Thách thức ( threats)

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA HÃNG HÀNG KHÔNG JETSTAR PACIFIC AIRLINES potx (Trang 40 - 44)

- Chiến lược tạo bầu không khí làm việc: Ngoài yếu tố tiền lương và các phúc lợi xã

2.2. Thách thức ( threats)

T1: Giá xăng dầu tăng cao làm tăng chí phí giảm lợi nhuận khi hãng không tăng giá vé.

T2: Thị trường thuê máy bay khan hiếm. Tất cả các hãng hàng không đều có cùng một nhận định: Sử dụng đội tàu bay cùng chủng loại sẽ đảm bảo tính ổn định của lịch bay, giúp công ty tiết kiệm chi phí khai thác, chi phí bảo dưỡng kỹ thuật; việc thuê máy bay chỉ trả tiền hàng tháng trong khi mua phải trả tiền một lần. Vì vậy, các hãng hàng không “đua nhau” thuê máy bay. Ví dụ: từ 22/8 đến 5/9, Công ty cho thuê máy bay VALC đã chuyển giao cho Vietnam Airlines 2 chiếc Airbus A321-200, Vietnam Airlines thuê 8 chiếc máy Boeing 787-9 Dreamliner của Air Lease Corp của Mỹ; năm ngoái Jetstar Pacific không thuê chiếc nào, năm nay con số này lên đến 4 chiếc. Hay Mekong sau một thời gian khai thác đường bay ngắn để tránh cạnh tranh với Vietnam Airlines thì có phương án thuê máy bay A320 để khai thác với đường bay dài.

T3: Điều kiện tự nhiên chưa thuận lợi: Hằng năm nước ta hứng chịu nhiều cơn bão nên khó khăn cho việc di chuyển bằng máy bay, máy bay rất dễ gặp sự cố trong điều kiện thời tiết xấu, sương mù dày đặc. Khi gặp điều kiện thời tiết xấu, hãng hàng không phải chuyển hướng hạ cánh so với dự định hoặc hoãn chuyến bay.Như vậy hãng hàng không có thể gặp một vài sự cố và mất đi một lượng khách hàng nhất định.

T4: Tình hình cạnh tranh trên thị trường hàng không ngày càng khốc liệt, với sự tham gia của nhiều hãng hãng không quốc tế lớn và một số hãng hàng không giá rẻ.Các hãng hàng không giá rẻ nước ngoài cũng đang cung cấp 10-12 chuyến bay trực tiếp từ Việt Nam tới các nước Đông Nam Á khác.

T5: Toàn cầu hoá đem lại những ảnh hưởng nhất định cho ngành hàng không Việt Nam khi ngành hàng không quốc tế đối mặt với những khó khăn. Ngành hàng không trong nước

nói chung và JPA nói riêng đòi hỏi phải đáp ứng những tiêu chuẩn quốc tế và chịu nhiều áp lực hơn.

2.3.Điểm mạnh ( strengths)

S1: Ban quản trị có năng lực, tầm nhìn. Chủ tịch HĐQT của Jetstar Pacific Airlines là ông Dương Chí Thành, tốt nghiệp ĐH Ngoại thương, từng giữ rất nhiều các chức vụ quan trọng của Vietnam Airline.Tổng GĐ của Jetstar Pacific Airlines là ông Lê Hồng Hà. Bước vào công tác tại Vietnam Airlines từ năm 1993, và giữ chức vụ GĐ Văn phòng khu vực miền Trung của Vietnam Airlines từ năm 2008 cho tới nay.

S2: Tiềm lực tài chính lớn, có khả năng chịu rủi ro, hoãn chuyến bất ngờ mà không báo trước và có thể kéo dài hoặc chịu rủi ro tài chính khi gặp vấn đề về pháp luật.

S3: Thương hiệu mạnh được nhiều người biết đến.

S4: Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, chu đáo.

S5: Thời gian vận chuyển nhanh, thời gian quay vòng hoạt động nhanh. S6: Chiếm thị phần lớn đối với thị trường hàng không giá rẻ.

S7: Hệ thống công nghệ thông tin rất tiên tiến về bảo mật, tiện dụng : add infant không phải qua hãng, qua email sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Hệ thống này cho phép Jetstar phát triển đại lý rất nhiều mà không sợ mất kiểm soát.

S8: Cung cấp dịch vụ “Bảo hiểm du lịch Jetcover” dành cho khách hàng đi tới bất kỳ điểm đến nào của Hãng Hàng không Jetstar. An tâm tận hưởng chuyến bay của bạn với bảo hiểm Jetcover. Với mức phí hợp lý từ 40.000 đồng cho hành trình một chiều hoặc từ 65.000 đồng cho hành trình nội địa khứ hồi ngắn ngày, du khách sẽ hoàn toàn an tâm cho những tình huống xảy ra ngoài dự kiến với những quyền lợi thiết thực

• Hỗ trợ chi phí y tế do tai nạn dành cho hành trình khứ hồi 800.000.000 đồng

• Hỗ trợ khi chuyến bay bị trì hoãn lên đến 800.000 đồng.

• Hỗ trợ khi hành lý bị thất lạc hoặc hư hỏng lên đến 4.800.000 đồng.

• Và còn nhiều quyền lợi khác… Khi du khách đang ở nước ngoài, trung tâm Dịch vụ hỗ trợ khẩn cấp toàn cầu 24/7 của Công ty Bảo hiểm Chartis luôn hỗ trợ bạn trong mọi tình huống khẩn cấp, giải đáp mọi thắc mắc, trợ giúp bằng ngôn ngữ tiếng Việt và các ngôn ngữ khác.

W1: Giá trị dịch vụ chưa cao, có nhiều bất tiện: tự do ăn uống, trả chi phí cho các dịch vụ cộng thêm như chăn đắp, đồ ăn theo yêu cầu, dịch vụ giải trí....

W2: Điệu kiện cơ sở vật chất không đạt chuẩn như máy bay đậu khá xa.

W3: Không được đổi vé hoặc nếu không hoàn vé trước thời hạn thì vé sẽ bị mất iệu lực.

W4: Trọng lượng hành lí trung bình đối với mỗi khách hàng chỉ là 20kg so với 30kg của các hãng hàng không truyền thống.

SWOT

Cơ hội

O1: Đặc thù thị trường hàng không Việt Nam: có nhu cầu đi lại bằng máy bay nhưng không có khả năng chi trả cao.

O2: Sự hỗ trợ của bộ luật hàng không dân dụng.

O3: Công nghệ phát triển.

O4: Sự phát triển của ngành du lịch.

O5: Dự báo của IATA: tương lai của ngành hàng không Việt Nam rất khả quan.

O6: Vietnam Airline trở thành cổ đông lớn của JPA.

Thách thức

T1: Giá xăng dầu tăng cao T2: Thị trường thuê máy bay

khan hiếm.

T3: Điều kiện tự nhiên chưa thuận lợi.

T4: Tình hình cạnh tranh trên thị trường hàng không ngày càng khốc liệt.

T5: Toàn cầu hoá đem lại những ảnh hưởng nhất định cho ngành hàng không Việt Nam khi ngành hàng không quốc tế đối mặt với những khó khăn.

Điểm mạnh

S1: Ban quản trị có năng lực, tầm nhìn.

S2: Tiềm lực tài chính lớn. S3: Thương hiệu mạnh được nhiều người biết đến.

S4: Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, chu đáo.

S5: Thời gian vận chuyển nhanh, thời gian quay vòng hoạt động nhanh.

S6: Chiếm thị phần lớn đối với thị trường hàng không giá rẻ.

S7: Hệ thống công nghệ thông tin rất tiên tiến về bảo mật, tiện dụng.

S8:Cung cấp dịch vụ “Bảo hiểm du lịch Jetcover” dành cho khách hàng đi tới bất kỳ điểm đến nào của Hãng Hàng không Jetstar.

S1O5 S3T4

Điểm yếu

W1: Dịch vụ có nhiều bất tiện.

W2: Điệu kiện cơ sở vật chất không đạt chuẩn như máy bay đậu khá xa.

W3: Không được đổi vé hoặc nếu không hoàn vé trước thời hạn thì vé sẽ bị mất hiệu lực.

W4: Trọng lượng hành lí trung bình đối với mỗi khách hàng bị hạn chế.

S1O5: Ban quản trị có năng lực và tầm nhìn sâu rộng sẽ vạch ra kế hoạch chiến lược mang tầm vĩ mô phù hợp với xu hướng thị trường hàng không trong tương lai. Qua đó sẽ đáp ứng được lượng nhu cầu lớn của khách hàng.Ngày càng đưa thương hiệu của JPA phát triển mạnh mẽ hơn chiếm được thị phần lớn trên thị trường.

S3T4: Mô hình hãng hàng không giá cả hợp lý sẽ cho phép nhiều đối tượng người dân sử dụng dịch vụ vận tải hàng không dễ dàng hơn và rẻ hơn rất nhiều.Giá rẻ mỗi ngày, mọi người cùng bay JPA là một trong những lựa chọn quen thuộc của hành khách. Nhờ vậy JPA tạo dựng được vị thế của doanh nghiệp trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.

W1T4: Hiện nay với sự tham gia của nhiều hãng hàng không quốc tế lớn và một số hãng hàng không giá rẻ. Bên canh đó JPA vẫn còn tồn tại những bất tiện trong dịch vụ nên dễ mất thị phần.

W1O1: Nhu cầu của khách hàng lớn tuy nhiên khả năng chi trả không cao, JPA đưa ra dịch vụ không đi kèm những tiện ích khác nhằm giảm giá vé nhằm phù hợp với nhu cầu của khách hàng, như vậy sẽ chiếm được thị phần cao.

S8T4: Dịch vụ bảo hiểm Jetcover đem lại niềm tin cho khách hàng khi tham gia dịch vụ hàng không của JPA giúp JPA cạnh tranh được với các công ty hàng không khác trong điều kiện thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Bên cạnh đó ta cung có thể tận dụng những điểm mạnh S2, S3, S5, S6 để giảm thách thức T4, tăng sức cạnh tranh cho JPA.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA HÃNG HÀNG KHÔNG JETSTAR PACIFIC AIRLINES potx (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w