Hệ thống GMM

Một phần của tài liệu Tác động của tự do hóa tài chính đến các nước đang phát triển (Trang 35 - 37)

4. Nội dung và kết quả nghiên cứu

4.2.2Hệ thống GMM

Hệ thống ước lượng GMM được trình bày trong bảng 6 và sau khi kiểm soát vấn đề nội sinh của các biến giải thích, tác giả thấy rằng tự do hóa tài chính vẫn có một tác động

dương và có ý nghĩa qua đó ủng hộ cho các kết quả nghiên cứu trước từước lượng fixed effects vềtác động dương đáng kể của tựdo hóa tài chính đến tăng trưởng kinh tế. Các kết quả này có ý nghĩa rằng tự do hóa hệ thống tài chính của các nước SSA đã làm gia tăng

hiệu quảđầu tư và qua đó được thể hiện trong tăng trưởng GDP thực bình quân đầu người. Các kết quả này nhấn mạng tầm quan trọng của một lĩnh vực tài chính phát triển trong việc

kích thích tăng trưởng kinh tế thông qua tác động của chúng lên rủi ro bảo hiểm và liên doanh, giảm chi phí giao dịch, tạo tính thanh khoản và đầu tư vốn vào các khu vực năng

suất nhất của nền kinh tế. (Gibson và Tsakalatos,1994).

Từ các số liệu thống kê, tác giả thấy rằng hệ thống ước lượng GMM có giá trị và phù hợp bởi vì kiểm định Sargan ủng hộ tính hợp lý của các biến công cụ và từ kiểm định chuỗi

tương quan second-order tác giả không thể bác bỏ giả thuyết là không có mối tương quan

chuỗi second –order. Kết quả cho các biến khác hầu như không thay đổi nhiều so với những kết quả trong bảng 5. Đầu tư và nợ có hệ số lần lượt và dương và âm và đều có ý nghĩa, và tỷ lệ tuổi thọ kỳ vọng thì dương và có ý nghĩa trong phương trình 2.

Một phần của tài liệu Tác động của tự do hóa tài chính đến các nước đang phát triển (Trang 35 - 37)