Các kênh truyền dẫn mối quan hệ giữa tự do hóa tài chính và tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu Tác động của tự do hóa tài chính đến các nước đang phát triển (Trang 26 - 34)

4. Nội dung và kết quả nghiên cứu

4.1.4 Các kênh truyền dẫn mối quan hệ giữa tự do hóa tài chính và tăng trưởng kinh tế

tế

Có những bằng chứng rất giá trị mà hội nhập tài chính mang lại như là một chất xúc tác quan trọng cho rất nhiều các lợi ích gián tiếp, mà tác giả gọi là những “lợi ích đi kèm” tiềm

năng. Các lợi ích đi kèm này có thể bao gồm cả sự phát triển của hệ thống tài chính trong

nước, các thể chế tài chính (được định nghĩa theo phạm vi rộng bao gồm các chính sách

điều hành, hệ thống pháp luật, v.v…), các chính sách kinh tế vĩ mô tốt hơn, v.v…Vì thế các lợi ích đi kèm này sau đó sẽ dẫn đến tăng trưởng cao hơn thông qua lợi ích từ hiệu quả phân bổ các nguồn lực.

Ý nghĩa thực tiễn của quan điểm này khá mạnh mẽ. Đầu tiên, nó cho thấy rằng tác động có lợi của hội nhập tài chính đến tăng trưởng có thể mất một thời gian để xuất hiện bởi vì nó hoạt động thông qua các kênh gián tiếp hơn là chỉ trực tiếp thông qua tài trợ đầu tư trong nước. Quan trọng hơn, nó còn cho thấy rằng, trong một mô hình hồi quy, có thể rất khó phân biệt tác động của hội nhập tài chính nếu nó bao gồm các biến đo lường chất lượng của các thể chế, sự phát triển của khu vực tài chính, chất lượng của các chính sách kinh tế vĩ

mô, v.v…Tóm lại, có rất nhiều kênh để hội nhập tài chính có thểtác động có lợi đến tăng trưởng. Vấn đề này không thể được giải quyết chỉ đơn giản bằng các kĩ thuật như ước

lượng biến công cụ, điều này sẽ bỏ qua tính logic của hệ thống mà tác giả chú tâm là cách mà hội nhập tài chính tác động đến tăng trưởng thông qua tất cả các kênh, gián tiếp và trực tiếp.

4.1.4.1Các điểm bắt đầu

Rất nhiều nghiên cứu đã cố gắng để giải quyết câu hỏi những điều kiện ban đầu nào có thể

giúp chuẩn bị nền tảng cho sự mở cửa tài chính để tạo ra lợi ích tăng trưởng cho một quốc gia và hạn chế rủi ro. Có rất nhiều bằng chứng cho thấy việc mở cửa quá sớm tài khoản vốn mà không có một khu vực tài chính phát triển và được giám sát chặt chẽ, các thể chế tốt , và các chính sách kinh tế vĩ mô đúng đắn có thể làm tổn thương quốc gia đó bằng cách làm

cho cấu trúc dòng vốn không thuận lợi và làm quốc gia đó dễ tổn thương hơn khi dòng vốn dừng hoặc đảo chiều đột ngột. Ngoài ra, quá trình toàn cầu hóa dường như diễn ra thuận lợi

hơn khi tựdo hóa thương mại tiến hành trước hội nhập tài chính. Vì vậy chính sựtương tác

giữa tự do hóa tài chính và một tập hợp các điều kiện ban đầu này sẽ dẫn đến tăng trưởng và biến động.

Thật không may, các bài nghiên cứu hiện tại chỉ xác định được tầm quan trọng của các tác

động của các mức giới hạn (ngưỡng) trong các chiều cụ thể. Có rất ít các nghiên cứu về tầm quan trọng có liên quan của các điểm bắt đầu khác nhau và những đánh đổi giữa các điều kiện điểm bắt đầu khác nhau. Điều hữu ích nhất cho các quốc gia đang dự tính tự do hóa tài khoản vốn là một điểm bắt đầu hỗn hợp mà quyết định sự sẵn sang đón nhận sự thay đổi chính sách này. Nếu thiếu phương pháp này, rất khó để quyết định khi nào một quốc gia nên tiến hành hội nhập tài chính.

Quan điểm của tác giả là, trong khi những rủi ro là không bao giờ có thể tránh được, có nhiều cách để phát triển phép tính giữa lợi ích và rủi ro của tự do hóa tài chính. Tuy nhiên, không có một cách tiếp cận thống nhất nào về việc mở cửa tài khoản vốn mà tốt cho tất cả

mọi quốc gia. Thật vậy, quan điểm về các lợi ích đi kèm có thể cung cấp một cách để tiến hành tự do hóa tài khoản vốn mà xem xét đến hoàn cảnh từng quốc gia (các điều kiện ban

đầu) cũng như là các ưu tiên tương đối của những lợi ích đi kèm cho từng quốc gia.

4.1.4.2Lợi ích đi kèm của tự do hóa tài chính

Các lợi ích đi kèm mà các tác giảđã xác định ở trên sẽthúc đẩy hiệu quả, mà rộng hơn nữa,

là tăng trưởn năng suất tổng hợp TFP. Như vậy, cách tiếp cận của tác giả đã kết nối rất tốt với các nghiên cứu hiện tại về việc nhấn mạnh tăng trưởng TFP như là một nhân tố chính

của tăng trưởng dài hạn. Nhưng đến nay vẫn chưa có nghiên cứu thực nghiệm nào xem xét

việc liệu rằng tự do hóa tài chính có thúc đẩy tăng trưởng năng suất tổng hợp TFP hay không.

Mặc dù tự do hóa tài chính, về lý thuyết, sẽ có tác dụng thông qua các dòng chảy vốn gia

chính được cho là có những tiềm năng lớn hơn so với các lợi ích trực tiếp. Bây giờ tác giả

sẽ xem xét bằng chứng cho ba lĩnh vực chủ yếu mà các lợi ích gián tiếp có thể trở nên quan trọng – sự phát triển của lĩnh vực tài chính, chất lượng các thể chế và chính sách kinh tế vĩ

mô.

Các bằng chứng thực nghiệm chính thức cho thấy một cách mạnh mẽ rằng hội nhập tài chính sẽ thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính trong nước, mặc dù, tất nhiên, điều này không loại trừ khảnăng rằng trên thực tế hội nhập tài chính được nuôi dưỡng bởi một khu vực tài chính phát triển. Mặc dù có những giảđịnh mạnh mẽ trong nghiên cứu cho rằng tự do hóa tài chính làm gia tăng chất lượng thể chế và cách điều hành, hầu hết các bằng chứng thực nghiệm gần đây rất hạn chế. Các bằng chứng cho rằng tựdo hóa tài chính ngăn

trở các chính sách kinh tế vĩ mô thì yếu và đầy các vấn đề.

 Chất lượng các thể chếvà chính sách điều hành

Một trọng tâm khác của các nghiên cứu gần đây về các “lợi ích đi kèm” là mối quan hệ

giữa tự do hóa tài chính và điều hành doanh nghiệp. Ngày càng có nhiều các nghiên cứu gần đây kiểm định các tác động của tự do hóa tài chính cho việc điều hành rộng lớn hơn,

cũng như mối quan hệ giữa doanh nghiệp và việc quản lý công. Tuy nhiên, các chứng cứ cho 2 quan điểm này khá hạn chếtrong giai đoạn này.

 Điều hành doanh nghiệp

Nhà đầu tư nước ngoài có thể có các kĩ năng và kĩ thuật thông tin mà cho phép họ giám sát quản lý tốt hơn so với nhà đầu tư địa phương. Quá trình toàn cầu hóa cũng làm biến đổi thị trường cho việc kiểm soát doanh nghiệp – nó gia tăng sự giám sát của các nhà quản lý cả

bằng các cổđông hiện hữu và các nhà thầu tiềm năng bên ngoài.

Các bằng chứng thực nghiệp về tự do hóa tài chính và điều hành doanh nghiệp, trong khi vẫn còn tương đối thưa thớt, có vẻ không hỗ trợ quan điểm cho rằng sự gia tăng cạnh tranh

nước ngoài có thể dẫn đến việc điều hành doanh nghiệp tốt hơn. Nguồn FDI từ các nước

được kiểm soát chặt chẽ và quản lý tốt có thể hỗ trợ cho sự phát triển thể chế và điều hành

có thểđược giảm nhẹ bằng tự do hóa tài chính, một phần bằng cách nâng cao sự kỳ vọng và nhu cầu của các nhà đầu tư địa phương thông qua các tiêu chuẩn quản trị tốt hơn.

 Quản lý công và vấn đề tham nhũng

Có một số nghiên cứu nghiệp dư về mối quan hệ giữa tự do hóa tài chính và quản lý công

(được đo lường bằng sự tham nhũng, quan liêu, minh bạch của các chính sách của chính phủ,…). Tuy nhiên, các vấn đề điều hành doanh nghiệp và quản lý công kết nối với nhau rất sâu sắc.

Việc xem xét khía cạnh của nền kinh tế cũng được đưa vào, cùng với hội nhập tài chính làm buông lỏng các cơ chế quyền lực mà cho phép một số nhóm ngăn chặn các cải cách. Khi một nền kinh tế cho phép giao dịch qua biên giới và các dòng chảy tài chính, nó làm suy yếu phe đối lập đương nhiệm để tiến hành cải cách và tạo điều kiện phát triển khu vực tài chính.

 Các chính sách kinh tế vĩ mô

Các tác giả đã bàn luận về việc bằng cách nào tự do hóa tài khoản vốn có thểáp đặt kỷ luật lên các chính sách kinh tế vĩ mô vì nó làm tăng các chi phí tiềm năng liên quan tới các chính sách yếu kém và tăng cường lợi ích của các chính sách tốt. Chính vì tự do hóa tài khoản vốn làm cho quốc gia dễ bị tổn thương bởi sựthay đổi đột ngột trong tâm lý các nhà

đầu tư nước ngoài, nó có thể là một tín hiệu cho sự cam kết các chính sách kinh tế vĩ mô tốt

hơn. Thật vậy, ngay cả những người hoài nghi về lợi ích của hội nhập tài chính đã đồng ý rằng đây có thể là một trong những lợi ích tiềm năng quan trọng nhất của tự do hóa tài khoản vốn. Không may là những bằng chứng thực nghiệm về vấn đề này vẫn còn thưa thớt. Thực tế, giai đoạn gần đây của tựdo hóa tài chính được đánh dấu bởi xu hướng chống lạm phát trong hầu hết tất cả nền kinh tế trên thế giới đã khiến một số tác giả cho rằng tự do hóa tài chính cải thiện hiệu quả của chính sách tiền tệ. Quá trình toàn cầu hóa đã dẫn đến gia

tăng cạnh tranh trong thị trường hàng hóa và lao động (làm giảm mức giá và gia tăng tiền

lương cũng như sự linh hoạt trong giá cả), do đó làm cho tác động thực sự của các chính sách tiền tệ nhỏ hơn và tạm thời hơn. Do đó, có ít động lực để các ngân hàng trung ương

theo đuổi chính sách lạm phát (và ít động lực để các chính trị gia gây áp lực cho các ngân hàng)

Trong mọi trường hợp, sự mở cửa tài chính có thể làm cho việc áp dụng các chính sách tiền tệ trở nên phức tạp hơn ởcác nước đang phát triển. Ví dụ, sự toàn cầu hóa làm gia tăng tính

không chắc chắn về khoảng cách sản lượng ( dễ tiếp xúc với các cú shock sản lượng xuất phát từ nước ngoài ), khoảng cách lạm phát ( thông qua tác động của các dòng vốn lên giá tài sản) và cơ chế gia dịch tiền tệ(ngân hàng trung ương có ít quyền kiểm soát hơn đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại trong nước). Tuy nhiên, việc liệu rằng những yếu tốnày có giúp thúc đẩy hiệu quả của chính sách tiền tệhay không, là chưa rõ ràng, mặc dù thực tế rằng rất nhiều thịtrường mới nổi đã trởnên độc lập hơn, ngân hàng trung ương tập trung vào lạm phát một cách thành công.

Các quốc gia có độ mở cửa tài chính cao thường có thể dẫn đến chính sách tiền tệ tốt hơn trong điều kiện lạm phát thấp hơn. Tuy nhiên, không có bằng chứng cho mối quan hệ có hệ

thống giữa sự mở cửa tài chính và hiệu quả của chính sách tài khóa.

4.1.4.3Kết luận vềảnh hưởng của điểm bắt đầu đến kết quả của tự do hóa tài chính

Các tác giả chuyển qua một cuộc thảo luận đầy đủhơn về 4 tập hợp các tính năng liên quan đến chính trị và cấu trúc mà có vẻ như tương tác với tự do hóa tài chính theo những cách quan trọng đểxác định hiệu quả của kinh tế vĩ mô và những tác động ảnh hưởng đến sự cân bằng trong ngắn hạn. Danh sách này bao gồm sự phát triển của khu vực tài chính, chất

lượng thể chế tổng thể, khung chính sách kinh tế vĩ mô và hội nhập thương mại. Mỗi một yếu tố này tự bản thân nó có ảnh hưởng đến tăng trưởng, nhưng mối quan tâm của tác giảở đây nằm trong một câu hỏi hẹp hơn là làm cách nào chúng có thể ảnh hưởng đến kết quả (tăng trưởng và biến động) của hội nhập tài chính. Như đã đề cập ở trước, có rất nhiều điểm

tương tự giữa các lợi ích đi kèm của hội nhập tài chính và những điều kiện về mức ngưỡng thảo luận dưới đây. Thật vậy, cuộc thảo luận này nhấn mạnh những khó khăn liên quan đến việc cố gắng rút ra được một kết luận mạnh mẽ vềtác động của hội nhập tài chính.

 Mối tương tác giữa sự phát triển của khu vực tài chính và tự do hóa tài chính

Các nghiên cứu gần đây cung cấp những bằng chứng thực nghiệm ủng hộ quan điểm cho rằng sự phát triển của khu vực tài chính khuếch đại những lợi ích tăng trưởng liên quan đến dòng chảy FDI.

Sự phát triển của khu vực tài chính cũng cải thiện các lợi ích của dòng chảy vốn. Sự phát triển của thị trường tài chính tăng cường các lợi ích tăng trưởng của tự do hóa thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, kỳ lạ là, kết quả trở nên yếu hơn khi tác giả sử dụng doanh thu thị trường chứng khoán hơn là tỷ lệ giữa tín dụng tư nhân trên GDP để đo lường phát triển tài chính.

Một lợi ích to lớn khác của sự phát triển của khu vực tài chính là tác động tích cực của nó

đến sự ổn định của kinh tế vĩ mô, mà ngược lại có tác động đến khối lượng và thành phần của các dòng vốn. Trong lý thuyết, bằng cách mở rộng phạm vi và khảnăng đa dạng hóa, các thị trường tài chính phát triển làm giảm bớt ảnh hưởng của các cú shock và giúp làm giảm sự biến động của kinh tế vĩ mô. Các cuộc khủng hoảng kinh tế tại các thị trường mới nổi đã liên tục chứng minh tầm quan trọng của một thị trường tài chính nội địa sâu sắc và

được giám sát tốt trong quá trình hội nhập tài chính.

 Vai trò của việc điều hành và các thể chế trong việc thúc đẩy lợi ích tăng trưởng của hội nhập tài chính

Chất lượng các thể chế có vai trò quan trọng trong việc quyết định không chỉ kết quả của hội nhập tài chính mà còn mức độ của hội nhập trên thực tế nữa. Hơn nữa, chất lượng của các thể chế còn có ảnh hưởng mạnh mẽđến thành phần của các dòng vốn chảy vào các nền kinh tế đang phát triển mà thông qua kênh này nó có thểảnh hưởng đến hiệu quả của kinh tế vĩ mô.

Chất lượng các thể chế là yếu tố quan trọng nhất dòng vốn chảy vào các nước đang phát

triển. Tự do hóa tài chính thậm chí có thể dẫn đến các dòng vốn chảy từcác nước nghèo (và

có cơ chế điều hành yếu kém) sang các nước giàu. Việc điều hành và các chỉ số thể chế

Thành phần các dòng vốn chảy vào dường như có thểtiên đoán mạnh mẽ cho các cuộc sụp

đổ tiền tệ. Đặc biệt, tỷ lệ FDI trong tổng nguồn vốn chảy vào quốc gia có liên quan tới khả năng xảy ra khủng hoảng tiền tệ. Một khía cạnh khác là cấu trúc đáo hạn của các khoản nợ nước ngoài (khoản nợ ngắn hạn càng nhiều, càng có khả năng xảy ra khủng hoảng) và mệnh giá tiền tệ của các khoản nợ nước ngoài (nợ ngoại tệ càng nhiều, càng có khả năng

xảy ra khủng hoảng).

 Chính sách kinh tế vĩ mô và tự do hóa tài chính

Có rất nhiều bài nghiên cứu trói buộc chất lượng của các chính sách kinh tế vĩ mô đến mức

độ và thành phần các dòng vốn vào cũng như khảnăng dễ tổn thương đối với khủng hoảng. Rất nhiều bài nghiên cứu tập trung vào trình tự tự do hóa tài chính cho rằng tự do hóa tài khoản vốn có khả năng thành công nếu như nó được thực hiện trong môi trường được hỗ

trợ bởi các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá hối đoái vững mạnh.

Cơ chế tỷ giá hối đoái cố định về nguyên tắc cung cấp một chiếc mỏ neo tiền tệ minh bạch

Một phần của tài liệu Tác động của tự do hóa tài chính đến các nước đang phát triển (Trang 26 - 34)