Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong đó có bảo vệ nguồn nước cho cộng đồng dân cư cũng như các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động trên địa bàn; Kêu gọi sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động vệ sinh, làm sạch môi trường nói chung, sông Tô Lịch nói riêng.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính đối với các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước.
Đối với các nguồn xả thải từ khu vực kinh doanh nhà hàng, khách sạn, chợ, siêu thị và bệnh viện: các cơ sở đã có hệ thống xử lý nước thải cần vận hành thường xuyên và có chế độ bảo dưỡng, nâng cấp nhằm đảm bảo hệ thống hoạt động có hiệu quả. Khuyến khích các hộ gia đình cũng như các cơ sở kinh doanh, dịch vụ sử dụng
Đỗ Thị Phương Thảo – 2011B 54 các chế phẩm sinh học để xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt trước khi xả vào môi trường và tăng cường công tác vệ sinh định kỳ hố ga, bể phốt nhằm góp phần giảm thiểu tải lượng thải của các chất ô nhiễm vào môi trường.
Đỗ Thị Phương Thảo – 2011B 55
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường nước đang đứng trước nhiều thách thức: giữa yêu cầu bảo vệ môi trường với lợi ích trước mắt trong đầu tư phát triển; giữa cơ sở hạ tầng, kỹ thuật bảo vệ môi trường lạc hậu với khối lượng nước thải vào môi trường nước đang ngày càng tăng lên; đặc biệt nổi lên là thách thức giữa yêu cầu bảo vệ môi trường, phát triển bền vững đất nước với yêu cầu tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm. Đề tài “Điều tra hiện trạng xả thải và kiểm kê nước thải từ nguồn điểm đổ vào một nguồn tiếp nhận” từ địa bàn quận Cầu Giấy vào sông Tô Lịch được thực hiện nhằm đóng góp vào mục đích chung của sự phát triển bền vững nền kinh tế.
Quá trình thực hiện luận văn đã thu được những kết quả sau:
Hiện trạng chất lƣợng nƣớc sông Tô Lịch:
Cũng như các sông nội đô khác chảy qua địa bàn thành phố Hà Nội, sông Tô Lịch đang bị ô nhiễm nghiêm trọng tại hầu hết các vị trí tiếp nhận nước thải, đặc biệt là sự ô nhiễm các chất hữu cơ như BOD5, NH4+, PO43-…Với vai trò đồng thời vừa là sông thoát nước vừa là sông cảnh quan đối với Thủ đô Hà Nội, việc cải thiện chất lượng nước sông Tô Lịch đã, đang và sẽ là mối quan tâm lớn của Chính quyền cũng như nhân dân thành phố, đặc biệt là nhân dân sống ven sông.
Hiện trạng xả thải trên địa bàn quận Cầu Giấy:
Với đặc thù của nền kinh tế mà thương mại, dịch vụ chiếm tỷ trọng chính trong nền kinh tế, nước thải trên địa bàn quận Cầu Giấy chủ yếu bao gồm nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của dân cư trên địa bàn cũng như từ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ như cho thuê văn phòng, kinh doanh nhà hàng khách sạn...Thực tế điều tra cho thấy, hầu hết nước thải chỉ được xử lý sơ bộ qua hố ga, bể phốt, bẫy mỡ trước khi xả ra môi trường. Đây chính là nguyên nhân khiến cho chất lượng nước sông Tô Lịch nói chung, đoạn chảy qua địa bàn quận Cầu Giấy nói riêng ngày càng ô nhiễm và các biện pháp xử lý cuối đường ống trở nên không khả thi.
Kết quả điều tra, khảo sát cũng cho thấy hầu hết các đơn vị có hoạt động phát sinh nước thải trên địa bàn chưa thực hiện đúng các quy định của pháp luật về tài
Đỗ Thị Phương Thảo – 2011B 56 nguyên nước như xin cấp phép xả nước thải vào nguồn nước (chỉ có 25/71 cơ sở thuộc phạm vi kiểm kê có giấy phép xả nước thải); thu gom, xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi xả vào môi trường (63/71 cơ sở xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép ra môi trường)…
Kết quả kiểm kê xả thải từ địa bàn quận Cầu Giấy vào sông Tô Lịch:
Lƣu lƣợng xả thải từ địa bàn quận Cầu Giấy vào sông Tô Lịch trong giai đoạn thực hiện kiểm kê là 32.353m3/ngày, chiếm 22% tổng lưu lượng nước thải mà sông Tô Lịch phải tiếp nhận mỗi ngày.
Tải lƣợng các chất ô nhiễm BOD5, NH4+, PO43-, TSS trong nước thải phát sinh từ địa bàn quận Cầu Giấy vào sông Tô Lịch lần lượt là: 4.350,1 kg/ngày; 1.812,7 kg/ngày; 494,3kg/ngày và 8.927,7kg/ngày.
Kết quả kiểm kê cũng cho thấy rằng, nước thải sinh hoạt hộ gia đình là nguồn đóng góp lớn nhất cả về lưu lượng nước thải cũng như tải lượng các chất ô nhiễm từ địa bàn quận Cầu Giấy vào sông Tô Lịch.
Từ các kết quả trên có thể thấy rằng việc thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt hộ gia đình có vai trò quan trọng và then chốt trong việc cải thiện và kiểm soát chất lượng môi trường nước trên địa bàn quận Cầu Giấy cũng như sông Tô Lịch; việc khảo sát, xây dựng thí điểm hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt và nhân rộng quy mô trên toàn địa bàn càng trở nên cấp bách. Bên cạnh các giải pháp kỹ thuật, việc thực hiện các giải pháp quản lý như tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường nói chung và tài nguyên nước nói riêng cho các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình trên địa bàn cần được thực hiện thường xuyên và liên tục.
Đánh giá tính tin cậy và độ chính xác của kết quả tính toán:
Trong quá trình thực hiện luận văn, dù việc kiểm kê chỉ được thực hiện đối với 71/155 Đơn vị (khoảng 46%) có hoạt động phát sinh nước thải trên địa bàn quận Cầu Giấy nhưng tỷ lệ đóng góp của các Đơn vị này chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng số các Đơn vị (84 Đơn vị không thuộc đối tượng kiểm kê: lượng phát sinh nước thải tối đa là 5 m3/Đơnvị/ngày; tổng lượng nước thải phát sinh tối đa của 84 Đơn vị là 420 m3/ngày, chiếm khoảng 1,3% tổng lượng nước thải phát sinh trên địa bàn quận
Đỗ Thị Phương Thảo – 2011B 57 Cầu Giấy). Điều đó cho thấy các kết quả tính toán thực hiện trong luận văn là chấp nhận được, đảm bảo tính tin cậy và độ chính xác cần thiết.
Kiểm kê nguồn ô nhiễm nước là một trong những công cụ cơ bản để quản lý và kiểm soát chất lượng nước, tăng cường việc tuân thủ môi trường thông qua việc cung cấp một cơ sở thông tin để xác định nguồn ô nhiễm; xác định và đánh giá các chất ô nhiễm cần quan tâm; xác định các hành động ưu tiên, thực hiện các quyết định đã đưa ra; xây dựng các chiến lược quản lý, kiểm soát chất lượng nước; làm dữ liệu đầu vào cho mô hình chất lượng nước và làm dữ liệu cho việc đánh giá nguy cơ sức khỏe.
Tuy nhiên, việc không có các quy định, hướng dẫn mang tính pháp lý về hoạt động kiểm kê nguồn ô nhiễm, trong đó có kiểm kê xả thải là một trong những hạn chế, khó khăn cần được giải quyết nhằm nâng cao số lượng và chất lượng các hoạt động kiểm kê. Việc thực hiện đồng bộ hoạt động kiểm kê từ cấp trung ương đến địa phương sẽ góp phần xây dựng bộ cơ sở dữ liệu quản lý nguồn ô nhiễm, phục vụ tốt công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cũng như việc đảm bảo thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội.
Xuất phát từ thực tế, học viên đề xuất các cơ quan chức năng cần khẩn trương xem xét, ban hành các văn bản pháp quy trong lĩnh vực kiểm kê nguồn ô nhiễm nói chung, kiểm kê nguồn ô nhiễm nước nói riêng để đưa kiểm kê nguồn thải trở thành một hoạt động thường xuyên, định kỳ trong công tác bảo vệ môi trường cũng như trong các quy hoạch, chiến lược bảo vệ môi trường.
Đỗ Thị Phương Thảo – 2011B 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cổng thông tin điện tử quận Cầu Giấy (2013),
http://www.caugiay.hanoi.gov.vn/.
2. Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE) (2012), Sổ tay hướng dẫn quy trình xây dựng kiểm kê nguồn ô nhiễm
nước.
3. Cục thống kê thành phố Hà Nội (2013), Niên giám thống kê 2012.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (2012, 2013), Báo cáo hiện trạng môi trường thành phố Hà Nội.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (2012, 2013), Báo cáo quan trắc chất lượng các sông, hồ thoát nước trên địa bàn thành phố Hà Nội.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (2011), Báo cáo kết quả triển khai Dự án
xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hà Nội.
7. Sở Xây dựng Hà Nội (2011), Báo cáo chính Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
8. Sở Xây dựng Hà Nội (2011), Báo cáo chính Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
9. Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy (2011, 2012, 2013), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội năm 2011, 2012, 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm 2012, 2013, 2014.
10.Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy (2013), Kế hoạch xây dựng dự toán ngân sách
sự nghiệp môi trường trên địa bàn quận Cầu Giấy năm 2014.
11.Viện Khoa học và Công nghệ môi trường, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (2012), Bài giảng môn Kiểm kê nguồn thải, TS. Văn Diệu Anh.
12. Australian Government, Department of Sustainability, Environment, Water, Population and Communities (2012), National Pollutant Inventory Guide. 13. Canadian Water and Wastewater Association (2003), National Pollutant
Đỗ Thị Phương Thảo – 2011B 59 14. Alexander P. Economopoulos (1993), Assessment of sources of Air, Water, and
Land pollution, WHO, Genava.
15. Justin Goodwin, Tinus Pulles (2013), Emission inventory guidebook,
EMEP/EEA.
16. United State, Emission Inventory Improvement Program (2001),
Đỗ Thị Phương Thảo – 2011B 60
Đỗ Thị Phương Thảo – 2011B 61
Phụ lục 1. Báo cáo tình hình chấp hành các quy định của pháp luật quản lý tài nguyên nƣớc và bảo vệ môi trƣờng tại cơ sở
1. Các thông tin chung:
- Tên cơ sở………
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đầu tư số ………
nơi cấp……… ngày cấp……….
- Loại hình doanh nghiệp: ………
- Địa chỉ giao dịch, trụ sở:………
- Địa chỉ cơ sở sản xuất : ………
- Số điện thoại:... Fax………
- Đại diện Lãnh đạo cơ sở:………
- Cán bộ phụ trách môi trường:. ………
ĐT………..Mobie……….……Email:………
2. Sơ lƣợc về hoạt động của cơ sở: - Loại hình sản xuất - Tóm tắt công nghệ sản xuất - Tên, số lượng, công dụng và tình trạng hoạt động của các loại thiết bị sản xuất - Hoá chất sử dụng (chủng loại, khối lượng trung bình/tháng) - Nguyên, vật liệu sản xuất (chủng loại, khối lượng trung bình/tháng) - Nhiên liệu sản xuất (chủng loại, khối lượng trung bình/tháng):
- Sản phẩm và công suất hoạt động/ công suất thiết kế - Năm đơn vị đi vào hoạt động: - Diện tích mặt bằng sản xuất: - Số lượng cán bộ công nhân viên: - Các thông tin khác (nếu có): ...
3. Thông tin về công tác quản lý tài nguyên nƣớc và bảo vệ môi trƣờng 3.1. Về nguồn nƣớc sử dụng:
- Nguồn nước sạch tập trung: ?m3/ngày - Nguồn nước giếng khoan/nước mặt:
+ Đã được cấp Giấy phép khai thác nước? Lưu lượng nước khai thác, sử dụng: ?m3/ngày; Chế độ, thời gian khai thác, sử dụng? Có đồng hồ đo lưu lượng chưa?.
+ Nêu biện pháp xử lý nước phục vụ mục đích sử dụng?
+ Kê khai và nộp thuế tài nguyên (đã/chưa thực hiện; số phí đã nộp, đã nộp đến ngày?).
3.2. Về nƣớc thải:
- Tính chất nước thải (sinh hoạt/công nghiệp/y tế);
- Lưu lượng nước thải trung bình ?m3/ngày (lưu lượng nước thải sinh hoạt? công nghiệp? y tế?).
- Đã được cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước?
- Hệ thống xử lý nước thải (có/không? nếu có, nêu tóm tắt công nghệ xử lý); - Chế độ, phương thức, thời gian xả nước thải?
Đỗ Thị Phương Thảo – 2011B 62 - Nguồn tiếp nhận nước thải (sông, suối, ao, hồ, mương, hệ thống thoát nước,…);
- Tiêu chuẩn (quy chuẩn) áp dụng;
- Kết quả phân tích nước thải sau xử lý định kỳ (đạt/ không đạt)?
3.3. Công tác lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng/ Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trƣờng/ Cam kết bảo vệ môi trƣờng/
Đề án bảo vệ môi trƣờng (đã/chưa thực hiện; số văn bản phê duyệt/xác nhận?)
3.4. Thực hiện giám sát môi trƣờng định kỳ: tần suất giám sát (lần/năm), tần suất giám sát theo quy định đã cam kết (? lần/năm)? Thông số giám sát? Vị trí giám sát?
3.5. Kê khai và nộp phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải? (đã/chưa thực hiện; số phí đã nộp, đã nộp đến ngày?).
3.6. Về khí thải: Khí thải phát sinh từ đâu? Hệ thống xử lý khí thải (nếu có mô tả công nghệ xử lý, loại thiết bị xử lý); có gây ô nhiễm không khí (nếu có, loại chất ô nhiễm là chất gì? Kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh và ống khói).
3.7. Về quản lý chất thải rắn:
- Các loại chất thải rắn thông thường (chủng loại, số lượng theo tháng); công tác thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt và công nghiệp không nguy hại? Đơn vị thực hiện dịch vụ thu gom ,vận chuyển và xử lý?.
- Chất thải nguy hại (chủng loại, khối lượng theo tháng); được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại chưa?; Công tác thu gom, phân loại và lưu giữ; Đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý? Có sử dụng chứng từ quản lý chất thải nguy hại không?
- Các biện pháp xử lý chất thải khác (nếu có).
3.8. Tiếng ồn: Nguồn phát sinh tiếng ồn và các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn?
4. Các biện pháp quản lý tài nguyên nƣớc và bảo vệ môi trƣờng còn tồn tại:
Tình hình chấp hành các quy định tại Giấy phép khai thác nước, Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước? Lý do chưa thực hiện? Việc thực hiện theo nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường/ Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường/ Cam kết bảo vệ môi trường/ Đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt/ xác nhận; Tình hình quản lý chất thải nguy hại?
5. Kết luận và kiến nghị:
GIÁM ĐỐC
Đỗ Thị Phương Thảo – 2011B 63
Phụ lục 2. Danh sách các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực cho thuê nhà làm văn phòng
TT Ký