nay).

Bước ngoặt trong tiến trình đổi mới, cải cách nền kinh tế VN trong lĩnh vực ngân hàng bắt

đầu bằng Nghị định 53/HĐBT ngày 26/3/1988 với nội dung cơ bản là “hình thành việc

phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng chuyên

doanh”, làm tiền đề cho hai pháp lệnh vềNgân hàng Nhà nước và pháp lệnh về ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính ngày của Hội đồng nhà nước với nội dung chủ

yếu: Xóa hẳn mô hình ngân hàng một cấp và xây dựng mô hình ngân hàng hai cấp phù hợp với mô hình của ngân hàng các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Trong đó Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện chức năng ngân hàng của các ngân hàng, quản lý hoạt

ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng, thực hiện chức năng kinh doanh trực tiếp về

lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và ngân hàng trong nền kinh tế.

Quá trình tự do hóa lãi suất của Việt Nam được thể hiện tổng quát như sau:  Cơ chế thức thi chính sách lãi suất cốđịnh (1989-5/1992):

Đây là cơ chế lãi suất đã có từtrước nhưng có sự thay đổi căn bản, nguyên tắc của việc xác

định lãi suất là: Bảo toàn được vốn và có lãi, được áp dụng ở các doanh nghiệp của các thành phần kinh tế. Cơ chế lãi suất này được điều chỉnh theo biến động của chỉ sốgiá, đặc biệt là lãi suất ngoại tệđược áp dụng theo mức lãi suất của thị trường tiền tệ quốc tế. Thực tế vận hành trong một thời gian (1989-1992), cơ chế lãi suất thời kỳ này đã bắt đầu phát huy tác dụng, là bước chuyển của cơ chế lãi suất thực âm sang lãi suất thực dương.

Cơ chếđiều hành khung lãi suất (6/1992-1995):

Đặc trưng của cơ chếnày là Ngân hàng Nhà nước điều hành cơ chế lãi suất theo khung lãi

suất, quy định rõ sàn lãi suất tiền gửi và trần lãi suất cho vay đối với nền kinh tế. Các ngân

hàng thương mại, các tổ chức tín dụng căn cứ khung lãi suất của ngân hàng thương mại để đưa ra các lãi suất thích hợp cho mình, thực chất là bước chuyển đổi căn bản từcơ chế lãi suất âm sang lãi suất dương, đảm bảo cho các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng kinh doanh có hiệu quả, đây là cơ chế lãi suất khởi đầu cho quá trình tự do hóa lãi suất ở

Việt Nam. Trong giai đoạn này chính sách trần và sàn lãi suất có tác dụng nhất định trong

thúc đẩy kinh tế phát triển và hạn chế bớt rủi ro do lãi suất gây ra như giai đoạn trước đó.

Cơ chếđiều hành lãi suất trần (1995-7/2000):

Nét cơ bản của cơ chế điều hành trần lãi suất, đó là Ngân hàng Nhà nước đã thay đổi căn

bản cơ chếđiều hành linh hoạt trần lãi suất, bước đầu đã thực hiện tự do hóa lãi suất huy

động và linh hoạt trần lãi suất cho vay.

Từnăm 1995, các ngân hàng thương mại (NHTM) được phép tự do định mức lãi suất tiền

nhiên, Nhà nước quy định mức chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi tối đa không được quá 0,35%. Như vậy thực chất các ngân hàng vẫn phải chịu khống chế cả lãi suất tiền gửi và cho vay, cho dù mức chênh lệch lãi suất thực tế có khác nhau giữa các ngân hàng tuỳ thuộc cơ cấu chi phí cụ thể. Chính sách này có lợi cho các NHTM là duy trì được mức lợi nhuận mong muốn.

Sang năm 1997-1998, nhà nước đã không siết chặt kiểm soát mà lại có vẻ nới lỏng chính sách lãi suất, trần lãi suất được nâng lên để các NHTM có thể tăng lãi suất tiền gửi nhằm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

huy động vốn và quy định giới hạn chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi ở mức

0,35%/tháng đã dần hết tác dụng, cuối cùng là bãi bỏ.

Cơ chếđiều hành lãi suất cơ bản kèm biên độ (8.2000-5.2002):

Nội dung của cơ chếđiều hành lãi suất cơ bản kèm biên độlà Ngân hàng Nhà nước đã điều

hành cơ chế lãi suất theo luật ngân hàng để thay thế cho cơ chế lãi suất trần. Bước đầu lãi suất cho vay bằng ngoại tệđã được tự do hoá. Vềcơ bản, các ngân hàng thương mại, các tổ

chức tín dụng được ấn định lãi suất cho vay trên cơ sở lãi suất thị trường quốc tế và cung cầu vốn trong nước của từng loại ngoại tệ. Sau đó đến lãi suất đồng Việt Nam được tự do hoá.

Mặc dù chính sách lãi suất được coi là tự do hoá nhưng vẫn tồn tại lãi suất cơ bản do NHNN công bố. Lãi suất cơ bản được áp dụng và được xác định hàng tháng trên cơ sở

tham khảo lãi suất cho vay của 15 NHTM áp dụng với khách hàng tốt nhất. Tuy nhiên, nhiều khi lãi suất này có thểđược quyết định bởi 4 NHTM nhà nước vì thị phần tín dụng của 4 ngân hàng này chiếm trên 70% thịtrường trong nước.

Cơ chếđiều hành lãi suất thỏa thuận (2002 – 2005)

Quyết định 546/2002 QĐ-NHNN về việc thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận trong hoạt

động tín dụng là 1 bước ngoặt lớn đánh dấu sự mở đầu trong việc thực hiện cơ chế tự do hóa lãi suất trong nền kinh tế đối với hoạt động tín dụng và lãi suất cơ bản công bố của

NHNN dần dần sẽ mang tính chất tham khảo đối với các tổ chức tín dụng trong việc xác

định lãi suất từng thời kỳ.

Cơ chế lãi suất thỏa thuận lấy lãi suất cơ bản làm nền tảng (2006 đến nay)

Trong giai đoạn này, các ngân hàng thương mại được phép áp dụng lãi suất thỏa thuận đối với các khoản huy động và cho vay, và lãi suất cơ bản đóng vai trò tham khảo. Tuy nhiên, mức lãi suất cho vay bị khống chếở mức trần là không được phép vượt quá 150% lãi suất

cơ bản.

Đến năm 2008, NHTW quay lại sử dụng công cụhành chính để tác động trực tiếp vào lãi

suất nền kinh tế

Trong năm 2008, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã tăng lãi suất cơ bản 3 lần và tới thời

điểm tháng 6/2008, mức lãi suất đang là 14%, mức cao nhất ở Châu Á, từ mức 12% trước

đó. Ngân hàng nhà nước (NHNN) cũng giảm giá đồng VND 2% trong tháng này nhằm giải

tỏa áp lực đối với đồng tiền trong nước.

Ngày 26/2/2010 NHNN đã ban hành Thông tư 07/2010/TT-NHNN cho phép các NHTM

được thực hiện lãi suất thỏa thuận đối với các khoản vay trung dài hạn. Điều đó có nghĩa là NHTM có thể thỏa thuận với khách hàng để cho vay với lãi suất cao hơn lãi suất trần cho các khoản vay trung dài hạn.

Vào ngày 14/4/2010 Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 12/2010/TT-NHNN

hướng dẫn tổ chức tín dụng cho vay bằng VND đối với khách hàng theo lãi suất thỏa thuận.Với thông tư này, chỉ đạo của Chính phủ về việc mở cơ chế thỏa thuận lãi suất đối với các khoản vay ngắn hạn chính thức được triển khai, sau khi cơ chế trên đã được mởđối với các khoản vay trung và dài hạn trước đó. Đến đây nhà nước đã thực hiện chính sách thỏa thuận hoàn toàn.

4.3.1.2Tự do hóa tỷ giá hối đoái

Tự do hóa tỷ giá hối đoái (TGHĐ)ở Việt Nam là quá trình thay đổi từ tỷ giá cốđịnh, sang tỷ giá cố định có điều chỉnh đến công bố tỷ giá theo mức hình thành cuối ngày trên thị trường.

NHNN đã thực hiện việc công bố tỷ giá trên cơ sở tỷ giá bình quân chung trên thị trường

liên ngân hàng và kèm theo biên độ dao động cho phép. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giai đoạn 1988 đến 1991

Từnăm 1987 đến năm 1991 là giai đoạn đầu tiên thực hiện cải cách cơ chế điều chỉnh tỷ giá đồng Việt Nam (VND) với Đôla Mỹ. Thời kỳ này tốc độ lạm phát diễn ra với tỷ lệ cao chóng mặt.

Năm 1988 với sự tham gia của NHNN, Chính phủ đã ban hành văn bản quản lý ngoại hối mới nhằm khuyến khích mọi nguồn ngoại tệ chuyển vào Việt Nam và tập trung thu hút nguồn ngoại tệtrong nước cho mục tiêu phát triển kinh tếđất nước.

Sau đó, NHNN đã tham mưu cho Chính phủ thành lập quỹ điều hoà ngoại tệ để tập trung

đáp những nhu cầu thiết yếu của nền kinh tếtrong giai đoạn đầu còn khó khăn và can thiệp thị trường đểổn định tỷ giá.

TGHĐ được xác lập và vận hành ở Việt Nam trong giai đoạn trước tháng 3/1989 là chếđộ

đa tỷgiá, được xác lập để phục vụ cho kế hoạch của Nhà nước, không xuất phát từ thực tại trong nền kinh tế trong và ngoài nước và hậu quả làm cho việc tính toán, phản ánh thu chi

ngân sách Nhà nước bị sai lệch, công tác điều hành ngân sách Nhà nước gặp khó khăn, cản

trở các quan hệ kinh tế cảtrong và ngoài nước. Đây cũng là vừa một biểu hiện và cũng vừa là kết quả của một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung.

Tháng 3/1989 Nhà nước công bố bỏ tỷ giá kết toán nội bộ, xóa bỏ mọi chế độ trợ giá cho hoạt động ngoại thương. Tỷ giá chính thức được NHNN công bố căn cứ vào tỷ lệ lạm phát, lãi suất trên thị trường, cán cân thanh toán,tham khảo diễn biến giá trên thịtrường tự do và

giá vàng trên thị trường quốc tế và trong nước. Trên cơ sở này các NHTM xây dựng cho mình một tỷgiá chung để giao dịch hàng ngày với biên độdao động cho phép.

Giai đoạn này, trong sự biến động chung của giá trong nước và quốc tế, tỷ giá cũng được

bước đầu điều chỉnh mặc dù chỉ số giá cả hằng năm biến động rất lớn. Nếu tính đơn thuần về mặt số học và các công thức lý thuyết về sức mua ngang giá của đồng Việt Nam với ngoại tệ thì tỷ giá đồng Việt Nam phải phá giá rất lớn. Tuy nhiên, với chức năng chính của

NHTW là đảm bảo sự ổn định giá cả trong nước, thúc đẩy xuất khẩu, đồng thời khuyến khích tối đa nguồn vốn trong nước và quốc tế. Để giải quyết vấn đề trên, trước hết NHNN

đã từng bước đưa dần tỷ giá lên (tức phá giá đồng Việt Nam). Thực tế, cách điều chỉnh tỷ giá đồng Việt Nam với ngoại tệ (chủ yếu là USD) là mức giá cả dù biến động lớn, nhưng tỷ

lệđiều chỉnh tỷ giá chỉ khoảng từ 10- 30% so với mức thay đổi giá thực tế.

Giai đoạn 1991-1994

Đây là giai đoạn tiếp theo của quá trình chuyển đổi cơ chế tỷ giá theo hướng thị trường.

Trong giai đoạn này tất cả các nước XHCN cũ có quan hệ thanh toán với Việt Nam đều

đồng loạt chuyển sang thanh toán với Việt Nam bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi trong cả

quan hệ mậu dịch và phi mậu dịch. Việc chuyển đổi có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng

thanh toán của Việt Nam bằng dự trữ ngoại tệ tự do chuyển đổi, vì từ trước những năm

1991 hầu hết nguồn thu ngoại tệ của Việt Nam đều bằng đồng Rúp chuyển nhượng, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi.

Năm 1991 việc thành lập 2 trung tâm giao dịch ngoại tệ tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (nền móng của thị trường hối đoái) là bước ngoặt của hệ thống ngân hàng trong quá trình đổi mới điều hành theo cơ chế thị trường. Thông qua việc mua bán trên thị trường này, NHTW kịp thời nắm bắt cung cầu ngoại tệđểđiều hành chính sách tiền tệ cũng như tỷ

giá theo tín hiệu thị trường. Việc các NHTM và các tổ chức kinh tế tham gia vào giao dịch tại hai trung tâm là bước điđầu tiên trong giao dịch ngoại tệtheo cơ chế thị trường. Tỷ giá

ngoại tệ và đồng Việt Nam được hình thành tương đối khách quan theo quan hệ cung cầu trên thị trường

Từnăm 1992, chính phủđã thay đổi cơ chếđiều hành tỷgiá như sau:

- Quy định biên độ giao động của tỷ giá với tỷ giá chính thức được công bố bởi Ngân hàng

nhà nước (công bố tỷ giá chính thức mỗi ngày và xác định rõ biên độ giao động)

- Tăng cường sức mạnh của các biện pháp hành chính mà cụ thể là buộc các đơn vị kinh tế (trước hết là đơn vị kinh tế quốc doanh) có ngoại tệ phải bán cho Ngân hàng theo tỷ giá nhất định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bãi bỏ hoàn toàn hình thức quy định tỷ giá nhóm hàng trong thanh toán ngoại thương giữa ngân sách với các đơn vị kinh tế tham gia vào hoạt động ngoại thương. Thay vào đó là việc áp dụng tỷ giá chính thức do Ngân hàng nhà nước công bố.

Những thay đổi này đã làm cho USD giảm giá, nạn đầu cơ ngoại tệ căn bản được giải tỏa, tỷ giá trên thịtrường chính thức không có chênh lệch nhiều so với tỷ giá trên thịtrường chợ

đen. Tuy nhiên, chính sách TGHĐ trong giai đoạn này khá thụ động, VND được đánh giá

quá cao so với giá trị thực của nó, Nhà nước không có sự điều chỉnh nào về TGHĐ khi

Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ vào cuối năm 1993, cán cân thương mại của Việt Nam bị thâm hụt nghiêm trọng.

Giai đoạn từtháng 10/1994 đến 1997

Khi thịtrường ngoại tệđã phát triển đến một mức độ nhất định và 2 trung tâm giao dịch đã không còn phù hợp, thịtrường ngoại tệ Liên ngân hàng ra đời (10/1994), thay thế hoạt động của 2 trung tâm giao dịch với sốthành viên tham gia đầu tiên là 24 NHTM và đến nay là đã

có hơn 40 thành viên. Thành viên tham gia thị trường Liên ngân hàng ngoài các ngân hàng

thương mại còn có cả những nhà xuất khẩu lớn và các tổ chức có thu ngoại tệ lớn.

Sựra đời của thị trường Liên ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu giao dịch ngoại tệtăng cao.

tỷ giá VND với ngoại tệđược hình thành một cách khách quan hơn và phản ánh thực tếhơn

sức mua của VND. Đó là bước phát triển mới và ở mức độ sâu hơn, cao hơn của hoạt động ngoại tệở Việt Nam .

Qua thị trường này, NHNN có thể nắm bắt được nhu cầu tổng thể của nền kinh tế về ngoại tệ trong từng thời kỳ, điều tiết kịp thời TGHĐ. Thực tế tỷ giá chính thức đã được điều chỉnh ngày một linh hoạt, biên độ giao dịch cho các NHTM đã được mở rộng liên tục.

Từ1997 đến nay:

Trong năm 1997 ,cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực nổ ra và gây hậu quả nghiêm trọng cho các nền kinh tế trong khu vực, đặt Việt Nam trước sức ép phá giá nội tệ. Việt

Nam đã thận trọng và nhiều lần điều chỉnh tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam bằng nhiều hình thức.

Từ12/1999, Ngân hàng Trung ương thực hiện một bước đổi mới vềcơ bản vềđiều hành tỷ

Một phần của tài liệu Tác động của tự do hóa tài chính đến các nước đang phát triển (Trang 41 - 54)